Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

vendredi 11 avril 2025

Vũ Thế Thành - Thị xã Quảng Trị, nỗi buồn đã mất

Tôi đến thị xã Quảng Trị hai lần. Lần đầu vào năm 2018, cách nay 7 năm, và lần hai vào đầu năm nay (2025). Hai lần, hai cảm giác khác nhau về thị xã.

Thị xã Quảng Trị trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Sau năm 75, thủ phủ tỉnh dời qua thành phố Đông Hà, cách thị xã khoảng 15 km về hướng (Tây) Bắc. Trong thị xã này có một cổ thành xây từ thời nhà Nguyễn. Năm 1972 nơi đây xảy ra trận đánh ác liệt, giành giật cổ thành, mà chu vi chỉ khoảng 2.000 mét.

Đầu tháng 4/72, Bắc quân vượt sông Bến Hải đánh xuống phía Nam, và một cánh quân khác từ phía Tây (Hạ Lào), đánh qua con đường số 9. Nam quân rút lui về sông Thạch Hãn (nơi có cổ thành), rồi tiếp tục lui quân từ thị xã về phía nam sông Mỹ Chánh (cực nam của tỉnh Quảng Trị). Chỉ trong vòng tháng 4/72, hầu hết tỉnh Quảng Trị rơi vào tay Bắc quân.

lundi 7 avril 2025

Trần Chí Kông - Địa và…đạo


Ngọc Vinh : Bài của anh Trần Chí Kông, quay phim cho quân giải phóng trước 1975. Ảnh vừa rành phim vừa rành quân du kích nên bóc phốt...phim rất hợp lý. Theo anh Kông, phim tuyên truyền mà không chân thực là phim...giả. Không biết bóc phốt này có đụng chạm gì đến mấy cậu nhà báo chuyên lăng xê phim kiếm phong bì hay không, hihi. Bà con đọc cho zui (tít bài của tui).

Trong ảnh này, thấy rõ phía sau có hai lá cờ : Đỏ sao vàng (của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Sao vàng trên nền nửa xanh nửa đỏ (của Mặt trận Giải phóng Miền Nam).

Suốt cuộc chiến tranh, phía miền Bắc không bao giờ thừa nhận có quân đội tham chiến tại miền Nam nên tuyệt đối không có lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện. Cả cánh quân chánh hiệu Miền Bắc vào Dinh Độc lập cũng cắm cờ nửa đỏ nửa xanh. Vậy nên, lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều lần trong phim là trật lất !

mercredi 26 mars 2025

Lê Thiếu Nhơn - Lên hình cười nụ, xuống đèn khóc thầm!


 

Đọc “Đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 25/03/2025 của tập thể phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Truyền hình Cần Thơ, mà thấy xao xác.

Suốt 20 tháng qua, họ chỉ được nhận lương cơ bản, và bị cơ quan nợ nhuận bút lẫn công tác phí. Trước xu hướng tinh gọn và sáp nhập, họ chẳng đặng đừng phải lên tiếng, vì kéo dài đến khi mọi thứ an bài thì không biết tìm ai để đòi lại quyền lợi chính đáng của họ.

Bối cảnh báo chí hiện nay, không ít đơn vị tự chủ tài chính có nguy cơ đóng cửa vì đã “hoàn thành nhiệm vụ” như trường hợp VTC, còn những đơn vị dặt dẹo qua ngày thì tiếp tục thoi thóp. Sẽ có thêm bao nhiêu “Đơn kêu cứu khẩn cấp” nữa? Chưa biết, nhưng trước hết cần xác định, quan niệm báo chí giữa miền Bắc và miền Nam có đôi chút khác biệt.

lundi 17 mars 2025

Nguyễn Ngọc Chính - Chuyện dài chiếc radio tại Việt Nam


Ngày còn bé tôi vẫn thầm tự hỏi tại sao con người có thể thu nhỏ để chui vào trong một chiếc hộp nhỏ xíu, để từ đó phát ra đủ thứ âm thanh mà mọi người (từ ông già bà cả cho đến trẻ ranh như tôi) phải nghe một cách chăm chú đến như vậy?

Không phải chỉ có một người mà có đến rất đông người chờ sẵn trong đó. Chỉ cần chờ một động tác là họ thay nhau thay đổi từ ca hát cho đến nói chuyện bao gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, một cách bí ẩn.

Lớn hơn chút nữa tôi mới khám phá cái hộp đó chính là chiếc “radio” chạy bằng đèn điện nhỏ có cái tên Philips. Nhỏ xíu nhưng lại rất huyền diệu, lúc nào cũng chờ người trong nhà bật lên để nghe những gì mình thích…Từ ca nhạc giải trí cho đến tin tức thời sự khắp mọi nơi!

lundi 24 février 2025

Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề « cuồng phiên âm »


Với kiểu phiên âm dưới đây (Mác E. Náp-Pơ) thì tôi nghĩ đa số các bạn không biết tên và họ của ông ấy là gì. Nhìn hình thì tôi nhận ra ông ấy: Marc E. Knapper. Tôi từng có hân hạnh gặp ông ngoài đời ở Hà Nội.

Marc là tên; E. là viết tắt tên lót (Evans); còn Knapper là họ.

Cái cách phiên âm trên làm cho người xem hiểu lầm rằng họ ông ấy là E. Náp-Pơ). Bậy thiệt! Còn phiên âm Marc thành Mác cũng không hẳn là đúng đâu, vì cách phát âm đúng phải có âm « k » nữa.

jeudi 30 janvier 2025

Tạ Duy Anh - Cỗ tăm

Năm ấy tôi ăn tết ở quê nên mẹ sai tôi đi chúc tết một gia đình họ hàng ở làng Vàng (một làng thuộc Hà Tây cũ, gần xã Đồng Tâm nổi tiếng). Mẹ bảo tôi: “Anh là nhà văn nên may ra biết cách mà đối đáp các cụ.” Tôi cũng hãi các cụ chữ nghĩa ở quê lắm nhưng mẹ đã sai thì không thể từ chối.

Đến nơi gia chủ đã chờ sẵn, trịnh trọng chào hỏi, mọi người ai cũng cười nói niềm nở.

Rồi mời ngay lên mâm.

Làng Vàng có lệ: Đã là đàn ông thì lớn bé già trẻ không phân biệt, đều có thể ngồi cùng và nhất định phải ngồi riêng. Thế là tôi đành lên mâm với các cụ.

dimanche 26 janvier 2025

Nguyễn Thông - Tết nghèo của trẻ con thời chưa xa lắm

Tết (nguyên đán) đã tới gần. Bây giờ nhiều người vẫn thích Tết dài nhưng cũng không ít người mong Tết qua mau. Chỉ có trẻ con, Tết bao giờ cũng là Tết, sự khác nhau chẳng qua do thời thế.

Ngày “xưa”, khi đất nước còn chiến tranh, nghèo khó thiếu thốn, Tết cổ truyền dân tộc như một thứ sinh khí làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật. Cả người nhớn lẫn trẻ con bỗng chốc quên đi những sợ hãi, vất vả, lo lắng, buồn phiền. Dẹp chiến tranh sang một bên, dẹp nghèo đói sang một bên, người ta dồn thời gian, sức lực, tình cảm cho “ba ngày tết”. Chơi xuân cho hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến nơi, người nhớn bảo vậy.

Miền Bắc thập niên 50 - 70. Cuộc sống nông thôn về tinh thần vốn khá tẻ nhạt bỗng bừng lên khi năm cũ trôi nhanh vào tháng chạp. 

samedi 25 janvier 2025

Phan Thúy Hà - Câu chuyện oan nghiệt về một kiếp người

Phan Thúy Hà : Viết để những oan nghiệt như thế này đừng bao giờ lặp lại trên quê hương. Nếu vẫn lặp lại, việc viết chỉ có tác dụng an ủi cho những số phận kiếp người. Viết cho những hồn ma và cả cho người còn sống. Quê tôi, mấy ngôi làng nhỏ, mờ nhạt, bảy mươi năm trước. Hôm nay nhìn lại để suy ngẫm.

Bấy giờ đang mưa lụt, nước dâng lên trắng đục cánh đồng và con đường đi từ làng nọ sang làng kia. Ở Châu Hạ, có mấy gia đình cố nông được chọn ra làm nơi ở cho các ông đội. Mỗi ngày, ông đội và cốt cán đi sang Hương Đồng làm việc phải đi bằng bè. Mùa lụt năm đó nước dâng cao. Nước lụt trắng xóa đồng Cồn Cừa, Cồn Chạo.

Một ông đội cải cách đến từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau buổi đấu tố tại hội quán Hương Đồng, ông đội và hai cốt cán lên bè về nhà bên Châu Hạ.

mardi 21 janvier 2025

Nguyễn Văn Tuấn - Thời Bao Cấp

 

Tôi mới mua một cuốn sách nhan đề « Thương Nhớ Thời Bao Cấp », là sưu tập những câu nói dân gian thời Bao Cấp.

Cuốn sách là một bức tranh sinh động, nhưng chỉ tập trung phản ánh thời Bao Cấp ở miền Bắc. Đối với độc giả miền Nam, những người đã sống qua thời kỳ Bao Cấp sau năm 1975, có lẽ sẽ không tìm thấy hình ảnh của mình trong những trang sách này.

Tuy nhiên, điểm thú vị của cuốn sách nằm ở những câu nói dân gian đầy tính châm biếm, vừa dí dỏm vừa phản ánh thực tế xã hội thời bao cấp. Những câu như:

lundi 6 janvier 2025

Mai Quốc Ấn - « Phố Vải », một sự cưỡng bức ngôn ngữ

“Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Trương Minh Kiều - chủ tịch UBND quận 5 - cho biết trên địa bàn quận đã có các tuyến phố chuyên doanh như phố Đông y, phố lồng đèn...

Tương tự các phố chuyên doanh hiện hữu, từ "phố" trong "phố vải Soái Kình Lâm" không có nghĩa là một con đường mà là ô phố, bao gồm nhiều con đường trong một khu vực. Các tuyến đường gần nhau và kinh doanh cùng một mặt hàng.

Bà Kiều nhấn mạnh không thể gọi "phố vải Soái Kình Lâm" là chợ, vì chợ phải có ban quản lý, bán trong nhà lồng.

samedi 4 janvier 2025

Nguyễn Chương - Sao lại tự tiện đổi chữ « Đường » thuần Việt thành « Phố » ?

Đang gọi "ĐƯỜNG" (Nam âm) đâu ra đó, mắc gì sửa thành "PHỐ" (không thuộc Nam âm), trục xuất tiếng thuần Việt!

1/ Nói ngay, "đường" ở đây là "con đường", có nhiều thứ "đường" lắm. Bên tiếng Anh gọi street, road, boulevard. "Đường" (con đường), xin chú ý, là tiếng thuần Việt (Nam âm)!

Có con đường hai bên là nhà ở, có con đường buôn bán lủ khủ tiệm này kia..., nhưng hết thảy đều gọi " Đường ". Vì sao? Vì chúng ta là người Việt, thành thử cần phải nói theo tiếng Việt!

jeudi 2 janvier 2025

Võ Xuân Sơn - Phố

Bản thân tôi là người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nói giọng Bắc. Nên tôi không có cảm giác lạ lẫm khi nghe từ “phố” với những “phố” lần đầu có mặt tại Sài Gòn.

Khi con đường Sư Vạn Hạnh khúc nối dài được trương tấm bảng “Phố Sức khỏe”, tôi không thấy nó phù hợp với ngôn ngữ Sài Gòn, nhưng không đến nỗi quá chướng.

Vì đó giờ ở Sài Gòn có chợ thuốc Tây, có con đường phòng khám, hay đường phòng mạch, chứ chưa bao giờ có đường sức khỏe, hay chợ sức khỏe cả. Tương tự vậy, khi người ta gọi Phố đi bộ Nguyễn Huệ, ít người phản ứng, có lẽ là do lần đầu tiên ở Sài Gòn có “phố” đi bộ.

mardi 31 décembre 2024

Phạm Thành Nhân - Chuyện "phố vải"

 

Hai bữa nay, nhiều anh chị em than phiền cái bảng "Phố vải Soái Kình Lâm".

Than phiền là đúng, vì lâu nay cái chỗ đó đã và vẫn luôn được người Sài Gòn gọi là "Chợ vải Soái Kình Lâm", trong tương quan với Chợ thuốc lá Học Lạc, Chợ phụ tùng xe Tân Thành, Chợ phụ kiện may Đại Quang Minh, Chợ thuốc Hải Thượng Lãng Ông... trong nguyên cái cụm Chợ Lớn (tức là cái chợ Bình Tây á).

Người Sài Gòn không gọi phố. Ở Sài Gòn cũng không có phố, chỉ có đường và xa lộ (là mấy tuyến đường lớn, đi xa, kiểu như Xa lộ Đại Hàn, Xa lộ Hà Nội).

Thái Vũ - "Chợ vải Soái Kình Lâm"

 

Saigon không có phố phiếc gì cả.

Ngôn ngữ vùng miền là cái nét văn hóa rất đặc sắc. Người ta trân trọng, cố giữ và tìm mọi cách tránh làm cho nó phai lạt đi.

Tôi nhớ có lần vào một siêu thị hỏi "Sodas ở quầy nào ?" - "We do not carry Sodas here, We only have Pops and you forgot to say "please"" (Chúng tôi không bán nước ngọt có gas ở đây chúng tôi chỉ có nước giải khát có gas, và ông quên không nói "làm ơn"").

Tiểu Vũ - Trạng Trình không ăn "giá đỗ"

 

Nhiều người cứ khăng khăng cho rằng chữ "giá đỗ" là cách người miền Bắc gọi tên rau giá.

Xin thưa, chữ "giá đỗ" là do ai đó "phát minh ra" sau này thôi, chứ người Bắc cũng gọi là giá thôi. Bằng chứng là dưới đây cho thấy điều đó:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

vendredi 27 décembre 2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Saigon Noel (4)

Dân tộc ta đi từ Bắc xuống Nam. Nhìn cái bản đồ ốm nhom xương xẩu, đến miền Nam mới phình bự ra. Nơi đây người dzô nhiêu là bị hốt bấy nhiêu. Chưa nghe ai vô Nam mà bỏ về Bắc cả.

Saigon. Tui nghĩ nó tự nhiên thành hình theo đúng kiềng ba chân: Thiên thời. Địa lợi. Nhân hòa. Ở đây không bao giờ bị bão lụt. Hồi năm nào trước 75 cũng có báo động có bão vô. Ai cũng lo lấy... quần áo phơi ở sào vô sớm. Chớ không sao hết.

Dạo này mưa là ngập. Cũng vì mấy cái ao hồ lấp hết để xây nhà. Đường thoát nước chính là khu đầm lầy Phú Mỹ Hưng bị bê tông chèn cứng ngắt, nhà cửa mọc san sát. Nước chảy đâu cho thoát. Cũng may còn... mùa nắng. Chớ mưa quanh năm là tiêu rồi.

vendredi 20 décembre 2024

Hải Trần - Nếu câu chuyện xảy ra ở miền Nam ?

 

Có bao giờ bạn gặp tình huống vô quán ăn uống hoặc mua đồ xong rồi mới phát hiện quên mang theo tiền không ?

Tôi nghĩ chắc ai cũng đã từng ít nhất một vài lần trong đời rơi vào hoàn cảnh này.

Trong tình huống đó, thường thì chủ quán hoặc là người bán hàng sẽ nói :

- Thôi không sao đâu, bữa nào ghé lại đưa cũng được mà.

mardi 17 décembre 2024

Võ Xuân Sơn - Giấc mơ con

 

Hôm nay, đọc được bài của một anh nào đó, hình như là KOL, chắc là ngoài ngoải.

Anh ấy có một ước mơ cháy bỏng, là tầm nhìn của các nhà quản lý giao thông phải xa… 100 năm, để anh ấy có thể bon bon đi trên cao tốc từ Hà Nội đi Hải Phòng mà không phải sử dụng đến thắng.

Mặc dù bây giờ anh ấy đang chạy với tốc độ 120 km/h, nhưng cứ phải lách qua lách lại, nó không được sướng như cái hồi mình anh một cao tốc. Rồi cái vành đai 4 nào đó, chỉ có mỗi 10 làn xe, thì tầm nhìn của các nhà quản lý giao thông ngoài ngoải là ngắn, quá ngắn.

jeudi 5 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Vì đó là …Hữu Loan, Dzũng Chinh

Những năm tháng sau biến cố 1975, có một người đàn ông trung niên hốc hác, xác xơ trong bộ đồ bộ đội Bắc Việt xuôi Nam trên chuyến tàu lửa Bắc Nam.

Trên sân ga buồn, như nỗi buồn thời hậu chiến, ông chợt thấy một người đàn ông bị cụt chân, trong bộ đồ lính miền Nam cũ kỹ, ôm cây đàn hát một bài hát buồn não lòng:

"Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt. Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai. Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về…”.

mardi 3 décembre 2024

Trần Trung Đạo - Ai « ăn mày dĩ vãng » ?

Giới thiệu: Trong một bài viết ngắn trước đây trên Facebook, tôi giải thích lý do viết khá nhiều cho các thế hệ Việt Nam sinh ra sau cuộc chiến.

Tôi viết để hy vọng sáng mai đây khi bước ra đường, các em sinh ra và lớn lên ở miền Nam sẽ nhìn người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết chuỗi ngày tàn bằng cặp mắt khác hơn.

Các em, thay vì bước nhanh như hôm qua, sẽ ngồi xuống bên cạnh người lính miền Nam tàn phế kia và nghe ông kể lại những chặng đường bi tráng mà ông và đồng đội đã trải qua. Từ đó các em sẽ hiểu ra rằng cha chú các em đã sống và chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa mà họ không có chọn lựa nào khác. Các em sẽ lớn lên trong tự tin và hy vọng thay vì mặc cảm “tội ác ba đời” mỗi khi đọc lại lý lịch mình.