Affichage des articles dont le libellé est Mỹ thuật. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mỹ thuật. Afficher tous les articles

mardi 9 avril 2024

Nguyễn Xuân Văn - Ối trời ơi !

 

Ông Nguyễn Hữu Đán, Giám đốc Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt (Công ty Kiến trúc Việt), nhà thầu trúng nhiều công trình lớn bảo tồn di tích mà lại cung tiến kiểu phi văn hóa này sao? Tôi không tin nổi!

Công ty Kiến Trúc Việt đã làm vỡ bia đá cổ trên 300 năm tuổi tại di tích chùa Thổ Hà, tỉnh Bắc Giang.

Chính công ty này, mặc dù người dân và các nhân sĩ, trí thức đã phản đối nhưng vẫn thi công phá giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi tại đền thờ Lê Văn Hưu. Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định dừng dự án để yên lòng dân, sau này giếng được khôi phục lại nhưng đường kính giếng vẫn nhỏ hơn giếng cổ gần 3 mét. Về mỹ thuật thì “xấu thô bạo”.

dimanche 3 décembre 2023

Phạm Xuân Nguyên - “Tranh treo”

 

Tranh treo không phải tranh treo nhưng là tranh treo. Nghĩa là tranh treo không phải tranh được treo. Tranh treo nghĩa là tranh không được treo. Tức thị là tranh treo.

Như là án treo.

Cuộc triển lãm tranh gò đồng chân dung văn nghệ sĩ của nhà thơ - nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) khai mạc chiều 02/12/2023 đã bị “tranh treo”như vậy. Ông mang từ Hải Phòng lên 184 bức xin phép bày triển lãm. Nhưng Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hà Nội xét duyệt đã chỉ cấp phép cho treo 154 bức, còn 30 bức là “tranh treo”.

dimanche 23 janvier 2022

Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện hổ trong năm cọp


Từ lâu nay, hổ là con vật được gọi là Chúa sơn lâm, vua của rừng xanh. Đặc biệt các dân tộc Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Đại Hàn...xem hổ như là con vật linh thiêng.

Ở con hổ cho thấy sức mạnh, dũng cảm, oai vệ như là một chiến binh của rừng xanh. Bên cạnh đó, hổ còn thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong dáng đi, cách đứng, tướng nằm với một bộ mặt nhìn có vẻ bí hiểm và oai linh. Với tướng mạo và tính chất dũng mãnh cộng với vẻ đẹp của hình thể, hổ được thần thánh hóa với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ.

Con hổ từ xa xưa đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng. Ở nước ta từ Bắc chí Nam, người ta bắt gặp hình ảnh của con hổ trong các đình, miếu. Một con hổ oai vệ đầy đe dọa trên các bình phong ở sân đình, đền miếu là hình ảnh quen thuộc trong dân gian.

dimanche 21 mars 2021

Mặc Lâm - Sơn mài, quê hương nghèo khó


Cách đây ba mươi năm tôi có dịp đến nhà một người bạn thân ở California. Anh ấy là một kỹ sư, nhà cửa tươm tất, vườn hoa bồn tắm sau nhà khiến tôi có chút choáng ngợp vì mới sang Mỹ, mọi thứ đều lạ lẫm đối với tôi.

Từ cây mít anh trồng sau nhà tới giàn hoa giấy trước cửa, nó hài hòa và cho thấy óc thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà. Tôi không nghi ngờ gì goût thẩm mỹ của bạn, và âm thầm vỗ tay cho sự chọn lựa mà bạn đã trong những hiện vật trong nhà.

Nhưng tôi khựng lại khi vào phòng khách nhà bạn.

mercredi 12 décembre 2018

Lưu Trọng Văn - Hãy chấm dứt loại tượng đài nghệ thuật xóm này lại!



Quảng Bình quê gã đã ra quyết định xây dựng tượng đài cụ Hồ với nhân dân Quảng Bình với số tiền 78 tỉ.

Gã tạm không bàn chuyện giữa lúc bà con quê gã còn nghèo đói, nhiều trường học vùng sâu vùng xa còn rách nát, nhiều đứa trẻ đến trường còn lội suối vì không có cầu mà các quan tỉnh hè nhau "học và làm việc theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh" lại nỡ lòng nào bỏ ra số tiền tấn để làm tượng đài dâng cụ.

Gã chỉ bàn đến giá trị nghệ thuật của tượng đài này thôi.

lundi 12 novembre 2018

Kiểm duyệt nghệ thuật


Tác phẩm "Phố nhuộm màu hoa" ở phố bích họa Phùng Hưng, Hà Nội bị yêu cầu sửa vì nghi vấn vẽ người "bị công an đuổi".

Bài trên báo nhà nước

(VnExpress 12/10/2018) Cách đây vài năm, họa sĩ Thành Chương vẽ bìa cho một tờ báo Xuân ở Hà Nội, là bức tranh cô gái ngậm bông hoa, bay trong gió. Nhưng ngay khi phát hành, một quan chức văn hóa yêu cầu thu hồi toàn bộ số báo ấy, với lý do thành phố đang thực hiện nếp sống văn minh, tại sao lại đưa cô gái đầu tóc bù xù lên báo như vậy? Hơn nữa, cô gái ngậm hoa thế khác gì ngậm cỏ, ý nói đất nước khó khăn, nghèo đói, nên phải ăn cỏ à?

Khi ông kể lại câu chuyện đó ở một hội thảo cuối năm 2017, nhiều người ngỡ ngàng: Những tưởng đó là câu chuyện đã qua của mấy chục năm về trước. Nhưng nghệ thuật đương đại Việt Nam vẫn còn nhiều câu chuyện bi hài như thế.