Ngày 01/07 là ngày áp dụng quy định này
và mình cũng đã phải cập nhật tài khoản ngân hàng, dù tiền giao dịch cũng ít!
Báo chí nói chung cũng không nói cụ thể
xem việc này để làm gì, chỉ nói chung chung là tăng mức độ bảo mật, chống lại
việc bị hack tài khoản…Vậy việc cập nhật sinh trắc học này có ý nghĩa gì, phục
vụ ai? Ai có lợi nhất?
Thông thường, có mấy kiểu mất tiền bởi
hacker, thông qua việc chuyển khoản qua internet. Phổ biến nhất là việc bị lộ mật
khẩu của tài khoản giao dịch ngân hàng điện tử (internet banking), thế là
hacker chuyển tiền phà phà.
“Công an trị” là một khái niệm rất chung,
không lột tả được tất cả diễn biến đang xảy ra. Người dân sợ chính quyền là rõ
rồi, nhưng những người trong cùng hệ thống cũng đang sợ nhau. Dân làm ăn ngày
càng trở nên nhát tay. Mọi người đang có tâm lý “chờ”, dù ai cũng nhận thức rõ
nhiều bất ngờ sẽ xảy ra, hoàn toàn trái ngược với tính toán.
Sợ hãi không chỉ là vấn đề tâm lý và
không chỉ là vấn đề chính sách tạo ra sự sợ hãi. Nó được hiện thực hóa bằng
công cụ.
Cách đây chưa đầy một năm, tháng 10-2023,
tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế) và tờ Der Spiegel của Đức (phối hợp
với tập đoàn truyền thông Mediapart của Pháp) cho biết, công an một số quốc gia
độc tài, trong đó có Việt Nam, đã mua phần mềm hack chuyên dụng có tên
“Predator” của công ty phần mềm gián điệp Intellexa Alliance. Hợp đồng của Việt
Nam với Intellexa Alliance trị giá gần 6 triệu USD; thời hạn là hai năm.
Đặc phái viên Anastasia Becchio gởi về bài phóng sự :
Trên
một quảng trường ở Kiev, Anton và Vika bình thản đưa em bé 10 tháng tuổi
của họ đi dạo sau một ngày làm việc. Loan báo của Matxcơva rút đi một
số đơn vị quân đội đang áp sát biên giới Ukraina khiến họ ngờ vực.
Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các
nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện
nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính
độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập
ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».
Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu
toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang
lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không
chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc
còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình
hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.
Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Søreide trong cuộc họp báo cho biết như trên và nói thêm : « Chúng tôi cảnh báo thẳng thừng với họ là kiểu tấn công đó không thể chấp nhận được ».
AFP
ghi nhận, bảy tháng sau vụ tấn công đầu tiên được cho là từ tin tặc
Nga, Quốc hội Na Uy vào tháng Ba lại là nạn nhân của một vụ xâm nhập mới
nhắm vào dịch vụ thư điện tử Exchange của Microsoft. Tin tặc khai thác
các lỗ hổng của Microsoft Exchange để đánh cắp hàng loạt dữ liệu, mà tầm
mức vẫn chưa được biết rõ.
Chính phủ Ba Lan tố cáo một vụ tấn công tin học chưa có tiền lệ từ phía
Nga, và hôm qua 18/06/2021 chủ tịch đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền,
Jaroslaw Kaczynski cho rằng Matxcơva muốn làm xáo trộn chính trường Ba
Lan khi cho tin tặc xâm nhập thư điện tử của các chính khách.
Từ Vacxava, thông tín viên Sarah Bakaloglou cho biết thêm chi tiết :
« Đối
với Jaroslaw Kaczynski, vụ tấn công tin học vào các chính khách thuộc
mọi phía có mục đích « gây bất ổn cho Ba Lan ». Theo ông, vụ này do Nga
tổ chức - một hướng đã từng được chính quyền nêu ra trong những ngày gần
đây.
Le Monde chạy tựa « Một thượng đỉnh ngờ vực giữa Biden và Putin ». Le Figaro đưa tít lớn « Biden-Putin : Cuộc gặp đầu tiên trong căng thẳng ». Ảnh của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga cũng chiếm trang nhất Libération với
nhận xét, một tổng thống Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo các nước dân chủ,
một nguyên thủ Nga muốn giành lấy vị trí của Trung Quốc – đối thủ hàng
đầu của Washington, cuộc họp mang dáng dấp chiến tranh lạnh. La Croix nhận định « Vladimir Putin và Joe Biden, một cuộc đối thoại không ảo tưởng ».
Trong bài xã luận « Biden-Putin : Một thượng đỉnh có vẻ như một ván bài tẩy », Libération
nhận xét, Nhà Trắng xác định quan hệ với Matxcơva cần « ổn định » hơn,
nhưng đây chính xác là ngược lại với những gì tổng thống Nga muốn hứa
hẹn.
Thấy
nhiều bài viết trên Facebook phóng đại và chụp mũ quá lố về vấn đề “hết xăng” ở
miền Đông Hoa Kỳ, nên mình phải lên tiếng đính chánh giùm cho miền Đông kính
mến.
Chiều
thứ Tư đi làm ở Washington DC về nhà, định ghé mấy cây xăng đổ vì kim đồng hồ
xăng chỉ dưới 1/4 bình. Tuy nhiên khi thấy hàng xe đậu dài khoảng 50 chiếc nên
đoán chắc cũng phải tối thiểu 30 phút mới đến phiên mình. Đây là giờ tan sở
thiên hạ ghé đổ xăng nên hàng rất dài.
Về
nhà thay quần áo đi chạy bộ. Hai tiếng đồng hồ sau quay lại mấy cây xăng gần
nhà thì thấy hàng xe đợi vẫn dài ngoằng, nên có phần nóng nảy bực bội lôi tên
ông Joe Biden ra lầm bầm xổ nho một mình.
FBI (cảnh sát liên bang), cơ quan an ninh nội địa, NSA (tình báo quân
sự) và CISA (cơ quan phụ trách an ninh mạng của Mỹ) như vậy đã nói
ngược lại với tuyên bố của tổng thống Donald Trump. Tổng thống mãn nhiệm
tố cáo Trung Quốc đứng sau các vụ xâm nhập vào các phần mềm của chính
phủ Mỹ và hàng ngàn công ty tư nhân.
Cuộc điều tra của bốn cơ quan tình báo Mỹ khẳng định thủ phạm « có thể là Nga », và vào thời điểm hiện nay, là « hoạt động mang tính gián điệp chứ không phải là âm mưu phá hoại cơ sở hạ tầng ». Tình báo Mỹ cho biết sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để đánh giá tầm mức của chiến dịch tấn công tin học này và đáp trả.
Dẫu
đội ngũ chiến dịch tranh cử phía bên Tổng thống Donald Trump vẫn đang miệt mài
theo đuổi con đường pháp lý chứng minh vụ gian lận bầu cử năm 2020 lên Tối Cao
Pháp Viện (TCPV) - bằng các vụ kiện tụng nộp đủ ở các cấp tòa tiểu bang, đòi đếm
lại phiếu bằng tay có giám định chữ ký hay yêu cầu giám định kiểm tra số đối
với hệ thống máy DOMINION ở nhiều hạt tiêu biểu của những bang chiến trường.
Dường
như đã có những dấu hiệu chín muồi báo hiệu cho những mặt trận khác mà Tồng
thống (TT) Donald Trump có thể mở song song với mặt trận pháp lý trong thời
gian ngắn sắp tới: Mặt trận Tình báo và Quân sự !
I. Vụ Xâm Nhập SolarWinds Có Phải Do
Hacker Nga Thực Hiện?
Khi
Đảng Dân Chủ thực hiện vụ đàn hặc và kết tội Tổng thống (TT) Donald Trump suốt
ba năm rưỡi dài, họ đã dàn dựng nên vở kịch “Săn Phù Thủy” quy kết TT Trump đã
cấu kết với Nga nhằm lũng đoạn cuộc bầu cử 2016 . Tuy nhiên, kết quả điều tra
cuối cùng đã chỉ ra, đây chỉ là “Trò Lừa Đảo Nga” (Russian Hoax) không hơn
không kém, nhằm đảo chính lật đổ một tổng thống được bầu lên một cách hợp hiến.
Biển người tại lễ tang Tướng Qassem Soleimani của Iran vừa bị Mỹ
sát hại vào hôm Thứ Ba, 7 Tháng Giêng, tại Kerman, Iran. Tehran tuyên bố sẽ báo
thù cho cái chết của vị tướng lừng danh của họ. (Hình: Erfan Kouchari/Tasnim
News Agency via AP)
(Người Việt 07/01/2020) Iran tuyên bố rằng họ đã có sẵn danh
sách 35 mục tiêu để tấn công quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Nhưng chắc chắn họ
sẽ đánh lẻ tẻ, không tới mức khiêu khích quân Mỹ phải phản công toàn diện.
Nhưng Tướng Gholamali Abuhamzeh còn nói thêm rằng họ có thể đánh tới Tel Aviv, thủ
đô cũ của Israel, và cả “trái tim và đời sống” của nước Mỹ.
Mối đe dọa đó có đáng sợ hay không?
Trong quá khứ, Iran đã từng đánh tới các
địa điểm ở các nước xa, như Buenos Aires và Bangkok, nhưng rất yếu ớt. Cho nên
chắc họ sẽ tập trung vào việc tấn công các nước đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh,
đánh vàoIsrael. Đặc biệt, họ có thể nhắm ám sát một nhân vật Mỹ có tầm vóc
ngang với Tướng Suleimani mới bị Mỹ giết.
Thông tín viên của Le Monde ở Sydney cho biết « Trung Quốc tấn công vào Quốc hội Úc bằng tin tặc và vận động hành lang ».
Theo
tiết lộ của hãng tin Reuters hôm 16/9, dẫn ra năm nguồn thạo tin, thì
cơ quan tình báo Úc nhận định Trung Quốc là thủ phạm các vụ tấn công tin
học vào Quốc hội và ba đảng chính của Úc. Hồi tháng Hai Canberra đã
nhìn nhận hệ thống vi tính của Quốc hội Úc có bị xâm nhập, có lẽ là từ
một chính phủ nước ngoài, nhưng không nêu tên. Báo cáo của tình báo Úc
khuyến cáo nên giữ bí mật để không ảnh hưởng đến quan hệ với Bắc Kinh,
đối tác thương mại hàng đầu của Úc.
Hoạt động gián điệp hay nhằm
gây ảnh hưởng ? Hervé Lemahieu, giám đốc chương trình Quyền lực và ngoại
giao châu Á của Lowy Institute ở Sydney cho rằng các biện pháp tương tự
của gián điệp có thể được khai thác để lũng đoạn chính trị.
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc mà Reuters
tiếp cận được hôm thứ Hai, 05/08/2019, Bắc Triều Tiên, thông qua các vụ
tấn công tin học tinh vi, đã cướp được 2 tỉ đô la để dùng vào việc sản
xuất các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cuộc
điều tra do một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện, khẳng định các tin
tặc, chủ yếu làm việc dưới quyền cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên, đã
tiến hành ít nhất 35 vụ tấn công vào các định chế tài chính và các sàn
giao dịch tiền ảo thuộc 17 nước.
Chuyên gia Nicolas Arpagian, tác giả cuốn « An ninh mạng » giải thích, việc tấn công các sàn giao dịch tiền ảo giúp Bình Nhưỡng tránh né được sự giám sát :
Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks được nhìn thấy tại
balcon tòa đại sứ Ecuador ở Luân Đôn. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/05/2017.
Vụ cảnh sát Anh vào đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn
bắt ông Julian Assange đã kết thúc một thời kỳ gần bảy năm sống cô độc
của người sáng lập WikiLeaks, không ai bầu bạn, không hoạt động thể dục
thể thao và thiếu ánh sáng tự nhiên.
Nhân
vật người Úc 47 tuổi, mà sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất đã bị giảm
sút trong thời gian tự giam cầm này, đã xuất hiện với vẻ yếu ớt, gương
mặt mệt mỏi với bộ râu rậm rạp, bị các cảnh sát cưỡng bức ra khỏi tòa
đại sứ.
Người lập ra WikiLeaks tị nạn trong tòa nhà bằng gạch đỏ
nằm tại khu phố sang trọng Knightsbridge từ tháng 6/2012, để tránh bị
dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị tố cáo hãm hiếp và tấn công tình dục.
Lần
cuối cùng Julian Assange công khai xuất hiện là hồi tháng 5/2017, tại
balcon sứ quán Ecuador, nắm tay giơ cao, sau khi tư pháp Thụy Điển ngưng
truy tố.
Ông Julian Assange trên xe cảnh sát Luân Đôn, Anh. Ảnh ngày 11/04/2019.
Người sáng lập trang web WikiLeaks, Julian Assange
hôm qua 11/04/2019 đã bị bắt tại Luân Đôn, sau khi chính quyền Ecuador
hủy bỏ quy chế tị nạn ngoại giao của ông. Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ Assange
để xét xử vì đã tấn công tin học, tiết lộ 250.000 bức điện ngoại giao và
nửa triệu tài liệu mật về hoạt động của quân đội Mỹ ở Irak và
Afghanistan.
Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve phân tích :
"Theo
tư pháp Mỹ, việc trang WikiLeaks do Julian Assange thành lập phổ biến
được hàng trăm ngàn tài liệu mật là nhờ sự đồng lõa của nhân viên phân
tích tin tình báo Mỹ, Bradley Manning, sau này đã chuyển giới và đổi tên
thành Chelsea, bị kết án 35 năm tù hồi năm 2013.
Nằm trong loạt bài điều tra về cung cách nước Nga thời ông Putin mở rộng mạng lưới gây ảnh hưởng ra thế giới, bài viết cuối của Le Monde mang tựa đề « Những nụ hôn từ Genève », dựa theo tựa tập thứ năm bộ tiểu thuyết gián điệp về James Bond của nhà văn Anh Ian Fleming « Những nụ hôn từ nước Nga ». Bài báo nói về hoạt động của các điệp viên Nga dưới vỏ bọc ngoại giao ở Thụy Sĩ.
Hacker hoạt động ngay trên thực địa
Evgueni
Serebriakov là chỉ huy phó đơn vị 26165 của tình báo quân đội Nga
(GRU), mũi nhọn về gián điệp mạng, vũ khí ưa thích của điện Kremlin.
Thay vì dán chặt vào máy tính, nhân viên tình báo này tích cực hoạt động
trên thực địa với tư cách nhà ngoại giao. Luôn đi đôi với một điệp viên
khác là Alexei Morenets, cả hai không ngần ngại du hành khắp nơi từ
Brazil, Hoa Kỳ đến Malaysia với tên tuổi thật.
Ngày 19/09/2016,
Serebriakov và Morenets có mặt tại Lausanne, trong một khách sạn lớn,
nơi lưu trú của nhiều thành viên tham dự hội nghị Cơ quan chống doping
quốc tế (AMA). Vào thời điểm đó, Nga đang bị chỉ trích gay gắt về
doping. Một báo cáo điều tra của luật gia Canada Richard McLaren đã gây
tiếng vang lớn, ngoài ra còn một báo cáo khác sắp công bố về việc tổ
chức doping trong bóng đá Nga. Nhiệm vụ của hai điệp viên là tiếp cận
với địch thủ - AMA - để xâm nhập vào hệ thống.
Dữ liệu cá nhân được giữ bí
mật của gần 1.000 người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc đã bị tin
tặc đánh cắp, khiến họ có nguy cơ bị Bình Nhưỡng trả thù. Bộ Thống nhất
Hàn Quốc hôm nay 28/12/2018 thông báo như trên, nhấn mạnh đây là lần
đầu tiên tên và địa chỉ người tị nạn Bắc Triều Tiên bị tin tặc chiếm
đoạt.
Những
dữ liệu trên bị đánh cắp tại Trung tâm Hana ở tỉnh Gyeongsang, miền bắc
Hàn Quốc. Trung tâm này phụ trách đón tiếp những người Bắc Triều Tiên
đào thoát hòa nhập được với cuộc sống ở miền nam, thích ứng với xã hội
tư bản.
Tin tặc nghi là từ Trung Quốc
đã xâm nhập mạng lưới liên lạc ngoại giao của Liên hiệp Châu Âu ít nhất
trong ba năm, đánh cắp hàng ngàn bức điện ngoại giao phản ánh mối quan
ngại của châu Âu trước chính sách của tổng thống Donald Trump, những khó
khăn khi làm việc với Nga, Trung Quốc, hay nguy cơ Iran lại tái khởi
động chương trình nguyên tử. Vụ tấn công tin học quy mô này được New York Times tiết lộ tối qua 18/12/2018.
Tờ
báo Mỹ được công ty an ninh mạng Area 1 cung cấp trên 1.100 bức điện
ngoại giao, sau khi phát hiện vụ xâm nhập. Các nhà điều tra của Area 1
tin rằng các tin tặc này do quân đội Trung Quốc tuyển dụng.
Dữ liệu cá nhân của khoảng 500
triệu khách hàng chuỗi khách sạn Marriott trên thế giới đã bị đánh cắp.
Tập đoàn khách sạn Mỹ đứng hàng đầu thế giới hôm qua 30/11/2018 loan
báo phát hiện có kẻ đã xâm nhập được vào khối thông tin được lưu trữ
trong hệ thống đặt phòng khách sạn từ năm 2014. Đây là vụ đánh cắp dữ liệu cá nhân lớn thứ hai trong lịch sử, sau vụ ba tỉ tài khoản Yahoo bị tin tặc xâm nhập năm 2013.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
Ảnh chụp màn hình cho thấy mã độc WannaCry đòi tiền chuộc của người dùng internet, Mountain View, California, 15/5/2017.
Bị mất đi thu nhập trước một loạt những biện pháp
trừng phạt của thế giới vì chương trình nguyên tử, Bình Nhưỡng đã tung
ra cả một binh đoàn tin tặc thiện chiến, để tìm kiếm nguồn tiền.
Năng
lực của tin tặc Bắc Triều Tiên đã được biết đến sau vụ tấn công đại quy
mô vào Sony Pictures Entertainment năm 2014, để trả đũa bộ phim hài « The Interview »
chế giễu lãnh tụ Kim Jong Un. Nhưng theo AFP, mục đích chính trị nay đã
trở thành tài chính, như các vụ tấn công vào Ngân hàng Trung ương
Bangladesh hay các sàn giao dịch tiền bitcoin. Và Washington vừa chính
thức lên án Bình Nhưỡng là thủ phạm của vụ tấn công tin học toàn cầu
bằng mã độc tống tiền « Wannacry ».