Affichage des articles dont le libellé est Quân nhân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quân nhân. Afficher tous les articles

mercredi 20 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Một người đi...người Hà Nội khóc thương

 

Tối 18/11/2024, Đài Truyền hình Kỹ thuật Số VTC kết hợp cùng một trung tâm tổ chức đêm chung kết Giọng ca vàng Boléro 2024 ngay tại Thủ Đô Hà Nội.

Kết quả cuối cùng: Quán quân cuộc thi là cô giáo dạy Âm nhạc đến từ Hà Nội Quỳnh Hà đã đoạt giải với nhạc phẩm Một Người Đi của Nhạc sĩ Mai Châu, sáng tác tại Saigon năm 1967.

Trong phần dự thi của Cô giáo Quỳnh Hà, có diễn viên múa minh họa mặc quân phục Giải Phóng Quân, trong khi nguyên mẫu của Một Người Đi hoàn toàn ngược lại.

lundi 11 novembre 2024

Tuấn Khanh - Sang Nga, lính Bắc Hàn đâm nghiện phim khiêu dâm

 

Các báo cáo cho biết binh lính Bắc Hàn đã sớm lâm vào tình trạng nghiện phim khiêu dâm, sau khi lần đầu tiên được truy cập internet trong khi giúp Nga chiến đấu với Ukraine.

Tờ New York Post cho hay những người lính Bắc Hàn tham gia mặt trận chiến tranh ở Ukraine cùng quân Nga đã có quyền truy cập internet không bị hạn chế lần đầu tiên.

Và đây hoàn toàn là cú sốc đầu đời đối với hàng ngàn thanh niên Bắc Hàn khi được tiếp xúc tự do với thế giới, hình ảnh phụ nữ và những câu chuyện chưa bao giờ bị kiểm duyệt. Và hơn hết là họ trở nên say mê các nội dung khiêu dâm, theo tiết lộ từ một quan chức Ngũ Giác Đài giấu tên.

jeudi 17 octobre 2024

Bông Lau - Mưa đêm

 

Đêm qua hơn 3 giờ sáng mới về tới phòng, thay đồ và tắm rửa xong thì gần 4 giờ sáng mới rón rén lên giường ngủ vì sợ đánh thức cha nội nằm phía đối diện nơi vách. Hắn sẽ phải thức 4 giờ rưỡi sáng để ra bãi đáp trực thăng đi công tác xa.

Buổi sáng 10 giờ phải đi họp. Chỉ kịp súc miệng rửa mặt qua loa rồi chạy đến phòng họp. Lần này toàn là Đại tá Trung tá Đại úy, tóc tai họ chải láng coóng như tài tử xi nê ma. Có mấy người là phi công Black Hawk và Apache.

Họ dùng cây viết chiếu chấm sáng laser chỉ vào cái bản đồ lớn trên tường. Họ nói gì tai mình chỉ nghe lùng bùng mơ hồ. Mắt nhìn lên bản đồ thấy nhạt nhòa mờ ảo. Đầu óc bồng bềnh chơi vơi... vì buồn ngủ thấy bà. Có gì sau này hỏi lại người khác cũng được.

mardi 24 septembre 2024

Bông Lau - Tình bạn

 

Chiều tối hôm qua đi ăn nhà bàn một mình. Luôn luôn đi một mình vì vào nhà bàn ngồi cạnh ai thì người đó sẽ thành bạn.

Vừa đi vào thì gặp lại toán lính Lê Dương Pháp quen thân đang ngồi ăn. Họ trố mắt sửng sốt vì thằng cha xạ thủ râu tóc xồm xoàm như mới ở rừng về. Mình sà vào cụng tay chào anh em. Anh "Mũi Két" ngầu nhưng hiền nói "Chúng tôi lo lắng và chờ đợi bạn trở lại". Anh Trung Úy Lê Dương gốc Á hay đùa giỡn thì nói "Tụi tui tưởng anh đi luôn chớ không về đây lại".

Xạ thủ móc trong túi quần ra hai huy hiệu của một đơn vị chống khủng bố khét tiếng ở vùng công tác tặng anh Trung Úy và anh Mũi két. Anh Trung Úy Lê Dương lột ngay huy hiệu "EOD" trên vai tặng lại. Hình như EOD là một đơn vị công binh của Lê Dương Pháp thì phải. Mai mốt khi gặp lại anh em sẽ hỏi thêm chi tiết.

Lý Thụy Ý - Ta ở đây...mà, mơ cố hương!

 

*Viết cho những Người Lính của tôi

có người đôi lúc lên cơn ut,

xé chiến bào xưa, rũ rượi cười.

tay ôm ci mc như ôm súng,

mt bng cơn gin tui đôi mươi.

         có người lng l ngi trong góc

         mt quán café cui xóm nghèo.

         hóng mt ch tàn phiên ch sm,

         đón người con gái mt trong veo.

dimanche 22 septembre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Suy nghĩ vụn sáng Chủ nhật

 

Nhìn những nếp nhăn trên gương mặt già cỗi của anh Thức sau những năm tháng tù đày khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến những khuôn mặt khắc khổ của biết bao cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Họ cũng từng bị tù đày trong những nhà tù khét tiếng của người cộng sản sau khi “thống nhất đất nước”.

Các nhà tù, đội lốt “trại cải tạo” cực kỳ tàn bạo ở miền Bắc, đã giảm cầm hàng trăm ngàn con người, cướp đi bao tâm hồn và cuộc đời của họ. Từ Hoàng Liên Sơn đến Suối Máu, những địa danh kinh hồn đã chôn vùi  biết bao mảnh đời trong sự im lặng đáng sợ.

Những “trại cải tạo” khổng lồ, phi nhân, kiểu Gulag, tại Liên Xô và các nước khối xã hội chủ nghĩa được sao chép một cách tàn bạo tại Việt Nam, để trả thù tất cả những ai liên quan đến chế độ cũ.

mercredi 18 septembre 2024

Bông Lau - Lòng người phức tạp

 

Khi sống trong điều kiện gian khổ và hiểm nguy ở tiền đồn thì xạ thủ nhớ sự bình yên và tiện nghi ở nhà. Nhớ rất nhiều những người bạn và người thân bên kia đại dương.

Giờ đây đang ở trong một căn cứ lớn chuyển tiếp, trước khi về lại một căn cứ mẹ lớn hơn nữa và đầy đủ các dịch vụ miễn phí, thức ăn thức uống ê hề. Nhưng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, bỗng đã nhớ đời sống gian khổ ở tiền đồn nơi đất địch.

Nhớ cái ghế bố cứng ngắc, chui vào túi ngủ kéo phéc mơ tua trùm kín đầu rồi bật điện thoại bên trong túi ngủ đọc email của bạn bè, đọc hỉ nộ ái ố Facebook. Bên ngoài gió lộng quánh phần phật vào vách lều. Dưới đất mấy con chuột chạy vụt qua. Nơi xa xa máy bay gunship thực tập oanh kích ban đêm, tiếng đại bác nổ bục bục bục ầm ầm ầm.

mardi 17 septembre 2024

Bông Lau - Đêm không ngủ

Cả đêm qua coi như hỏng ngủ. Chỉ chập chờn vài chục phút nằm trên ghế bố nhưng ba lô bao hành lý đã chuẩn bị xong xuôi. Đến 2 giờ sáng, ba anh em lồm cồm dậy nai nịt ba lô lên vai. Ì ạch kéo bao hành lý nặng nề đi dưới ánh trăng tròn sáng vằng vặc.

Đến điểm hẹn, được hai chiếc pickup Toyota đón và chở ra bãi đáp trực thăng. Cánh đồng cát trắng được phản chiếu dưới ánh trăng xanh xao mờ ảo lạnh lẽo rờn rợn. Nhiều bóng đen đứng lố nhố chờ đợi. Thêm mấy chiếc pickup Toyota nữa. Xe pickup Toyota rất được Biệt Kích lẫn khủng bố Trung Đông ưa chuộng.

Hai anh Biệt Kích Không Quân USAF Spec Ops trang bị máy truyền tin ăng ten chĩa lên trời, đầu đội nón chống đạn có gắn máy hồng ngoại tuyến. Bóng đen của hai anh Biệt Kích như người ngoài hành tinh. Đôi mắt họ phản chiếu ánh sáng xanh của máy nhìn đêm làm giống như đầu một con quái vật. Các anh đang liên lạc với máy bay.

lundi 9 septembre 2024

Bông Lau - Hạnh phúc

 

Những dòng hồi ký viết mấy tháng qua là nét chấm phá của một bức tranh muôn màu phức tạp, của một người đang góp phần chống khủng bố, kẻ thù của xã hội văn minh.

Từ những lăng kiếng ảm đạm miêu tả con chuột bị bịnh mà tác giả phải tự tay lau chùi làm vệ sinh, đến con chó hoang lang thang trong doanh trại, rồi những đêm không ngủ cô đơn buồn bực nhớ nhung đời sống thành phố và những người thân yêu nơi ấy.

Lăng kiếng màu hồng “vinh quang” và “hào hùng” của người viễn chinh là những chuyến bay đêm vào vùng được coi là nguy hiểm nhứt của Trung Đông.

lundi 2 septembre 2024

Dương Công Quan - Bạn tôi, Nguyễn Đủ

Bạn tôi, trung úy Nguyễn Đủ khóa 6/69 SQTB đã từ giã cõi trần để ra đi.

Tôi và Nguyễn Đủ cùng trung đội, cùng đại đội trong thời gian thụ huấn ở quân trường Đồng Đế (1970), cùng khóa tư pháp cảnh lại với tôi ở Cam Ranh (1962), cùng tôi trải qua nhà tù Đồng Găng, trại A30 Tuy Hòa và Ty Công an Phú Khánh (từ năm 1975 đến năm 1981).

Cuối năm 1969 sau khi học xong giai đoạn 1 tại Quang Trung, khóa 6/69 SQTB Thủ Đức được chia làm hai, một nửa vào Thủ Đức và một nửa ra Đồng Đế để tiếp tục thụ huấn giai đoạn 2.

lundi 5 août 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Tài sắc vẹn toàn


Hoa hậu Mỹ 2024, cô Alma Cooper. Năm nay cô 23 tuổi, sĩ quan chuyên nghiệp của quân đội Mỹ.

Cô học trung học tại trường trung học Okemos, tiểu bang Michigan. Tại đây cô vừa học rất giỏi, vừa là vận động viên bóng rổ, chạy và bóng chuyền. Đồng thời cô là đội trưởng đội bóng chuyền và bóng rổ của trường từng đoạt cúp vô địch cấp quận.

Rất xinh đẹp, cô là á quân cuộc thi Hoa hậu Thiếu niên Hoa Kỳ Michigan năm 2017. Chưa hết, cô tham gia hợp xướng/kịch trong hai năm và giành được danh hiệu toàn tiểu bang cho hợp xướng và ca hát tại Châu Âu trong sáu tuần với Hợp xướng Quốc tế Blue Lakes.

samedi 27 juillet 2024

Lưu Nhi Dũ - Nói về những bức ảnh…


1. Ảnh bạn Nguyễn Văn Thạnh, người bạn đồng đội thân yêu của chúng tôi và anh em Trung đoàn 812 (f309) mới mất cách nay 3 năm.

Bạn ấy là xạ thủ đại liên M60, một chiến binh dày dạn trận mạc trên chiến trường K, mất 2 chân, cưa đến tận háng vậy mà sau này trở thành một doanh nhân thành đạt. Khi còn sống, Thạnh là một cựu chiến binh cảm nhận chiến tranh rất mẫn cảm. Qua bạn, tôi biết mỗi người cựu binh chiến trường sau này trong tâm thức họ đều có hai cuộc chiến, cuộc chiến trên thực địa và cuộc chiến trong ký ức với những đêm bạn ấy mơ cầm khẩu AK rượt theo thằng Pol Pot đòi lại đôi chân của mình.

Có những khi nhớ rừng, nhớ những cuộc hành quân bất tận trên đất nước chùa tháp, ba lô nặng 30 ký, 2 cơ số đạn, trên vai lủng lẳng 2 quả cối cho pháo binh, Thạnh gọi tôi lên xe và đi dọc đường Trường Sơn, để chỉ một niềm vui trải tấm bạt bên suối uống cùng đồng đội, ngắm núi rừng.

mercredi 17 juillet 2024

Bông Lau - Lính lê dương Pháp


Hôm qua hơi đuối sức nên nghỉ nằm ở phòng viết Facebook cho zui. Ở đây làm ziệc 7 ngày một tuần luôn. Đang mãi mê ziết thì sực nhớ nhà bàn sắp đóng cửa lúc 18 giờ, sau đó thì chỉ còn sandwich.

Thế là gã xạ thủ mặc áo giáp vào ì ạch chạy mau đến nhà ăn. Hỏng ngờ đi lạc nên càng bấn xúc xích. Cuối cùng gặp một đám lính UK nói ngọng, họ chỉ chỗ đến nhà ăn. Mình cám ơn kiểu bình dân học zụ "Thank you, Men". Lính trẻ nhìn gã trung niên "You are welcome Sir". Nơi đây hả miệng ra là toàn là Xơ với Múi...

Vào nhà ăn mới biết hôm đó họ cho ăn bít tết và cả cá hấp nữa. Thấy đám lính trẻ ngồi cầm cục bít tết bằng tay đưa lên cắn rồi xé rồi nhai nhìn hơi ngầu. Tự nhiên mình cũng hưng phấn muốn xơi một miếng bít tết như đám lính trẻ.

Bông Lau - Những ngày xưa thân ái

Xe chở chúng tui đến một cái “hangar” làm thủ tục “xuất ngoại” một cách quái dị. Xạ thủ mang thông hành của Bộ Quốc Phòng Mỹ nhưng chẳng ai thèm coi, mà chỉ đòi coi “sự vụ lịnh” (travel order) dài lê thê nói mình sẽ đi đâu.

Mình biết trước là hành lý sẽ bị soi quang tuyến nên mấy con dao găm đẹp mua ở PX cất kỹ trong hành lý, sẽ được bọc lưới cột trong kiện hàng để trên mấy tấm nhôm pallet. Nhưng khi nhân viên rọi quang tuyến thấy đồ chơi lạ nên bắt xạ thủ mở mấy bao hành lý để kiểm tra. Họ thấy mấy con dao găm sáng ngời hào quang. Đám sĩ quan xếp hàng đứng sau lưng mình trố mắt ngạc nhiên vì thấy cha nội Á Châu lù khù lại chơi toàn dao găm có răng cưa.

Mấy anh lính kiểm tra cười toe toét thú vị. Một anh cười cười giải thích: Sir, ông không được cất dao trong hành lý gởi trên pallet mà phải mang trong người. Chèn đét ơi sao lọa rứa nè. Ảnh giải thích thêm là trách nhiệm giữ lấy đồ chơi của mỗi người, vì nếu có thằng nào chán đời nó sẽ chôm dao găm của ông để quyên sinh thì sao. Ờ nghe cũng có lý.

lundi 8 juillet 2024

Trần Thanh Cảnh - Ước mơ của Huy Đức


Hồi đầu năm, tôi và Huy Đức đi thăm thú vài nơi trên biên giới phía Bắc. Lúc ngồi nghỉ bên cột mốc chỗ Ải Nam Quan, hai chúng tôi nói chuyện với nhau về các cuộc chiến đã xảy ra trên đất Việt.

Những cuộc chiến chống ngoại xâm luôn là niềm tự hào dân tộc vô song. Nhưng có những cuộc nội chiến, thì đó lại là nỗi day dứt khôn nguôi, của nhiều thế hệ.

Bởi không như chiến tranh chống xâm lược, nó đoàn kết mọi người trên dải đất hình chữ S này, cuộc nội chiến nó để lại di chứng đau thương, chia rẽ không biết đến bao giờ...

mardi 28 mai 2024

Nguyễn Tấn Cứ - Kính tiễn anh, nhà văn Trần Hoài Thư


Năm 1972 tôi có đọc đâu đó một truyện ngắn của Trần Hoài Thư với một cái tựa cực kỳ mơ mộng “Bay theo mùa chim đổi xứ“.

Truyện viết về một người lính đang trên đường về thăm người yêu, trên một đoạn đèo hoàng hôn hoang vắng. Bỗng nhiên anh cảm thấy dưới kia là vực sâu sương mù nắng vàng quá đẹp, đẹp đến nỗi anh nhấn ga và chiếc jeep lao đi mất hút .

Chắc là anh đã tới thiên đường để quên đi cuộc chiến tranh điên loạn. Một cuộc chiến mà chỉ một tay “thám kích“ như anh mới cảm nhận được. Một cuộc chiến nồi da xáo thịt chỉ có người trong cuộc mới cảm thấy đau thương, muốn chạy trốn muốn rời đi để đến một nơi nào đó hoang vu không có dấu chân người, không còn đạn bom vung vãi thịt da buồn.

Dương Công Quan - Nhà văn Trần Hoài Thư đã từ giã bạn bè

Hai ngày trước huynh trưởng Lê Hoàng Viện khóa 5/68 Thủ Đức, tức nhà văn Lê Cần Thơ từ bên Houston báo tin cho biết là sau khi chị Nguyễn Ngọc Yến mất thì nhà văn Trần Hoài Thư ngã bệnh nặng lắm sợ không qua khỏi.

Theo bác sĩ thì quỹ thời gian dành cho anh Trần Hoài Thư vài ngày nữa thôi là cạn kiệt. Dẫu biết là như thế nhưng tôi vẫn thầm hy vọng và cầu nguyện, dù tia hy vọng vô cùng mỏng manh. Những lời cầu nguyện đó không được đáp ứng nên sáng nay nghe tin anh Trần Hoài Thư đã đi theo chị Yến rồi. Tôi bàng hoàng không tin là anh đã đi nhanh như thế nên tôi đã hỏi anh Lê Hoàng Viện để xác nhận lại. Sự thực vẫn là sự thực dù không muốn tin. Buồn ơi là buồn !

Nhớ đến anh thì không thể không nhớ đến lần đầu tôi gặp anh ngoài đời cách đây 53 năm tại Quân Y Viện Ban Mê Thuột trong thời chinh chiến. Năm 1971 tôi bị thương được đưa về đây điều trị. Giường bên cạnh là một trung úy của sư đoàn 23 với cặp kính cận dày cộm có sợi dây thun buộc phía sau. Đó là trung úy Trần Quí Sách tức nhà văn Trần Hoài Thư. Thế là hai người quen nhau.

mercredi 8 mai 2024

Nguyễn Đình Bổn - Bi kịch của một người lính Nga!

Trung sĩ Yury Galushko, 57 tuổi vừa bắn chết 6 sĩ quan và lính Nga trong sư đoàn của mình ở Donetsk bị chiếm đóng, và tẩu thoát.

Sinh ra ở Kharkiv (Ukraine), cha là một cựu chiến binh Thế chiến 2 đã qua đời năm 2011. Sau đó ông chuyển đến Belgorod (Nga) để kết hôn với Natalia vào năm 2013 và trở thành công dân Nga. Họ hiện đã ly hôn.

Yury Galushko bị cườm mắt nặng, bác sĩ chẩn đoán nếu không phẫu thuật có thể bị mù nên ông đã liều lĩnh đăng lính để kiếm tiền chữa bịnh.

mardi 30 avril 2024

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

dimanche 28 avril 2024

Từ Khắc Sơn - Tháng Tư nhớ cha


Ngày 27-4 là ngày giỗ ba tôi, 49 năm về trước, ngày 27-4-1975. Ba tôi mặc đồ lính lên đơn vị. Ông là Thượng sĩ thường vụ Liên đoàn 32 Biệt Động Quân đóng tại Gò Dầu -Tây Ninh, và từ đó cho tới ngày 30-4 ông đã không bao giờ về nữa!

Mẹ và anh tôi có đi lên hướng Củ Chi Tây Ninh tìm, nhưng không có tung tích, chỉ thấy hai bên đường xác chết rải rác...nhưng không có ba tôi.

Mãi tới hơn một năm sau, một người lính thân cận của ba tôi, sau khi đi học tập ba ngày (vì là lính trơn nên chỉ học ba ngày)về quê sinh sống, nay có dịp lên Sài Gòn, đã đến nhà báo tin rằng ba tôi đã chết (nhưng không tìm thấy xác). Từ đó gia đình lấy ngày ông ra đi 27-4  là ngày giỗ.

              THÁNG TƯ NHỚ CHA