Affichage des articles dont le libellé est Giàu nghèo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giàu nghèo. Afficher tous les articles

samedi 2 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

mardi 1 octobre 2024

Nguyễn Dân - Mộng tưởng cổ tích


Đa số truyện cổ tích thường có mô-týp này: Một người (thường là) xuất phát từ nghèo khổ, khó khăn sẽ trải qua các thử thách gian lao nhưng được vận may hay phép màu (ông bụt, bà tiên…) giúp đỡ và cuối cùng có được hạnh phúc.

Hạnh phúc thường là lấy được hoàng tử/ công chúa/ vua hoặc trở nên giàu có, xinh đẹp… Nhưng cho dù là kết thúc như thế nào thì cuối cùng chúng đều quy về một thứ: vật chất.

Bởi vì là, cổ tích là tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng, không thể trông chờ vào giai cấp thống trị nên đành gửi gắm vào các truyện cổ tích qua đó nói lên ước vọng, mộng tưởng của họ. Và bởi vì họ nghèo nên kết thúc truyện cổ tích sẽ thường là giàu có, sung sướng thông qua phép màu vận may.

vendredi 26 juillet 2024

Lê Nguyễn - Chút suy nghĩ về công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay

 

Sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo đất nước trong một thời gian khá dài, gợi lên nhiều suy nghĩ, nhiều dư luận trái chiều.

Đó cũng là điều bình thường với một người từng nhiều năm gắn bó cuộc đời mình với vận mạng đất nước như ông.

Song, với ông Trọng, điều nổi bật được công luận nhắc đến là công cuộc chống tham những mà ông chủ trương, được nhiểu người ưu ái gọi ông là “người đốt lò vĩ đại”. Đó là một trong những khác biệt quan trọng giữa ông và các người tiền nhiệm, nó gợi lên nhiều cảm xúc khác nhau cho những ai vẫn còn quan tâm đến vận mạng đất nước. Đến đời sống vẫn còn cơ cực của hàng triệu đồng bào, đến nhiều bất hợp lý và bất công vẫn còn thách thức xã hội.

mercredi 10 juillet 2024

Quách Duy - Người đạp xích lô và tên địa chủ, tài phiệt khoác áo cà sa

 

Một công dân hiền lành, lương thiện chọn nghề đạp xích lô hàng ngày lao động vất vả bằng chính mồ hôi nước mắt của mình để kiếm từng đồng tiền lẻ với hy vọng trang trải cuộc sống đầy khó khăn. Nghèo lắm, đạp xích lô khổ cực lắm!

Nhìn bức hình thấp thoáng thấy bóng dáng người cha tảo tần, nước da ngăm đen, khuôn mặt hằn lên những nỗi lo âu.

Có thể còn đó các con thơ gần đến ngày tựu trường với sách vở quần áo đều phải mua mới, với mức học phí - chi phí vật chất nhà trường các loại ngày càng tăng. Có thể còn đó những bữa gia đình với chén cơm lưng, canh rau chợ chiều. Cuộc sống hiện đại ai hiểu cho ai? Thân ai nấy lo sao...

mardi 11 juin 2024

Dương Quốc Chính - Không tham sân si


Hôm nọ nghe anh Võ Trọng Nghĩa kể chuyện đi thiền ở Miến Điện (Myanmar) và ca ngợi các thứ hiệu quả của thiền, rồi còn ứng dụng vào doanh nghiệp. Mình tìm hiểu thêm thấy Miến Điện chắc trùm về thiền Vipassana, có rất nhiều trung tâm thiền.

Lẽ ra, theo lý lẽ của các "thiền sư", thì Miến Điện phải giàu lắm rồi chứ? Cường quốc thiền mà? Nhiều người đi thiền thì nhiều người có trí tuệ sáng suốt, nhiều người sáng suốt thì doanh nghiệp, quốc gia phải phát triển. Nhưng thực tế thì nát bét vì độc tài quân sự và nội chiến hơn nửa thế kỷ. Miến Điện cũng là "cường quốc" Phật giáo luôn đó.

Bhutan cũng là nước coi như có Phật giáo làm quốc giáo (cỡ 75 %) thì cũng nghèo rớt, được cái hạnh phúc trong buông bỏ!

samedi 27 avril 2024

Lê Học Lãnh Vân - Chuyến đi thử metro Bến Thành – Suối Tiên


Sáng 26/04/2024, một bạn thân nhà báo kiêm doanh nhân rủ đi thử metro.

Nhóm anh em đi chung có Việt kiều Mỹ, Pháp, Anh… và những bạn khác từng đi đây đó. Chúng tôi xuống ga ngầm tại gần bùng binh Quách Thị Trang, nơi nhìn qua bên kia đường thấy sừng sững tòa nhà xây dở dang của bà Trương Mỹ Lan. Metro khởi hành lúc khoảng 9 giờ 30 sáng, qua ba trạm ngầm dưới đất trước khi thấy ánh sáng mặt trời.

Khi metro trồi lên khỏi hầm, trời sáng bừng lên và các cao ốc phản chiếu ánh sáng, in lẫn nhau hình những cao ốc kế bên tạo cảnh huy hoàng sang trọng và diễm lệ. Chúng tôi đang đi ngang Vinhome Bason… Sông Sài Gòn uốn khúc, metro đi dọc xa lộ Hà Nội, dừng lại ở từng trạm cho thấy Thảo Điền Pearl, Vincom Megamall, Masteri, các tòa nhà Vista… 

jeudi 28 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Bố của hai ác nhân trong vụ nam sinh bị đánh chết não không thể nào vô can!

 

Vụ án đã được khởi tố, bị can cũng được khởi tố nhưng chỉ duy nhất bị can là con trai lớn 16 tuổi Trần Văn Minh, với hành vi "cố ý gây thương tích".

Còn ông bố Trần Văn Tâm thì xuất hiện trên các bản tin của báo chí như một người cha đạo mạo, nhân ái và đầy tử tế khi chỉ đến trước nạn nhân và nói: "Lần sau đừng đánh con chú nữa, chú nói với bố mẹ cháu đấy".

Vâng, cũng theo thông tin của các quý báo, thì câu nói trên được Tâm nói ra sau khi chở hai đứa con trai vào sân đình để đánh "kẻ dám đánh con ông".

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

lundi 15 janvier 2024

Nguyễn Tiến Tường - Nghèo sinh con là bất lương ?

Câu nói của MC Đức Bảo bị phản ứng mạnh mẽ vì chữ "lương thiện" đã nâng vấn đề lên một cách hàm hồ. Bởi không ai nói nghèo sinh con là bất lương.

Nghèo thì không nên sinh con, đó là một quan điểm, nhất là quan điểm phổ biến của người trẻ đô thị.

Sinh ra một đứa con, ít nhất phải cung cấp cho nó điều kiện tối thiểu, có nơi ăn chốn ở cơ hội học hành đàng hoàng, bệnh tật ốm đau không phải chạy vạy thuốc thang.

Hoàng Tùng - Những tư tưởng phiến diện và độc hại cũng là loại không lương thiện

1. Việc làm bố mẹ là nhu cầu căn bản của con người, không phải đặc quyền của người giàu. Câu này tạo ra sự phân biệt và kỳ thị người nghèo.

2. Rất nhiều tỉ phú, khoa học gia, những người đóng góp nhiều cho xã hội nhiều hơn ba đời MC gộp lại mà mình biết xuất thân từ nghèo khó.

3. Câu trên có thể là sự xúc phạm với người nghèo lương thiện, tử tế (tôi gặp rất nhiều). Việc sinh con gắn với lương thiện càng chả ăn nhập gì với nhau. Tiền bạc khuếch đại tính cách chứ không tạo ra tính cách. Bạn có thấy cha con Dr Thanh giàu khủng nhưng vẫn lừa đảo và tàn nhẫn với người tố cáo con ruồi trong chai nước không?

dimanche 7 janvier 2024

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (2)

 

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi cảm nhận được sự khác biệt ấy khi vào Sài Gòn nhận việc năm 1977. Hai miền tuy cùng một nước nhưng có lẽ do thời thế tác động nên quá nhiều sự khác nhau. Chẳng hạn, ngoài bắc mà mời ăn cơm thì nên hiểu đó là lời chào, còn trong nam đã mời là ăn, không phải mời “lơi”, đừng khách sáo từ chối.

Nhiều nét riêng vậy lắm, để thong thả tôi sẽ kể. Vì vậy, tôi nhắc “chuyện uống chè” thì bạn hãy hiểu rằng đang nghe chuyện bắc, từ một ký ức cũng chưa xa lắm.

mercredi 20 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nổ

 

Hình như đã làm lãnh đạo (xứ này), ông bà nào cũng mắc bệnh "tự sướng".

Càng làm to, sướng càng nhiều. Làm to nhất, sướng khiếp nhất, nổ như bỏng rang. "Ôi, ta là ta mà ta cứ say ta".

Ấy là cảm giác của nhà cháu khi hôm qua đang ăn cơm trót mở tivi mậu dịch đúng giờ vàng thời sự. Thấy sướng quá, tắt, kẻo ăn mất ngon.

dimanche 3 septembre 2023

Cao Huy Thọ - Từ con tàu 100 triệu động cơ đến chiếc đò nhỏ của người chích cá

 

Dịp Quốc khánh năm nay,  đồng loạt nhiều báo làm đề tài xoay quanh con số 100 triệu dân. Cơ bản đều giống nhau, đó là nói về việc 100 triệu dân mà đồng lòng chung sức thì đất nước ắt hùng cường.

Trong số các bài viết, tôi “ ấn tượng” nhất là bài có cái tít “Tuần dương hạm với 100 triệu động cơ”! Nghĩ cũng vui, sao không tiến ra biển bằng tàu buôn mà cứ phải là tàu đánh nhau? Rồi chưa kể 100 triệu động cơ mà mỗi động cơ dùng để chạy một chân vịt thì con tàu này vui lắm nhỉ, chắc nó xoay mòng mòng?

Tóm lại, ai cũng nói về khát khao hùng cường bằng dân số vàng, nhưng chả ai nói về giải pháp làm sao để đội ngũ chạy Grab đừng ngày càng trẻ hóa. Để những chàng trai cô gái hừng hực sức trẻ đừng bán rẻ sức lao động bằng những việc mang lại giá trị vật chất thấp lè tè như xuất khẩu lao động làm việc chân tay, gác tàu, soát vé phà, giữ xe…

samedi 10 juin 2023

Tạ Duy Anh - Bà già nghèo và ngành điện

 

Vài lời rào đón: Bài viết này tôi viết từ 10 năm trước, đăng trên báo Công lý và Xã hội, sau đó in trong cuốn "Làng quê đang biến mất"- NXB Hội Nhà văn 2014. Bối cảnh của bài viết là báo chí hồi đó đưa tin về việc ngành điện đầu tư ngoài ngành khiến thua lỗ nặng, nhưng lương bổng của lãnh đạo ngành điện thì cao ngất ngưởng, nhiều người rất giầu, cùng với việc giá điện tăng không ngừng.

Giờ đọc lại thì thấy, hóa ra sau 10 năm, tư duy độc quyền của ngành điện vẫn không thay đổi mảy may. Và chuyện thiếu điện, dù có thể đổ lỗi cho quy hoạch, như bài của nhà báo Huy Đức, nhưng ngành điện không thể bám vào đó để rũ trách nhiệm

***

Lần ấy tôi về quê và lúc chập tối tranh thủ đến thăm một người bà con nghèo. Tôi đến trước ngõ, tần ngần nhìn vào phía bên trong cổng tối om. Đã định quay ra thì nghe tiếng gọi. Lát sau mới thấy có ánh đèn điện. Hóa ra bà cụ già với một đứa cháu ngoại đang ăn cơm nhờ ánh sáng của nhà bên cạnh hắt sang! Tôi hỏi sao không thắp đèn lên, thì bà trả lời: “Hồi chưa có diện thì cứ mong đứng mong ngồi. Giờ có điện thì lại không dám dùng vì không có tiền”.

dimanche 15 janvier 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Vẫn còn những thân phận cơ cực

 

Anh ấy đi đâm chuột (cách nói phổ biến ở đây để chỉ ‘săn chuột’) trong đêm. Và sáng nay bà con thấy cái xuồng trôi dạt trên sông còn anh ấy thì biệt tăm, rất có thể đã mất mạng.

Người dân địa phương đoán rằng anh có thể bị ghe lớn đụng trong đêm, và anh ấy đã mất mạng vì cú đụng đó. Vẫn theo kinh nghiệm, khoảng 2 ngày sau thì xác sẽ nổi lên và bà con sẽ vớt thi thể anh ấy về an táng.

Bà con chòm xóm nghe hung tin bèn ‘triển khai’ thuyền bè khắp các ngã sông và rạch để tìm xác anh ấy. Cho đến nay, đã qua 48 giờ, chỉ thấy cái xuồng và công cụ săn chuột, nhưng vẫn chưa phát hiện thi thể anh ấy.

vendredi 18 novembre 2022

Phạm Xuân Cần - Có máu mặt

 

Mình có anh bạn vong niên nổi tiếng chém gió ba miền. Nhìn anh không ai biết giàu hay nghèo, phần đông ai cũng nghĩ anh rất giàu, vì lúc nào cũng đàng hoàng, cũng chém gió rất “hoành”.

Hồi cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi anh chuyển công tác và gia đình vào thành phố Hồ Chí Minh. Chức vụ thì cao, nhưng thực chất gia cảnh cũng đang khó khăn. Ấy vậy mà nhìn bề ngoài tuyệt nhiên chẳng có ai nghĩ thế.

Hồi đó nổi lên vụ nước hoa Thanh Hương của đại gia lừa đảo Nguyễn Văn Mười Hai, tự nhiên bạn bè anh em khắp trong Nam ngoài Bắc ai cũng nói anh bị mất mấy chục cây vàng trong vụ này.