Lo ngại « chó sói » phương Tây, nay Trung Quốc là « chiến binh sói »
Le Monde ghi
nhận, là quốc gia nằm trong số những nước nghèo nhất cách đây nửa thế
kỷ, Trung Quốc nay sắp sửa vượt qua Hoa Kỳ. Phương Tây ngỡ rằng việc mở
cửa Hoa lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng đã lầm lẫn lớn.
Nhật báo kinh tế Pháp ví von, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương
Văn Đào (Wang Wentao) phải chịu đựng cả một bản luận tội. Bắc Kinh nhận
được trên 1.600 câu hỏi từ khoảng 40 nước thành viên WTO, và làn sóng
giận dữ không chỉ từ các quốc gia phát triển. Ông Vương không thuyết
phục được ai khi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết lúc gia nhập,
không làm hại đến lợi ích của nước khác.
Bắt chẹt, trợ giá ngầm, lấy cớ virus để chận hàng nhập…
Trong cuộc họp báo hôm qua, bộ trưởng Nông nghiệp Đài Loan Trần Cát
Trọng (Chen Chi Chung) cho biết đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp bằng chứng
khoa học, vì « không thể chấp nhận được việc này ». Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre cho biết thêm chi tiết :
« Mãng
cầu và mận của Đài Loan không còn xuất hiện trên các kệ hàng ở thị
trường Trung Quốc kể từ ngày mai. Bắc Kinh khẳng định tìm thấy ký sinh
trùng ở một số chuyến hàng chở 2 loại trái cây đặc sản nhập từ Đài Loan.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế
quốc tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ
độc tài ngạo mạn trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người » chừng
như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng
chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.
Qua cuộc
khủng hoảng dịch tễ và ngoại giao, quan ngại sẵn có về nguy cơ một
Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, quét sạch các
nền dân chủ nay càng mạnh mẽ hơn. Cần phải kìm hãm ý đồ đế quốc của Bắc
Kinh, chừng nào còn có thể.
Trò lừa đảo của Trung Quốc và sự ngây thơ của phương Tây
Đậu nành chiếm một nửa số nông sản Mỹ bán qua Trung Quốc. (Hình:
STR/AFP via Getty Images)
(Người Việt 21/01/2020)Tập Cận Bình không qua Washington, cũng
không mời Donald Trump sang Bắc Kinh ký thỏa hiệp hưu chiến thương mại “Đợt Một.”
Họ Tập cử một phó thủ tướng, thay vì thủ tướng, đến ký kết với ông tổng thống Mỹ.
Tập Cận Bình muốn cho thế giới thấy ông
ta không coi chuyện này quan trọng lắm!
Bởi vì Bắc Kinh khó giữ được đúng những lời
hứa hẹn. Trung Cộng có thể rút ra khỏi bản thỏa hiệp bất cứ lúc nào, và đổ lỗi
cho Mỹ!
Một điều khoản quan trọng trong thỏa ước
về mua nông phẩm của Mỹ thòng vào một câu này: Theo giá thị trường, và theo
đúng các quy luật của WTO, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019 tại Davos, Thụy Sĩ.
Trong một đồng thuận hiếm hoi, ngày 25/01/2019 bên
lề Diễn đàn Kinh tế Davos các bộ trưởng thương mại của 75 quốc gia
trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và Trung Quốc đã tiến hành các
cuộc thảo luận nhằm quản lý thương mại điện tử trong khuôn khổ Tổ chức
Thương mại Thế giới(WTO).
Thông cáo của ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmström cho biết : «
Thương mại điện tử là một thực tế tại nhiều nước trên thế giới, khiến
chúng ta phải mang lại cho các công dân và doanh nghiệp một môi trường
thương mại có thể dự kiến trước, hiệu quả và chắc chắn ».
Cuộc họp G7 tại Taormina, Sicilia, Ý. Ảnh 27/05/2017.
Các nhà lãnh đạo G7 họp tại Taormina (Ý) hôm nay
27/05/2017 nhìn nhận đã không thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ về đấu
tranh chống hiện tượng biến đổi khí hậu.
Một đại diện phái đoàn Pháp ở G7 cho biết : «
Hoa Kỳ đang xem xét lại chính sách về khí hậu, còn sáu nước khác của G7
thì tái khẳng định cam kết về hiệp định khí hậu Paris ». Các nguồn
tin châu Âu khác nói rằng trong thông cáo bế mạc cũng đề cập đến việc
không đạt được quan điểm chung giữa Hoa Kỳ và sáu nước còn lại.