Affichage des articles dont le libellé est Thượng đỉnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thượng đỉnh. Afficher tous les articles

vendredi 25 octobre 2024

Phúc Lai - Sự khác biệt giữa « Afghanistan của Liên Xô » với « Ukraine của Nga » và những chuyện khác

 

Sự giống nhau lớn nhất của hai cuộc chiến cho đến nay – SA LẦY, lần trước là sa lầy của Liên Xô và bây giờ là sa lầy của Nga.

Về thời gian, cuộc chiến tranh ở Afghanistan của Liên Xô kéo dài đến 10 năm nhưng lại có thiệt hại nhỏ hơn nhiều so với cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putox lần này ở Ukraine.

Trên thực tế, hai cuộc chiến chỉ hơi giống nhau một chút ở giai đoạn đầu, khoảng 3 tháng sau ngày 24 tháng Hai năm 2022. Đó là thời gian quân đội Nga rất mạnh, tấn công thọc sâu vào trung tâm đất nước Ukraine, khiến quân đội Ukraine vừa yếu về trang bị vừa ít về quân số, phải tiến hành chiến tranh du kích.

jeudi 14 septembre 2023

Hoàng Quốc Dũng - Top top Pu-Ủn, Việt-Trung sau đó ra sao?

 

Pu không đi hội nghị BRICS ở Nam Phi vì sợ bị vào rọ. Ấn Độ không bắt buộc và cũng chắc chắn không bắt Pu giao cho tòa án quốc tế, nếu Pu đi Ấn để họp G20. Pu đến đó để gặp ai ? Ai sẽ bắt tay Pu. Pu thành thằng hủi từ lúc nào không biết.

Vậy, thay vì đi gặp các nguyên thủ các nước giầu nhất và văn minh nhất thế giới như mọi khi Pu vẫn làm, Pu đi gặp Ủn, một thằng phì nộn nhất thế giới, lãnh đạo một đất nước tởm nhất thế giới. Các anh em bò đỏ hung hăng nhất cũng không thể nào thấy được đây là một niềm vinh hạnh giành cho Pu.

Tại sao Pu lại đi làm một chuyện ngược đời như vây ?

lundi 4 septembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Sai lầm lớn của Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.

Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine

Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.

samedi 29 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Thất bại thảm hại

 

Từ ngày tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina, nước Nga của Putin bị cô lập thê thảm trên trường quốc tế.

Cả thế giới chỉ còn năm, sáu quốc gia là đồng minh của Nga, trong đó có Belarus, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Venezuela, Nicaragua. Iran đang hằn học muốn trở mặt với Nga sau khi Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố công nhận 3 hòn đảo đang tranh chấp ở vùng Vinh Persian là của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA).

Hôm 27/07/2023 tại Moskva đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh giữa nguyên thủ Nga và nguyên thủ các nước Châu Phi do Putin tổ chức.

jeudi 27 juillet 2023

Lê Xuân Nghĩa - Lại đổ thừa!

 

Điện Kremlin cáo buộc hai phần ba các nhà lãnh đạo châu Phi không đến với Putin là do ... Mỹ.

Hôm nay, thứ Tư 26/07, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng chỉ một số ít các nguyên thủ quốc gia tham dự diễn đàn Nga-Châu Phi tại  Saint-Petersburg vào ngày 27/07 là kết quả của "sự can thiệp xấc xược" của Hoa Kỳ, Pháp và các quốc gia khác.

"Thông qua các nhiệm vụ ngoại giao của họ, đã có những nỗ lực gây áp lực lên lãnh đạo của các quốc gia này để ngăn chặn sự tham gia của họ vào diễn đàn," Peskov nói tại một cuộc họp báo (trích dẫn bởi Vedomosti).

mercredi 26 juillet 2023

Lê Xuân Nghĩa - Hai phần ba các nhà lãnh đạo châu Phi từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh của Putin

 

Theo The Moscow Times, đây là Hội nghị mà ông Putin đặc biệt kỳ vọng và mong đợi, nhằm thể hiện vai trò của Nga và cá nhân trong tình trạng đang bị thế giới cô lập.

Nhưng 38 trong số 54 quốc gia châu Phi đã không cử các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của họ đến hội nghị thượng đỉnh, sẽ được tổ chức vào ngày 27-28 tháng Bảy với sự tham gia của Tổng thống Vladimir Putin.

Có tổng cộng 27/54 quốc gia châu Phi tham gia. Năm 2019 là 45. Trong đó:

jeudi 20 juillet 2023

Lê Xuân Nghĩa - Gom củi ba năm để đốt một giờ : Chỉ có thể là Putin

 

Quyết định không đến Thượng đỉnh BRICS của Putin cho thấy, vị thế và vai trò của Nga đã giảm sút một cách thảm hại. Đồng thời, vai trò luật pháp quốc tế đang dần được nâng cao.

Tôi biết có không ít người vẫn ủng hộ ông ta một cách mù quáng, đang tự lừa dối chính bản thân mình để đưa ra những bài viết, lời nói nhằm bảo vệ ông ta rằng “vì ông ấy không thèm đến”.

Và có thật là ông ấy “không thèm đến” không?

- Thứ nhất: BRICS là Tổ chức có Nga là quốc gia sáng lập. Tức có nghĩa, về góc độ nào đó thì BRICS là ”con đẻ” của Nga chứ có phải của bọn Tây, bọn Mỹ hay bọn “không thân thiện” đâu mà ông ấy “không thèm đến”?

samedi 15 juillet 2023

Phan Châu Thành - Thể diện quốc gia

 

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chính thức gửi lời đề nghị tới chính phủ Nga, qua đó yêu cầu tổng thống Nga Putin KHÔNG TỚI DỰ cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức BRICS được tổ chức vào tháng Tám này ở Johannesburg.

Nam Phi lo ngại vì bị ràng buộc bởi Khế ước Roma, qua đó, chính phủ Nam Phi phải công nhận quyền phán quyết của Tòa án Quốc tế Hague. Mà Putin thì đang có lệnh truy nã trên toàn thế giới, được phát đi bởi tòa án này.

"Chúng tôi không thể đưa ra lời mời ai đó rồi lại phải tiến hành bắt giữ. Chúng tôi đề nghị cử ông Lavrov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga đi thay, dẫn đầu đoàn đại biểu Nga." - phó tổng thống Nam Phi Mashatile phát biểu - theo The Washington Post.

mercredi 12 juillet 2023

Lê Xuân Nghĩa - Zelensky, nguyên thủ quốc gia không thuộc NATO đầu tiên khiến NATO phải thay đổi

 

Tổng thống Ukraine nêu ba vấn đề ưu tiên trong chuyến thăm của ông tới hội nghị thượng đỉnh NATO:

Gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine.

Lời mời đến NATO: "Hôm nay chúng tôi nghe nói rằng chúng tôi sẽ nhận được lời mời khi an ninh cho phép, tôi muốn thảo luận với các đối tác của chúng tôi."

Đảm bảo an ninh cho Ukraine trên đường gia nhập NATO.

Kết quả thế nào?

jeudi 7 octobre 2021

Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ họp qua video trước cuối năm


Đăng ngày:

Loan báo trên đây được đưa ra sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan và người đứng đầu về ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, họp kín tại Zurich (Thụy Sĩ), lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao hai bên đối thoại sau hội nghị đầy sóng gió hồi tháng Ba ở Alaska.

Joe Biden và Tập Cận Bình đã điện đàm hôm 09/09 sau bảy tháng không liên lạc, đôi bên hứa tạo điều kiện cho đối thoại, trong bối cảnh đối đầu chiến lược và bất đồng trên nhiều vấn đề.

mardi 24 août 2021

Diễn đàn Crimée: Nga bị coi là Nhà nước chiếm đóng


Đăng ngày:

Khoảng 15 tổng thống, thủ tướng các nước châu Âu (như Ba Lan, Thụy Điển…) đã tham dự Diễn đàn. Các nước khác như Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ gởi các bộ trưởng hay chủ tịch Quốc hội đến tham gia. Sự kiện này diễn ra sau nhiều tháng Kiev không ngừng phàn nàn các đối tác do dự về việc Ukraina gia nhập NATO, duy trì thỏa thuận khí đốt với Nga hay từ chối bán vũ khí cho Ukraina.

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình :

jeudi 17 juin 2021

Biden - Putin : Chiến tranh lạnh hay hòa bình lạnh ?


Đăng ngày:

Le Monde chạy tựa « Một thượng đỉnh ngờ vực giữa Biden và Putin ». Le Figaro đưa tít lớn « Biden-Putin : Cuộc gặp đầu tiên trong căng thẳng ». Ảnh của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga cũng chiếm trang nhất Libération với nhận xét, một tổng thống Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo các nước dân chủ, một nguyên thủ Nga muốn giành lấy vị trí của Trung Quốc – đối thủ hàng đầu của Washington, cuộc họp mang dáng dấp chiến tranh lạnh. La Croix nhận định « Vladimir Putin và Joe Biden, một cuộc đối thoại không ảo tưởng ».

Trong bài xã luận « Biden-Putin : Một thượng đỉnh có vẻ như một ván bài tẩy », Libération nhận xét, Nhà Trắng xác định quan hệ với Matxcơva cần « ổn định » hơn, nhưng đây chính xác là ngược lại với những gì tổng thống Nga muốn hứa hẹn.

mardi 15 juin 2021

Biden hứa nêu ra « lằn ranh đỏ » và đề nghị hợp tác trong cuộc gặp Putin


Đăng ngày:

AFP dẫn tuyên bố của ông Biden trong cuộc họp báo kết thúc thượng đỉnh NATO ở Bruxelles, rằng Mỹ không tìm kiếm xung đột với Nga, nhưng sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục các hành động như hiện nay. Tổng thống Mỹ đặc biệt chú ý đến số phận của nhà đối lập Alexei Navalny đang bị giam cầm, cảnh cáo nếu Navalny tử vong sẽ là một bi kịch, chứng tỏ Nga không hề có ý định tôn trọng các quyền căn bản của con người, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với thế giới.

Biden tố cáo « các hành động hiếu chiến của Nga », nhấn mạnh Hoa Kỳ cùng với NATO « ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ». Tuy khẳng định « sẽ làm mọi cách để Ukraina có thể chống lại các cuộc tấn công », nhưng tổng thống Mỹ nói rằng việc gia nhập NATO mà tổng thống Ukraina rất thiết tha, không tùy thuộc vào ông, mà đó là quyết định của 30 quốc gia thành viên.

vendredi 26 mars 2021

Thượng đỉnh Liên Âu tập trung vào việc thiếu vac-xin, lần đầu tiên Biden tham dự


Đăng ngày:

Trong lúc nhiều nước EU phải siết chặt phong tỏa để đối phó với đợt dịch Covid thứ ba, sự chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng và vấn đề cung ứng vac-xin AstraZeneca gây bực tức. Ủy ban Châu Âu đã củng cố cơ chế kiểm soát xuất khẩu lập ra hồi tháng Giêng. Việc này bị Luân Đôn chỉ trích, nhưng đôi bên đã tìm được giải pháp tối qua.

mercredi 10 mars 2021

Biden họp thượng đỉnh Bộ Tứ để đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Đây là lần đầu tiên tân tổng thống Mỹ tham dự cuộc họp của liên minh không chính thức nhằm đối đầu với Trung Quốc, sau khi đã họp thượng đỉnh với Canada, Mêhicô và G7. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố việc ông Biden chọn đây là một trong những sự kiện đa phương đầu tiên « chứng tỏ tầm quan trọng được dành cho sự hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».

Theo bà Psaki, bốn nhà lãnh đạo Bộ Tứ sẽ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và đại dịch Covid, hai ưu tiên của tổng thống Mỹ. Thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ nói thêm, các bên cũng đề cập đến « các hồ sơ khu vực và thế giới có lợi ích chung, và các lãnh vực hợp tác cụ thể để duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».

lundi 15 février 2021

Thượng đỉnh G5 Sahel: Pháp muốn giảm bớt hoạt động trong khu vực


Đăng ngày:

Tổng thống các nước G5 Sahel (Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger và Tchad) đều hiện diện tại N’Djamena, thủ đô của Tchad, một năm sau hội nghị thượng đỉnh Pau ở Pháp.

Thượng đỉnh kỳ trước đã quyết định gia tăng sức mạnh quân sự tại vùng « ba biên giới » (Mali, Niger, Burkina) và tăng cường thêm 600 quân Pháp trong khuôn khổ chiến dịch Barkhane, đưa tổng số lính viễn chinh Pháp lên 5.100. Còn lần này Paris mong muốn các đồng minh dần thay chân về quân sự lẫn chính trị, để giảm bớt cam kết có từ 8 năm qua.

jeudi 3 décembre 2020

Covid-19 : Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về vac-xin


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

« Đối với Liên Hiệp Quốc, trước hết cần nhấn mạnh rằng việc phân phối vac-xin đã vượt khỏi tầm quốc gia, trong lúc Nga và Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ bắt đầu tiêm chủng trong những ngày tới.

jeudi 19 novembre 2020

Biển Đông: ASEAN quan ngại, Canada phản đối quân sự hóa


Đăng ngày:

Thông cáo của ASEAN cho biết khi thảo luận về tình hình Biển Đông, một số nhà lãnh đạo đã nêu lên mối quan ngại về các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và các sự cố nghiêm trọng tại vùng biển này. Hàm ý chỉ trích việc Trung Quốc tự tiện lập ra các đơn vị hành chính tại Biển Đông, ASEAN tái khẳng định cần phải đạt đến một giải pháp hòa bình để giải quyết bất đồng, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 16 và 17/11 tại Hà Nội với hơn 400 học giả và đại biểu tham gia trực tuyến, bộ trưởng Quốc phòng Canada, ông Harjit Sajjan tuyên bố, Canada phản đối các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Canada chống lại việc sử dụng vũ lực, cải tạo đất với quy mô lớn, xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo ; đồng thời kêu gọi tuân thủ những cam kết về phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp, cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

lundi 4 mai 2020

Liệu Việt Nam có thể làm chủ tịch ASEAN thêm một năm nữa ?

Từ Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình về đại dịch virus corona, ngày 14/04/2020. © Manan Vatsyayana/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Trước khi các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia hội nghị thượng đỉnh đặc biệt qua truyền hình về đại dịch virus corona ngày 14/04/2020, đã có nhiều nguồn tin nói với tác giả rằng Việt Nam, đương kim chủ tịch năm 2020, muốn kéo dài thời gian giữ vị trí này thêm một năm.

Đối với Việt Nam, đại dịch do con virus từ Vũ Hán đã phá hỏng niềm hy vọng đạt đến một sự thay đổi thực sự trong khối ASEAN năm nay. Cây bút Toru Takahashi trong bài viết đăng trên Nikkei Asian Review ngày 06/04/2020 đã chạy tựa « Một năm bị mất đi của Việt Nam ». 

lundi 1 juillet 2019

Thức trắng đêm, châu Âu vẫn chưa bầu được lãnh đạo

Quá mệt mỏi, các phóng viên theo dõi hội nghị thượng đỉnh EU ở Bruxelles ngã gục tại bàn làm việc, 01/07/2019.

Sau một đêm thức trắng và 14 tiếng đồng hồ đàm phán gay go, đến sáng nay 01/07/2019 các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU) vẫn chưa thỏa thuận được với nhau về các chức vụ chủ chốt. Cuộc họp được dời lại ngày mai.

Cuộc họp thâu đêm này là kỳ thảo luận chính thức lần thứ hai, nhưng thật ra đã là lần thứ ba, vì các nhà lãnh đạo 28 nước châu Âu đã có bữa ăn tối làm việc trước đó. Thông tín viên Anissa El Jabri tại Bruxelles cho biết, nhiều đại biểu không chấp nhận để cho chính khách dân chủ xã hội Hà Lan Frans Timmermans làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu, theo như thỏa thuận sơ bộ tại thượng đỉnh G20 ở Osaka.

« Đó là cả một trận oanh kích nhắm vào ứng viên Timmermans. Cánh hữu châu Âu không chấp nhận ông : Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Ireland và cả Đức cũng thế. Theo tổng thư ký CDU, một giải pháp nào khác ngoài ông Manfred Weber đều « không thể hiểu được ».