Affichage des articles dont le libellé est Cách mạng Dù. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cách mạng Dù. Afficher tous les articles

mercredi 20 juillet 2022

Sri Lanka : Đánh đuổi độc tài từ kinh nghiệm biểu tình ở Ukraina và Hồng Kông


Đăng ngày:

Le Figaro giải thích « Làm thế nào làn sóng phẫn nộ đã tăng cao và trong ba tháng đã nhấn chìm quyền lực ở Sri Lanka ». Sinh ra từ những cuộc biểu tình tự phát, phong trào phản kháng tập hợp nhiều tầng lớp xã hội dần dà trở nên có tổ chức. 

Bài học từ Cách mạng Maidan và Cách mạng Dù

Tình trạng thiếu xăng dầu, khí đốt, sữa bột…đã khiến người dân bắt đầu xuống đường từ tháng Ba. Bất mãn tràn ngập trên mạng và trên đường phố, khiến nhiều hiệp hội phi chính trị, nghiệp đoàn, tổ chức thanh niên bắt tay với nhau hành động. Trong số đó có Hội sinh viên liên trường (IUSF), một nghiệp đoàn lớn, Black Cap Movement, một nhóm nhà hoạt động tự do…Đầu tháng Tư, những nhóm xã hội dân sự này cùng với những người nổi tiếng trên mạng liên lạc với nhau, họ thỏa thuận ngày 09/04 cắm trại tại Galle Face, một đại lộ gần văn phòng tổng thống. Từ nơi đó, người biểu tình có thể diễu hành qua trước nhiều cơ quan chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Dinh tổng thống chỉ cách 1 kilomet.

samedi 1 juillet 2017

Hồng Kông, một nền tư pháp dưới áp lực Bắc Kinh

Lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong bị cảnh sát bắt ngày 28/06/2017.

Hôm 28/06/2017, lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) cùng với 25 nhà đấu tranh đã bị câu lưu trong một cuộc biểu tình phản đối Tập Cận Bình đến thăm đặc khu, nhân kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc. Những người biểu tình cũng đòi hỏi trả tự do cho giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba và tất cả các tù nhân chính trị. Họ được thả ra vào rạng sáng thứ Sáu 30/6, và cho biết sẽ kiện lên Tòa án Tối cao về vụ bắt bớ này.
Kể từ đầu tháng Năm đến nay, trên những bậc thềm tòa sơ thẩm Khu Đông Hồng Kông (Eastern Magistrates’Court), ngự trị một không khí « phiên tòa chính trị » đã trở thành quen thuộc, vốn diễn ra ngày càng nhiều trong những năm cuối của nhiệm kỳ ông Lương Chấn Anh (C.Y.Leung). Ra trước tòa là những khuôn mặt thường rất trẻ ở tuổi sinh viên, với bạn bè và những người ủng hộ vây quanh, đôi khi thêm vài băng-rôn và vô số camera truyền hình, máy ảnh.

mardi 27 juin 2017

Hồng Kông : Thất bại của «Một đất nước, hai chế độ»

Hoàng Chi Phong (giữa) và các bạn hô khẩu hiệu sau khi trùm vải đen lên "Hoa lan vàng", biểu tượng việc trao trả Hồng Kông để đòi dân chủ, 26/06/2017
Le Monde số đề ngày hôm naynói về « Trung Quốc và Hồng Kông : Thất bại của ‘một đất nước, hai chế độ’ ». Sắp đến dịp kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc với sự tham dự của ông Tập Cận Bình vào ngày 1/7 tới, bàn tay can thiệp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu. Ngày càng nhiều người dân Hồng Kông đặt câu hỏi về tương lai của đặc khu hành chính (RAS) này.
Cách đây vài tuần, luật sư Lý Trụ Minh (Martin Lee), 79 tuổi, người khai sinh ra phong trào dân chủ Hồng Kông có mặt tại Washington cùng với lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), 20 tuổi trong buổi điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ. Từ Luân Đôn, thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông là ông Chris Patten, 73 tuổi, cũng tham gia. Ba khuôn mặt biểu tượng của lịch sử Hồng Kông đều bày tỏ cùng một mối quan ngại sâu sắc : quyền tự trị và nhà nước pháp quyền của Hồng Kông sẽ bị đè bẹp dưới búa liềm của Trung Quốc cộng sản.

mardi 28 mars 2017

Hồng Kông : Tư pháp tiếp tục truy những người biểu tình năm 2014

Biểu tình phản đối trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông ngày 27/03/2017.

Các nhà tranh đấu Hồng Kông hôm 27/03/2017 được cảnh sát thông báo là sẽ bị buộc tội vì đã tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 2014, ngay sau khi tân trưởng đặc khu đưa ra lời kêu gọi đoàn kết.
Báo chí Hồng Kông cho biết, hôm qua 9 người từng xuống đường trong « Cuộc cách mạng Dù » năm 2014 sẽ bị điều tra. Phong trào phản kháng với hàng chục ngàn người biểu tình trong nhiều tuần lễ đã làm tê liệt Hồng Kông, nhưng đòi hỏi tổ chức phổ thông đầu phiếu thực sự trong năm 2017 của họ đã trở nên vô vọng.

samedi 25 mars 2017

Hồng Kông : Biểu tình chống Bắc Kinh trước bầu cử



Người dân Hồng Kông xuống đường chống Trung Quốc ngày 25/03/2017.

(AFP 25/03/2017) Các nhà tranh đấu dân chủ và hàng trăm người ủng hộ hôm nay xuống đường tại Hồng Kông, một ngày trước khi bầu trưởng đặc khu, một cuộc bầu cử bị tố cáo là có sự can thiệp của Bắc Kinh.

Một số người biểu tình mang theo những chiếc dù màu vàng, biểu tượng của phong trào đòi dân chủ. Họ hô vang : « Cần phải phản đối việc sắp đặt của chính quyền Trung Quốc, chúng ta chọn lựa chính quyền của chúng ta ». 

lundi 5 septembre 2016

Nhiều ứng viên đòi độc lập đắc cử Quốc hội Hồng Kông: Thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh

Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (G) và các bạn chúc mừng La Quán Thông (thứ 2 từ phải) đắc cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông, ngày 05/09/2016.
Nhiều nhà đấu tranh trẻ tuổi chủ trương dứt khoát chia tay với Bắc Kinh, lần đầu tiên được bầu vào « Quốc hội » Hồng Kông hôm nay 05/09/2016, hai năm sau phong trào biểu tình đòi dân chủ quy mô đã gây tiếng vang lớn năm 2014.
Cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp (LegCo), tức Quốc hội Hồng Kông diễn ra hôm Chủ nhật 4/9, vào lúc nhiều cư dân cựu thuộc địa Anh cảm thấy Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát thành phố bán tự trị này trên các lãnh vực từ chính trị, văn hóa cho đến giáo dục.

Đoàn kết chống lại đảng Cộng sản Trung Quốc

lundi 15 août 2016

Ba lãnh tụ « Cách mạng Dù » Hồng Kông thoát án tù

Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang cùng hô khẩu hiệu trước khi bước vào phiên tòa, 15/08/2016.

Ba nhà đấu tranh dân chủ đóng vai trò quan trọng trong phong trào biểu tình đòi dân chủ được mệnh danh là « Cách mạng Dù » ở Hồng Kông năm 2014, hôm nay 15/08/2016 đã thoát được án tù giam vì tòa án công nhận tính chất chính trị trong các hành động của họ.
Thẩm phán Trương Thiên Nhạn (June Cheung) hôm nay nhận định ba bị cáo Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law) và Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) chưa hề có tiền án tiền sự, và động cơ của họ mang tính chính trị xã hội.