Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Quang Dy. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Quang Dy. Afficher tous les articles

lundi 2 janvier 2023

Nguyễn Quang Dy - Trước thềm năm mới và thời đại mới

 

Những đợt rét đậm kéo dài trong mùa giáng sinh (2022) như muốn báo hiệu một năm mới bất thường (2023), và một thời đại mới bất định.

Thế giới chưa thoát khỏi đại dịch Corona thì chiến tranh Ukraine đã ập tới. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi đại dịch vì chính sách “zero Covid”, làm dân chúng “tức nước vỡ bờ”. Dù các nước có thoát khỏi đại dịch thì còn lâu mới thoát khỏi hệ quả nặng nề đối với hệ thống y tế và nền kinh tế.  

Biến số khó lường

Sau hai thập niên khởi đầu thế kỷ 21, loài người đã bị sốc bởi hai sự kiện khó lường. Một là đại dịch Corona đã làm 15 triệu người chết (theo WHO, tính đến tháng 5/2022), làm cho nhiều quốc gia, kể cả siêu cường cũng bị khủng hoảng. Hai là cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm cho hàng trăm ngàn lính Nga và Ukraine bị chết (theo các nguồn báo chí), và hàng chục triệu người dân Uktraine phải sơ tán khỏi quê hương (theo UNHCR). 

dimanche 17 juillet 2022

Nguyễn Quang Dy - Nước Nhật không còn Abe


Ngày 08/07/2022 sẽ đi vào lịch sử nước Nhật khi cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67 tuổi, đã bị ám sát khi đang diễn thuyết tại Nara (gần Osaka và Kyoto) để vận động tranh cử thượng viện cho đảng LDP.

Cái chết bất ngờ của ông Abe Shinzo không chỉ gây sốc cho nước Nhật mà còn cho Việt Nam và thế giới. Nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho “nước Nhật hậu Abe”. Bài này sẽ phân tích những di sản của ông Abe và hệ quả khó lường.   

Cái chết bất ngờ

Tetsuya Yamagami, 41, một cựu binh hải quân (MSDF), đã dùng một khẩu súng tự chế bắn ông Abe hai phát từ cự ly gần 5 mét.

vendredi 10 juin 2022

Nguyễn Quang Dy - Tác động của bàn cờ Ukraine sau 100 ngày

 

(Boxitvn 10/06/2022) Nga xâm lược Ukraine đã làm cho nhiều người Việt bị sốc, vì Việt Nam có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine.

Khi Nga đã trở thành kẻ xâm lược và tội đồ quốc tế thì Việt Nam khó duy trì cân bằng với cả hai bên, tuy Nga vẫn là nước cung cấp vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc. Trong khi đó, bàn cờ Ukraine đang làm đảo lộn trật tự thế giới.

Sau hơn hai năm vật lộn với đại dịch corona, các nước phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Covid”. Nay chiến tranh Ukraine đã vượt qua 100 ngày, các nước cũng phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Ukraine” và “hậu Putin”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, “trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới” (Henry Kissinger).

lundi 14 février 2022

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức năm Nhâm Dần

 

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa).

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder).

jeudi 20 janvier 2022

Nguyễn Quang Dy - Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần


Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần đang đến gần. Những vụ bê bối điển hình từ cuối năm cũ thường cho ta chỉ dấu về những gì sẽ diễn ra trong năm mới.

Đó là một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Hoặc đổi mới thể chế, để tiếp tục phát triển, hoặc duy trì nguyên trạng, để tiếp tục tụt hậu. Trong khi các chuyên gia tổng kết năm cũ và dự báo về năm mới, cần lý giải các vụ bê bối điển hình để dự báo xu hướng.

Thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước

vendredi 28 mai 2021

Nguyễn Quang Dy - Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn


(Boxitvn 28/05/2021) Gần đây, dư luận ồn ào về câu chuyện “thần y” Võ Hoàng Yên đang bị “thánh chửi” Nguyễn Phương Hằng (CEO của Đại Nam, vợ đại gia “Dũng Lò Vôi”) tố cáo dùng bùa ngải để lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản. Theo bà Phương Hằng, 14 năm qua ông Yên đã hành nghề “lang băm”, lừa đảo nhiều người cả trong và ngoài nước, làm họ “tiền mất tật mang”. Bà còn tố cáo một số “nghệ sĩ” đã ẩn danh nói xấu mình để bênh vực cho ông Yên.

Bà Phương Hằng cũng lên án “danh hài” Võ Hoài Linh, không chỉ vì đồng bóng, mà sáu tháng qua đã ỉm đi gần 14 tỉ VNĐ mà những người hảo tâm đã ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. Về pháp lý, phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự thực, nhưng nếu sự thực được phanh phui thì đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về một nhóm lợi ích có bóng dáng một giáo phái tà đạo mà chính bà ấy là nạn nhân, nay đang làm thay đổi cuộc chơi (game changer).                

Các loại siêu lừa

lundi 9 novembre 2020

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức sau bầu cử Mỹ năm 2020

 


(VietStudies 09/11/2020)
 “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” (Kiều)

Sau bốn năm như “đến hẹn lại lên”, nước Mỹ và thế giới lại chứng kiến trận chung kết giải thi đấu đặc biệt của nền dân chủ Mỹ, để khẳng định ai là chủ Nhà Trắng trong bốn năm tiếp theo.

Nhưng năm 2020, sự kiện chính trị này kịch tính và khó lường hơn, do hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump và một năm bị đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới càng bất an thì nước Mỹ càng phân hóa, không chỉ giữa hai chính đảng mà còn trong cộng đồng và các gia đình. Vậy sau bầu cử, nước Mỹ và thế giới phải đối mặt với những thách thức gì?

Kịch tính và khó lường

jeudi 29 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định


(Boxitvn 29/10/2020) Để lý giải thế giới hiện tại trong cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21” (21 lessons for the 21st century, 2018) Yuval Noah Harari trước đó đã viết hai cuốn “Lược sử loài người” (Sapiens: A Brief History of Humankind, 2014), và “Lược sử tương lai” (Homo Deus: A Brief History of Tomorrow, 2016). Chúng ta đang sống trong một thế giới rất bất ổn, đầy bất an và bất định. Vì vậy, muốn hiểu thế giới hiện tại, phải hiểu quá khứ và tương lai. 

Thế giới cũ đã qua 

Trong nửa đầu của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác, đã chịu hệ quả (trực tiếp hay gián tiếp) của hai cuộc đại chiến thế giới (WWI: 1914-1918 và WWII: 1939-1945) và một cuộc chiến tranh cục bộ tại Triều Tiên (1950-1953). Trong ba cuộc chiến tranh thông thường và tổng lực đẫm máu đó, các cường quốc đã trực tiếp tham chiến, trong khi thế giới hình thành hai phe (như phe “đồng minh” chống lại phe “trục phát xít”). 

samedi 24 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Lũ lụt Miền Trung: Nguyên nhân và hệ quả


“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Abutalip)

(BoxitVN 24/10/2020) Như “đến hẹn lại lên” trong hai thập kỷ qua, cứ đến mùa mưa bão thì Miền Trung lại phải chịu ngập lụt tang thương, năm sau còn tệ hơn năm trước, như một định mệnh (Karma). Năm nay, hơn một trăm người đã thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị vùi lấp hay ngập sâu, thiệt hại còn lớn hơn cả đại dịch Covid-19.

Nhưng điều đáng nói không chỉ là con số tử vong, gồm hai cấp tướng, hàng chục cấp tá, và một số cán bộ trung/cao cấp khác, mà là hiểm họa lâu dài về môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng, tiếp theo đại dịch như “thảm họa kép”.

mardi 20 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide


(Boxitvn 19/10/2020)
- Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (Chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là Thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại).

Có thể nói, Chính phủ Suga là sự nối tiếp của Chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của Chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc.

Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?

mardi 6 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Thế giới đang ở ngã ba đường


 

(Boxitvn 04/10/2020) Sau 75 năm chiến tranh và cách mạng liên miên (kể từ 1945), Việt Nam vẫn ở ngã ba đường ý thức hệ, nay lại bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu chiến lược Mỹ-Trung, buộc phải đối phó bằng cách giữ thăng bằng (như hedging game). 

Nhưng không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng đang ở ngã ba đường. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đang xô đẩy nhiều nước đến bên bờ vực của điểm bùng phát (tipping point). 

Trong khi thế giới biến đổi quá nhanh và khó lường, thì tư duy con người lại đổi mới quá chậm nên không theo kịp, làm bộc lộ các mâu thuẫn tiềm ẩn, và làm cho quá trình phân hóa càng thêm trầm trọng.

Mỹ và bước ngoặt mới 

dimanche 26 avril 2020

Nguyễn Quang Dy - Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc



(Bauxitvn 25/04/2020) Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”.

Tuyên truyền phản tác dụng

Chiến dịch tuyên truyền và “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc nhằm ba mục đích chính. Một là để đánh lạc hướng dư luận về coronavirus xuất xứ từ Vũ Hán mà họ đã phủ nhận. Hai là ca ngợi mô hình chống dịch của họ đã thành công. Ba là tuyên truyền cho “quyền lực mềm” của Trung Quốc đã đối phó thắng lợi với đại dịch, nay đang giúp các nước.

Theo các chuyên gia, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc theo kiểu Liên Xô cũ trong chiến tranh lạnh, tuy “hùng hổ nhưng vụng về” (aggressive but clumsy), nên có thể “phản tác dụng” (backfiring). Bắc Kinh muốn đánh bóng và đánh tráo hình ảnh Trung Quốc (đang xấu đi), để lấy lòng dân trong nước (đang bất bình) và dư luận quốc tế (ngày càng bất lợi).

mardi 4 février 2020

Nguyễn Quang Dy - Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020

Vũ Hán hoang vắng!

(Boxitvn 04/02/2020) Năm mới, sự bùng phát của Coronavirus (hay nCOV) là một tai họa cho Trung Quốc năm 2020. Nó không chỉ là khủng hoảng về vi sinh học và y học, mà còn là khủng hoảng hệ thống chính trị Trung Quốc, làm bộc lộ những tử huyệt của họ. Việt Nam cũng bị vạ lây vì “cùng chung vận mệnh”, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì hệ lụy “hội chứng Đồng Tâm”.

Tính đến 3/2/2020, ở Trung Quốc đã có 17.488 người mắc dịch (kể cả Đài Loan, Hồng Kông, Macao) và 361 người chết. Theo Bộ Y tế, ở Việt Nam đã có thêm 3 trường hợp mắc dịch, nâng tổng số lên 8 trường hợp. Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế, và ngừng tất cả các chuyến bay đến/từ Trung Quốc (nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới).

Phúc bất trùng lai

Sau ba thập kỷ phát triển nóng, Trung Quốc như người khổng lồ trỗi dậy thành siêu cường kinh tế, vượt Nhật và chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng Trung Quốc không “trỗi dậy hòa bình” như Mỹ và Phương Tây mong đợi, mà con rồng Trung Quốc phủ bóng đen của nó lên Biển Đông, bắt nạt các nước láng giềng và độc chiếm Biển Đông như cái ao của họ.

mardi 28 janvier 2020

Nguyễn Quang Dy - Tại Sao Đồng Tâm?


(Boxitvn 27/01/2020) Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).

Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?

Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.

lundi 16 décembre 2019

Nguyễn Quang Dy - Triển vọng đối tác chiến lược Việt-Mỹ


(Boxitvn 16/12/2019) Dịp Chúa Giáng sinh và Năm mới đang tới gần là cơ hội tốt để nhìn lại năm cũ và chuẩn bị năm mới. Trong năm 2019, nhu cầu đối tác chiến lược Việt-Mỹ cấp bách hơn khi đối đầu Việt-Trung tại Bãi Tư Chính đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới tại Biển Đông.

Từ 4/7 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã cho tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 và nhiều tàu chiến vũ trang bốn lần xâm phạm vùng biển Việt Nam, xô đẩy Hà Nội về phía Mỹ. Ông Nguyễn Phú Trọng định đi thăm Mỹ để tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng việc đó vẫn chưa thành. Đây là một di sản của năm 2019 để lại cho năm 2020 như một khoản nợ chiến lược.

Quá ít và quá muộn

Trong dịp họp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội (2/2019), ông Trump đã mời ông Trọng đến thăm Washington, dự kiến để thảo luận vấn đề Biển Đông và đối tác chiến lược Việt-Mỹ. Nhưng kế hoạch đi thăm Mỹ của ông Trọng vào tháng 7 và 10 năm 2019 không khả thi vì lý do sức khỏe, hoặc vì Trung Quốc phản ứng. Trong khi đó, ông Trump phải đối phó với nguy cơ bị Hạ Viện bỏ phiếu phế truất trong khi Quốc hội Mỹ ngày càng bị phân hóa sâu sắc.

lundi 9 septembre 2019

Nguyễn Quang Dy - Đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019.

(VietStudies 09/09/2019) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 18 tháng nay, lúc đánh lúc đàm, vẫn đang leo thang chưa có hồi kết, với hệ quả khó lường. Gần đây, khi Trung Quốc đánh thuế lên 75 tỉ USD hàng nhập của Mỹ (23/8/2019), Trump lập tức phản ứng để trả đũa bằng tăng thuế từ 25% lên  30% trên 250 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (từ 1/10/2019). Ông còn muốn tăng thuế trên 300 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (đến hạn từ 1/10 và 15/12/2019), cấm cửa Huawei và yêu cầu các công ty Mỹ không được làm ăn với Trung Quốc.

Quyết định của Trump làm rung chuyển thị trường chứng khoán. Dow Jones giảm 600 điểm (bằng 2,4%). Nhưng chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong cuộc “chiến tranh lạnh mới” Mỹ-Trung, với những quan điểm khác nhau, thậm chí đầy nghịch lý. Tuy còn hơi sớm, nhưng cần đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, để có cái nhìn toàn cảnh. 

Nghịch lý về chiến tranh thương mại

Trong khi chiến tranh thương mại “truyền thống” của Mỹ với EU (xuyên Đại Tây Dương) hoặc với Nhật Bản (xuyên Thái Bình Dương) trong thập niên 1980 (hay sau đó), chủ yếu là vì kinh tế, thì chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện nay chủ yếu là vì địa chính trị (do chiến lược thúc đẩy).

lundi 26 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 từ khi rời Đá Chữ Thập ngày 13/8 quay lại bãi Tư Chính đến ngày 26/08/2019. Ảnh GS Ryan Martinson.

(Viet-Studies 25/08/2019) Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Bước ngoặt và “khủng hoảng kép”

Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn.

Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách. 

mercredi 14 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang



(VietStudies 15/08/2019) Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương Địa Chất 8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu Hải Dương Địa Chất 8về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

vendredi 2 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan



Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tự tiện ngang dọc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 03/07 đến 02/08/2019.
(Viet-Studies 01/08/2019) Thế kỷ 21 có nhiều nghịch lý, vì biến số (variables) ngày càng tăng và hằng số (constants) ngày càng giảm, làm chính trị quốc gia và trật tự thế giới biến đổi khó lường. Trong khi thế giới thay đổi quá nhanh (theo biến số) thì tư duy con người thay đổi quá chậm (theo hằng số), như một nghịch lý trong nhận thức về thế giới. Sử gia Yuval Harari cho rằng thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều “tin vịt” (fake news), làm người ta dễ ngộ nhận.

Bài này đề cập đến mấy vấn đề lớn có nhiều biến số, đang thách thức Việt Nam tại bước ngoặt mới năm 2019: (1) Trung Quốc đang bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính. (2) Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tai họa do quá nhiều đập thủy điện. (3) Đối đầu Mỹ-Trung có thể làm cho Việt Nam “lợi bất cập hại”. (4) Trước bức tranh địa chính trị đầy bất trắc, muốn thoát hiểm Việt Nam phải quyết điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế, trước khi quá muộn. 

Khủng hoảng bãi Tư Chính

Sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (5/2014) là một cú sốc, gây khủng hoảng Biển Đông, xô đẩy Việt Nam về phía Mỹ, như “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Nhưng sự cố đó có lẽ chưa đủ mạnh để thắng nguyên trạng. Quan hệ Trung-Việt tuy xa hơn “nhưng không quá xa”, và quan hệ Mỹ-Việt tuy gần hơn “nhưng không quá gần” (Alexander Vuving). Việt Nam vẫn cố giữ thăng bằng với Mỹ-Trung, với chính sách quốc phòng “ba không”. 

mardi 23 juillet 2019

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông ?



Chiếc tàu  12.000 tấn Haijing 3901 đang xâm phạm vùng biển Việt Nam.

(NCQT 22/07/2019) Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.

Cập nhật diễn biến

Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.

Những gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là sự “tiếp nối” những gì đã xảy ra trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng Đỏ), và là “khúc dạo đầu” cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng (để giữ “đại cục”).