Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trí thức. Afficher tous les articles

jeudi 3 avril 2025

Nguyễn Thông - Bàn trà Chủ nhật (5)


Trong một tút trước, tôi từng nói rằng từ “Chủ nhật” có nghĩa ngày của Chúa nên viết hoa chữ “Chủ” bởi chủ để chỉ Chúa. Về mặt ngữ nghĩa, đó là danh từ, cần viết hoa Chủ nhật, nhưng khi từ này đóng vai trò bổ nghĩa, như một tính từ, thì chỉ viết thường. Vậy nên tôi viết “Bàn trà chủ nhật”. Ngỏ vậy để tránh sự thắc mắc.

Bộ máy cầm quyền xứ này lâu nay phình to, rườm rà, cồng kềnh, thừa thãi, kém hiệu quả, thậm chí vô tích sự, tốn ngân sách… tồn tại ở mọi cấp, mọi hệ thống, có thể thấy rõ nhất ở trung ương. Chỉ trừ những người thờ ơ nhất, mũ ni che tai, kệ mẹ sự đời sao cũng được, thì hầu như ai cũng biết nó thế nào. 

Biết nhưng phần lớn không nói, bởi ngại không phải đầu cũng phải tai, vả lại sống ở đất này người ta hiểu nói cũng chẳng tác dụng gì.

mercredi 2 avril 2025

Lưu Trọng Văn – Khúc ca hội tụ

Một số bạn tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị ngày 30.3 vừa qua tại Sài Gòn. Các bạn hỏi gã có phát biểu gì không?

Gã xin trả lời rằng, gã cũng có đôi nhời. Gã chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo cơ hội cho gã tham gia cuộc gặp mặt rất cởi mở này.

Điều thứ nhất gã cho rằng: “Bất cứ việc gì cũng vậy có hội tụ ngồi bên nhau, lắng nghe nhau vẫn tốt hơn là xa cách nhau. Có thẳng thắn trao đổi với nhau thì mới tìm ra được cái chung và cái khác biệt.

Tuấn Khanh - Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại

Cuộc gặp bất ngờ giữa các trí thức, văn nghệ sĩ với ông bí thư Nguyễn Văn Nên vào ngày 30 Tháng Ba, ở Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Sài Gòn, đem lại nhiều tò mò cho những người hay tin, và cũng để lại không ít những lời bàn.

Trong tất cả các bài viết ngắn, viết dài trên mạng xã hội nói về chuyện này, nổi bật là bài viết của giáo sư Mạc Văn Trang. Ông mô tả cuộc gặp một cách đơn giản, không màu mè hoa lá, không ngợi ca hay chê bai. Trần thuật của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy được cái tôn nghiêm của một trí thức – trí thức đau đáu với đất nước và không ngại phản biện.

Qua mô tả của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy cuộc gặp này được cân nhắc kỹ lưỡng: Người phát thư mời là tiến sĩ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông ký, nhưng có sự ủy nhiệm của ông Nên.

mardi 1 avril 2025

Võ Xuân Sơn - Hy vọng ?

 

Không nhiều người bàn tán, nhưng cũng đủ nhiều để khi vô Facebook là tôi thấy được ngay, việc Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gặp một số nhân sĩ trí thức, những người đã có lúc bị coi là “phản động”.

Với ông Nên, chuyện này không phải là chuyện lạ. Lần trước, khi cả Ban chỉ đạo phòng chống dịch đi theo đường lối cực đoan nhất, tìm mọi cách bịt miệng mọi ý kiến phản biện, chính ông đã yêu cầu gặp mặt, hoặc đích thân ông ông liên lạc với những người phản đối lại cách chống dịch gây ra nhiều hệ lụy.

Ông cũng là người duy nhất trong tất cả các lãnh đạo cấp cao, đứng ra xin lỗi người dân, kể từ khi vụ dịch xảy ra, cho đến khi những vụ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi bị phanh phui.

lundi 31 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Chúng ta cùng nhau trên một dòng chảy"

 

Ngày 30 tháng 3, tròn một tháng nữa tới ngày 30 tháng 4 lịch sử. Tại Sài Gòn diễn ra một cuộc gặp mặt lắng nghe nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị.

Người cao tuổi nhất là nhà sử học Nguyễn Đình Tư - 105 tuổi. Người ít tuổi nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 49 tuổi. Thật thú vị, cả hai đều tên… Tư.

Danh sách các nhà hoạt động văn hóa xã hội ngoài hai người tên Tư còn có: Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, tiến sĩ Mạc Văn Trang, đạo diễn Nguyễn Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Đỗ Trung Quân, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nghệ sĩ Thành Lộc, các NSND Trần Minh Ngọc, Hoàng Yến, Bạch Tuyết, Thanh Thúy, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Bích Ngân, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu và gã, một người viết Facebook.

dimanche 30 mars 2025

Lưu Trọng Văn - "Đóng góp được cái gì cho đất nước thì mình cố mà đóng góp"

 

Sáng Chủ nhật 30.03, Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt giữa các nhà hoạt động chính trị với một số trí thức tên tuổi.

Tại cuộc gặp này, bí thư Thành ùy Nguyễn Văn Nên và phó Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt đã lắng nghe các tâm sự, phát biểu, kiến nghị của giới trí thức.

Gã sẽ lần lượt giới thiệu bạn đọc một số phát biểu, theo đánh giá của bí thư Nguyễn Văn Nên là rất thẳng thắn và xây dựng này. Sau đây là một số nội dung ý kiến của giáo sư Tương Lai thông qua một bức thư mà giáo sư gửi cho gã, gã xin tóm lược một số ý chính.

mercredi 26 février 2025

Lê Nguyễn - Chợt nhớ chuyện Cổ Học Tinh Hoa

 

Thời Đế Nghiêu - Đế Thuấn là thời đại rực rỡ bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, con người đối xử với nhau thật tình nghĩa, vua biết trọng tôi hiền, quan biết thờ chân chúa, nhà không làm cửa, cứ để vậy mà sống, không ai tham lấy của ai.

Vua Nghiêu được quần thần cho biết ẩn sĩ Hứa Do là một bậc đại hiền sĩ, tài thao lược hơn người, chỉ thích sống giữa hoa đào nước suối, chẳng buồn giao tiếp với ai.

Ngày nọ, nhà vua cho vời Hứa Do vào cung, ngỏ ý truyền lại ngôi báu cho ông. Hứa hiền sĩ lắc đầu nguầy nguậy, Đế Nghiêu có thuyết phục đến mấy cũng không làm xiêu lòng.

jeudi 13 février 2025

Cù Mai Công - “Mưa trái mùa”: Năm nào cũng vậy mà trái cái gì!

 

Mùa mưa ở Sài Gòn và miền Nam từ tháng Năm đến tháng Mười Một. Tháng Mười Hai đến tháng Tư năm sau là mùa khô.

Tuy nhiên, ngay trong mùa mưa miền Nam, kể cả Sài Gòn, luôn có một, hai đợt “hạn Bà Chằn”, nắng nóng gay gắt. Và trong mùa khô vẫn có thể có những cơn mưa, lớn là đằng khác. Hiện tượng này phổ biến, thường xuyên, đa số các năm.

Trong khi nhiều chuyên gia, nhà khoa học luôn gắn với thực tế, cách nói truyền thống của bà con, dân tộc mình thì cũng có không ít vị nhân danh khoa học để nói khác với cách nói xưa giờ quen thuộc của dân, của bà con mình bao đời nay.

jeudi 2 janvier 2025

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu thế nào về câu nói của Socrates?

Một trong những câu nói của Socrates (đọc là "sô-cra-tís") được nhiều người trích dẫn là « Trí lớn bàn luận về tư tưởng, trí trung bình bàn về sự kiện, và trí thấp bàn về cá nhân » [1].

Câu này được cải biên cho rất nhiều vấn đề, nhưng hình như không mấy ai hiểu ý ông Socrates nói gì.

Socrates không chỉ là một triết gia cổ đại Hy Lạp, ông còn là một « tượng đài » của giới hàn lâm. Dù ông chẳng để lại đời một tác phẩm nào, nhưng những gì ông giảng dạy là do đồ đệ ông (như Plato) ghi lại thành sách.

mercredi 1 janvier 2025

Nguyễn Văn Tuấn - Ai là trí thức?

 

Mấy hôm nay, nhiều hội thảo ở Việt Nam được mang danh "nhân tài", "nghệ sĩ"và "trí thức". Câu hỏi đặt ra: Ai là người trí thức.

Có người nói đó là "lính tư tưởng", là "giới tìm vàng", v.v...Nghe có vẻ ví von và khó hiểu.

Trước đây, tôi có bàn qua câu hỏi này trong một bài trên VnExpress. Nay lại có hứng bàn tiếp.

samedi 28 décembre 2024

Nguyễn Thị Tịnh Thy – Không thể xóa bỏ Nhà xuất bản Đà Nẵng

Tôi thật bàng hoàng, đau đớn và phẫn nộ khi biết Nhà xuất bản Đà Nẵng bị giải thể.

Xóa sổ một nhà xuất bản (NXB) có 40 năm tuổi với rất nhiều thành tích, thành tựu, dấu ấn và vai trò lịch sử như thế, thiết nghĩ, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và giám đốc NXB đã suy tính rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều lý do và giải pháp để có thể giữ lại NXB, không biết các vị đã tính đến chưa?

Lâu nay, NXB tự chủ về tài chính và vẫn tồn tại tốt; tự nuôi mình và nộp thuế, như thế đã “hoạt động hiệu quả” chưa? Nếu khát vọng của lãnh đạo là cần hiệu quả hơn nữa, thì hãy tạo điều kiện để NXB hoạt động bằng rất nhiều cách, thậm chí là thay ban giám đốc khác có thể hoạt động hiệu quả hơn.

jeudi 12 décembre 2024

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (3)

 

Cái chế độ này kể cũng mắc cười, bỏ bao nhiêu tiền nuôi đám trí thức trùm chăn nhưng lại nhất quyết không chiêu hiền đãi sĩ, trọng vọng, sử dụng người tài.

Giá như anh Công khuyến nông tỉnh Thanh kia mà sống vào cái thời "Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/cỗ xe cầu hiền còn chăm chắm dành về phía tả" thì nước ta sẽ dày phúc phận, xã hội khá lên biết bao nhiêu.

Nói đâu xa, những Đào Duy Anh, Thiều Chửu đều tự một mình soạn ra "Từ điển Hán Việt" đồ sộ tới giờ vẫn chưa ai qua mặt. Trần Trọng Kim một mình biên chép bộ "Việt Nam sử lược" sách gối đầu giường cho người mê sử, Dương Quảng Hàm với công trình "Việt Nam văn học sử yếu" truyền thụ kiến thức cho bao nhiêu đời...

dimanche 10 novembre 2024

Hoàng Quốc Dũng - 09/11/2024

 

Ngày 09/11 đối với tôi là một ngày rất quan trọng và đáng ghi nhớ. Năm 1975 tôi bị trục xuất khỏi Liên Xô nơi tôi đang du học.

Là người không chỉ học giỏi mà còn giỏi cả thể thao, văn nghệ…tôi được bạn bè và các thầy cô rất quý mến. Đùng một cái, họ đuổi tôi vì tôi có tư tưởng tự do và dám cãi nhau với cả giáo viên về các vấn đề chính trị. Từ đó trở đi tôi càng hiểu rõ hơn về cộng sản và nghiên cứu nhiều về cộng sản.

Từ lúc còn rất trẻ, những năm cuối 70 - 80, tôi đã đinh ninh rằng chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sẽ sụp đổ. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng nó chỉ sụp đổ khi tôi đã lìa đời. Do vậy, để không phí một đời, tôi đã làm tất cả để đến được một đất nước văn minh, tự do.

mardi 5 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Nỗi buồn thế hệ

Có lẽ nhiều người biết đến bà tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà quản lý giáo dục, Nhà khoa học Việt Nam, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được xem là tiếp nối triển khai triết lý giáo dục Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng trước đây.

Trong một talk show cùng diễn giả Phan Đăng, bà đã cho rằng mình may mắn khi được thụ hưởng môi trường gia đình-nhà trường-xã hội mà bây giờ các bạn trẻ không có được. Đỉnh điểm là câu nói (từ 3 phút 52):

"Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản.

Lâm Bình Duy Nhiên - Cái Dũng của người làm giáo dục


Từ khá lâu, nhiều người khen ngợi hay tỏ vẻ khâm phục bà Bùi Trân Phượng (nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen). Nhưng riêng cá nhân, tôi lại thấy bà là người đi hai hàng, gió chiều nào, theo chiều ấy!

Ở bà, thỉnh thoảng có vài nhận xét, được cho là cấp tiến hay mang tính phản biện về nền giáo dục nước nhà. Nhưng nó chỉ lưng chừng, úp úp mở mở và bà ta chẳng dám chỉ trích thẳng nhà nước.

Bà được cho là “nhà quản lý giáo dục giỏi” của Việt Nam và từng được đi du học tại Pháp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ! (À, cũng chính chế độ này cho bà học bổng và cơ hội du học tại nước ngoài).

samedi 12 octobre 2024

Hoàng Dũng - Giải Nobel và chuyện chăn gà


Hình trên đây chụp ngày 21.01. 2017, cho thấy quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xin lỗi văn nghệ sĩ. Tất nhiên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và văn nghệ sĩ xứ kim chi, chứ không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn nghệ sĩ xứ ta.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cho Yoon Sun bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc lập ra danh sách đen gồm ngót chục nghìn nghệ sĩ và nhân vật văn hóa dám phê phán chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Park Geun Hye.

Đáng chú ý trong danh sách đen, có những người nổi tiếng, đang làm sáng danh Hàn Quốc trên trường quốc tế.

mercredi 25 septembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man từ Lời Chào Đầu Tiên sang lời phát biểu tại trường đại học Columbia Hoa Kỳ

 

1) Một người chịu tù đày mười lăm năm vì quan điểm về tổ chức xã hội của anh khác với quan điểm chính thống. Quan điểm ấy được trình bày ôn hòa trong tinh thần xây dựng.

Ngày ra tù, Lời Chào Đầu Tiên của anh Thức gởi “quý đồng bào thân yêu” mang ba thông điệp chính, lời cám ơn các người ủng hộ anh, thông báo về “đặc xá cưỡng bức” và chia sẻ ngắn gọn về tương lai.

Lời kể điềm đạm về “đặc xá cưỡng bức” cho thấy anh Thức chỉ thông báo cho mọi người những gì đã xảy ra, chứ không để tình cảm yêu ghét trong đó. Dù không đồng ý với “đặc xá cưỡng bức” này, việc mà anh thấy liên quan tới “chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước”, anh vẫn nhận xét rằng chuyến đi ấy “mang hy vọng về sự chuyển đổi mạnh mẽ cho đất nước trong tương lai”.

lundi 23 septembre 2024

Phạm Lan Phương - Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu và sự hào sảng của Sài Gòn

 

Tôi chỉ gặp ông Nguyễn Đình Đầu một lần, khi gọi điện thoại từ số bàn, người nhà của ông nghe máy, rồi ông bảo qua nhà đi, ông sẽ trả lời câu hỏi.

Điều khiến tôi đến gặp ông chỉ là để hỏi một câu đơn giản về Vườn Tao Đàn và sự tồn tại từ trước kia của nó. Từ cửa sổ phòng ông nhìn ra sẽ thấy những hàng cây xanh nối dài đến Tao Đàn. Ông giải thích cho tôi nơi ấy từng là vườn ươm với tên gọi khác.

Người Pháp cần biết trồng loại cây gì sẽ ổn với đô thị mà họ đang xây dựng. Cây gì có thể cho tàng mát vào mùa nắng, cây gì không phải quét lá quá nhiều vì lá rụng, cây gì có thân đặc không gãy ngang nếu mưa gió, và nhiều yếu tố khác. Đó là lý do vườn có nhiều loại cây lạ và đặc biệt, là để thể nghiệm với thổ nhưỡng địa phương của đô thị này.

samedi 21 septembre 2024

Mạnh Kim - Trần Huỳnh Duy Thức

MK : Dưới đây là bài viết ngắn ngày 12-9-2018 của tôi về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Nhân dịp ông Thức trở về với tự do, xin đăng lại.

Câu chuyện ông Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ cho thấy vấn đề tù nhân lương tâm, tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản, mà còn cho thấy một vấn đề lớn hơn và có tính xã hội rộng hơn: vai trò và sự chọn lựa chỗ đứng của người trí thức.

Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết:

“Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước. 

mardi 10 septembre 2024

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Một tỉ có lớn không ?

Dạ thưa, với một số người làm ăn, kinh doanh ... không lớn. Với đa số người làm việc văn phòng, công chức... này nọ thì kiếm được nhưng phải tích cóp nghiêm khắc. Với người lao động tay chân thì rất lớn. Phần còn lại, có khi cả đời không có được.

Số tiền 1 tỉ đó, nằm trong một sổ tiết kiệm, và nó vừa được mang đến báo Tuổi Trẻ để góp vào quỹ gửi đến cho đồng bào miền Bắc đang từng giờ đương đầu cùng mưa, gió, lũ lụt nước dâng và đất trồi...

Số tiền 1 tỉ đó còn một số ngày nữa mới đến chu kỳ lãi suất, nhưng chủ nhân vội mang đến báo Tuổi Trẻ vì sợ chậm trễ, không kịp để cứu cái ngặt của đồng bào ngoài kia.