Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.
|
(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả
đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.
Ngày
18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức
lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp
tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc
nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc
Việt Nam.
Tại
buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên
cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng
Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.