Affichage des articles dont le libellé est Mộ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mộ. Afficher tous les articles

samedi 20 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

Làng Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) quê tôi bé tí mà cũng có những hai bãi tha ma. Bây giờ gọi tuốt là nghĩa trang, nghĩa địa, chứ ngày xưa chỉ nôm na bằng bãi tha ma.

Thậm chí còn đơn giản hơn, là mả. Một cái có tên Mả Đò ở xóm ngoài, còn cái kia tên Mả Vối xóm trong. Dân làng chết, ai gần chỗ nào thì chôn chỗ ấy. Tại sao tên Mả Đò? Nguyên do cái bãi tha ma này nằm kế ngay bến đò đi qua một nhánh rộng của sông Văn Úc, đò nối từ làng Trà sang làng Tú Đôi thuộc tổng Ngũ Phúc.

Nghe các cụ kể chỗ này từ thời nhà Lý là nơi định cư của những tù binh xứ Chiêm Thành, bị vua Lý bắt về đày ở đó để mở mang khai phá đất đai vùng duyên hải. Mả Đò lúc đầu chỉ chôn cất những kẻ bại trận tha hương, sau dân sở tại cũng chôn đó luôn, thành cái bãi tha ma ngay bến đò. Các bậc tiên tổ, tiền nhân họ hàng nhà tôi cũng chôn ở Mả Đò, mỗi ngôi mộ một nấm cỏ xanh, gia tộc khi sống thì quần tụ với nhau từng khu sau lũy tre làng, chết lại về Mả Đò sum họp nơi âm phủ.

jeudi 18 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (1)

Người xưa bảo “trần sao âm vậy”, có một thế giới “bên kia” tách hẳn khỏi thế giới “bên này”.

Đó là cõi âm, dưới ấy cũng đủ bộ máy, thể chế, ban bệ, luật pháp, hoạt động… Đứng đầu là Diêm vương (vua), thần dân là những người ở cõi dương bị chết, chuyển sinh hoạt, cắt hộ khẩu sang cõi âm. Còn công an cảnh sát âm chính là đám quỷ sứ yêu ma, tòa án và viện kiểm sát là các phán quan râu dài, cơ quan thi hành án là cái vạc dầu, chó ngao, xiềng sắt, v.v…

Hồi tôi còn bé, thày (bố) tôi có mấy quyển sách chữ nho. Đám con là chúng tôi, chữ nhất bẻ đôi không biết, tò mò lén mở xem. Chả là trong đó có nhiều tranh vẽ cảnh hành tội người dưới cõi âm, như chó ngao cắn xé, bỏ người vào vạc dầu, dùi nung lửa đốt thịt, xích xiềng quấn quanh cổ… rất kinh.

vendredi 28 avril 2023

Huy Đức - Những người lính sẽ luôn được tưởng nhớ

 

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có khá nhiều thi hài của những người lính Việt Nam Cộng Hòa được đưa về nghĩa trang nhưng chưa kịp an táng. Họ, sau đấy, đã an nghỉ bên nhau trong một khu mồ tập thể.

Không có con số cụ thể nhưng những người trông coi nghĩa trang trước 30-4-1975 nói lại là lên tới hàng trăm người.

Cho dù không mộ chí và cùng một mặt bằng, khu mộ ấy luôn ở trong tầm mắt của những cư dân sống xung quanh. Đầu thập niên 2000, một nhà đầu tư về đây... những cư dân này đã "bàn giao" cho anh. Sau khi, xác định ranh giới, khu mộ đã được xây tường bao, đắp cao lên và thường xuyên nhang khói.

vendredi 24 juin 2022

Trần Trung Đạo - Mộ yêu nước, mộ thực dân

 

Năm ngoái một người bạn Facebook hỏi nhưng không nhớ là ai nên góp ý chung ở đây. Câu hỏi là tại sao có Tây Ban Nha trong Liên Quân Pháp-Y Pha Nho đánh Việt Nam rồi bỗng dưng biến mất khỏi chiến tranh thuộc địa?

Trước 1975,  chúng ta học về giai đoạn thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam có mặt của Tây Ban Nha và được gọi là liên quân Pháp-Y Pha Nho.

Tây Ban Nha không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Lúc đó Tây Ban Nha đã có thuộc địa ở Á Châu là Philippines. Ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa là của Pháp. Nhiều thế kỷ trước đó Tây Ban Nha đã có những dòng tu truyền đạo tại Việt Nam và Cambodia. Vào thời điểm 1850, cả Pháp lẫn Tây Ban Nha đều có các nhà truyền đạo bị triều đình nhà Nguyễn bắt giữ.

dimanche 29 mai 2022

Sương Nguyệt Minh - Thật xót xa!

 

Gần 2.000 hài cốt liệt sĩ vẫn đang ở hốc đá, khe suối, đầu nguồn, núi rừng  biên giới Vị Xuyên.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nằm chênh vênh bên sườn đồi.

Đi qua cổng vào là Nhà quàn hài cốt, tiếp theo là phòng ngủ của đội phó, ở giữa là phòng ngủ của lính, trong cùng là phòng của đội trưởng.

jeudi 29 avril 2021

Tuấn Khanh - Màu của linh hồn


Vô tình xem được một buổi trò chuyện của thầy Thích Pháp Hòa. Vào cuối năm 2020, có một người đưa lên câu hỏi rằng chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói chuyện được với hồn ma, và đã từng giúp tìm được hàng ngàn hài cốt, vậy chuyện ấy là như thế nào. Sau đó, mọi người được một tràng cười.

Mọi thứ ngỡ là quá khứ xa lắm, phút chốc dội về với bao nhiêu thứ.

Chuyện một phụ nữ tuyên bố mình có khả năng nhìn thấy một cõi khác, có thể can thiệp và cứu giúp sự tồn tại trong hai thế giới cùng lúc, có thể là chuyện thú vị trà nước. Nhưng cũng được nhìn thấy như một sự thao túng tiến trình sống thực tế của con người bằng những điều huyễn hoặc. Nó giống như việc các nhà triết học viễn mơ đưa ra lý thuyết đi về một xã hội cộng sản ở một cảnh giới nào đó, xa lắm nhưng lại thao túng con người ở xã hội đương thời với từng ngày, từng giờ, buộc phải đi đến.

vendredi 4 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Viếng mộ


Gã cùng ba nhà văn Phạm Phú Thép, Mai Văn Hoan, Đỗ Thành Đồng giữa mưa đi viếng ba ngôi mộ ở Quảng Trạch, Quảng Bình.

1. Ra biển.

Mộ của Trần Văn Phương, người lấy thân mình bảo vệ cờ Tổ quốc trước họng súng quân cộng sản Trung Quốc ở Gạc Ma. Phương hy sinh. Bia mộ không dám đề anh hùng và nơi hy sinh là Gạc Ma. Thép đã đấu tranh khắp chốn, bề trên chỉ chấp nhận thêm hai chữ "anh hùng" nhưng vẫn làm lơ hai chữ "Gạc Ma."

lundi 30 décembre 2019

Hoàng Linh - Phần mộ đầy hoa của người đạp xích lô và cây di sản của hai bộ trưởng



Ông Mười, chủ nghĩa trang.

Người chủ đồng thời là quản trang không giới thiệu với anh Lưu Trọng Văn phần mộ của công hầu khanh tướng, mà là mộ phần của một người đạp xích lô.
 

Nghĩa trang hoa viên Bình Dương và những người chủ dành những khoảnh đất đẹp tặng cho những người mà họ thích, theo những tiêu chuẩn tri ân nào đó mang tính cộng đồng, như nhà biên khảo Sơn Nam.
 
Di sản của người cần lao chính là những đồng tiền chân chính mà họ kiếm được bằng sức lao động. Nhà báo Sơn Bình từ Tuổi Trẻ đã từng viết về người đạp xích lô vua này.

Lưu Trọng Văn - Đệ nhất Xích lô Sài Gòn



Trong lúc chờ tới giờ hạ huyệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, gã và nhạc sĩ Văn Thành Nho café với Mười, ông chủ đồng thời là người quản lý Hoa viên nghĩa trang Bình Dương.

Mười kể nghĩa trang có hơn 30.000 ngôi mộ, trong đó có nhiễu ngôi mộ của những người rất nghèo, vô gia cư. 

Một bà cụ bán vé số nói với bạn, ước gì được chết chỗ mát mẻ này. Tôi nghe được, bảo nhân viên ghi chỗ cụ ở trọ. Khi cụ mất tôi đã rước cụ vô đây, xây cho cụ nơi nằm dưới bóng cây và trồng hoa cho cụ ngắm.

lundi 16 septembre 2019

Phạm Thị Hồng Ánh - Thăm mộ ông Alexandre de Rhodes



Nếu một ngày được đặt chân đến xứ sở Ba Tư tôi sẽ đến viếng mộ ông. 


Mộ của Alexandre de Rhodes được đặt tại nghĩa trang Cơ đốc giáo Armenian ở ngoại ô Isfahan, nơi từng là thủ đô của Iran. Anh bạn hướng dẫn kiêm tài xế người Iran tên Mohammad đã tìm giúp chúng tôi đường đến nghĩa trang này. 

Ngày thứ hai ở Isfahan chúng tôi dậy sớm, cũng không kịp mang hương hoa hay là các vật phẩm nào khác để tưởng niệm. Tôi cũng không biết các phong tục ở đây như thế nào, các cửa hàng ở đây phải sau 9g30 mới mở cửa. Thời gian không nhiều thế nên Mohammad lái xe theo hướng định vị của bản đồ đưa chúng tôi đến với nghĩa trang.

mercredi 11 septembre 2019

Tạ Duy Anh - Đi xem mộ Trần Đại Quang


Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.

Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. 

mercredi 4 septembre 2019

Lâm Nguyễn - Chuyến tàu đêm



Tôi đã từng kể trên FB cá nhân câu chuyện về vong hồn những người tử nạn trong vụ máy bay năm 1979 ở núi Sơn Trà. Lúc đó, tôi chưa biết năm 1974 ở vùng núi này cũng có một vụ rơi máy bay quân sự của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Lùi về trước nữa, năm 1954, đã xảy ra một vụ rơi máy bay của hãng Air France mà phi công trưởng chính là cha của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Sau đó, tôi còn “nghe” kể về những điều kỳ lạ quanh điểm máy bay rơi. Những người mất đã xui khiến để người sống phải đi tìm họ.

Tôi được nghe những người trong cuộc kể về những trải nghiệm tâm linh khiến tôi biết rằng những người chết bất đắc kỳ tử thường rất khổ sở, nhất là những người mà thân xác họ còn lưu lạc. Và điều khiến họ sợ nhất là bị lãng quên, nhất là bị lãng quên bởi những người thân của mình.