Affichage des articles dont le libellé est Bangladesh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bangladesh. Afficher tous les articles

samedi 17 août 2024

Dương Quốc Chính - Tương lai nào cho Bangladesh?

Để đánh giá tình hình Bangladesh không hề đơn giản.

Chính phủ của bà Hasina rõ ràng là có uy tín và chính danh khi được bầu lên vào những ngày đầu. Uy tín của bà còn đến từ nguồn gốc là con gái của vị cha già lập quốc, giống hệt bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, sau khi người cha bị ám sát sau đảo chính.

Tuy nhiên, bà và cha mình vốn chịu ơn của Ấn Độ trong việc dựng nước và điều hành đất nước nên bị phụ thuộc quá nhiều vào nước này, dẫn tới sự bất mãn của phe quốc gia đối lập là đảng BNP. Ngoài ra, do dùng các biện pháp cứng rắn, bắt bớ phe đối lập và gian lận bầu cử để duy trì quyền lực, đã biến bà Hasina thành kẻ độc tài.

Ngô Nhân Dụng - Dân Bangladesh lật đổ chế độ độc tài

Các cuộc biểu tình trên đường phố khiến Sheikh Hasina phải bỏ chạy, trốn qua Ấn Độ, sẽ khiến giới lãnh đạo ở Hà Nội phải lo lắng. Mặc dù bà thủ tướng Bangladesh chỉ nắm quyền từ gần 20 năm, so với hơn 80 năm từ khi đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.

Vụ thay đổi chế độ ở Bangladesh không phải là một cuộc đảo chính như thường thấy. Không có cảnh xe tăng bao vây dinh thủ tướng; không thấy các tướng lãnh họp nhau bàn thay đổi; họ cũng không đứng ra nắm quyền khi có cơ hội. Vị thủ tướng mới chưa bao giờ nuôi tham vọng đứng ra nhận chức vụ này, đã 83 tuổi, vốn không phải là một chính trị gia và đang ở Paris, làm cố vấn cho đoàn lực sĩ quốc gia dự Olympic.

Quá trình lật đổ Sheikh Hasina diễn ra ngoài đường phố. Các sinh viên bắt đầu biểu tình vì một lý do: Họ cũng muốn làm công chức. Họ chỉ phản đối quy chế bất công trong việc tuyển mộ thư lại. Luật lệ dành 30 % số ghế nhân viên nhà nước cho mấy loại ứng viên, đã được thi hành từ lâu.

lundi 5 août 2024

Lê Xuân Nghĩa - Khi lòng dân phẫn uất trước chế độ bạo tàn, không có sức mạnh nào cản nổi

Cách đây chừng một năm, người dân Bangladesh cũng đã từng đứng dậy, từng bao vây tòa nhà chính phủ để gây áp lực buộc thủ tướng nước này từ chức.

Nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng chết cho tự do. Vì vậy, quân đội đã dập tắt nhanh chóng.

Lần này, những ngày đầu của cuộc biểu tình, chính quyền của Hasina đã ra lệnh cho quân đội đàn áp người dân tham gia biểu tình một cách dã man. Tất cả các nền tảng mạng xã hội, đường truyền internet, điện thoại di động bị vô hiệu hóa. Gần 100 người đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương và hàng nghìn người bị bắt, tra tấn dã man.

mercredi 31 octobre 2018

Miến Điện: Có kế hoạch cụ thể hồi hương người Rohingya

Ảnh tư liệu: Người tị nạn Rohingya vượt sông Naf chạy sang Banladesh, ngày 12/11/2017.

Chính quyền Miến Điện và Bangladesh hôm qua 30/10/2018 khẳng định người Rohingya sẽ được hồi hương, kể từ tháng 11. Từ cuối tháng 8 năm ngoái đến nay, đã có trên 700.000 người Rohingya chạy trốn nạn bạo động ở Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc gọi là « diệt chủng ». 

Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm chi tiết :

jeudi 19 avril 2018

Pháp và Đức lạc quan về kế hoạch cải tổ châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  và thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Đức, ngày 19/04/2018.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 19/04/2018 tỏ ra lạc quan về khả năng thỏa thuận được với nhau trong việc vạch ra lộ trình cải cách châu Âu hậu Brexit, trước cuộc họp Hội đồng Châu Âu vào cuối tháng Sáu.

Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh vẫn còn có những bất đồng, nhưng « sẽ có được kết quả tốt đẹp ». Bà nói : « Chúng tôi đã thỏa thuận từ nay cho đến khi họp Hội Đồng, sẽ có những quyết định quan trọng để tái thúc đẩy châu Âu. Tất nhiên quan điểm của mỗi bên không phải lúc nào cũng như nhau, và có những trao đổi rất thẳng thắn, nhưng sẽ đạt được kết quả ».

lundi 27 novembre 2017

Chuyến tông du Miến Điện, thông điệp của Đức giáo hoàng cho Trung Quốc

Đức giáo hoàng Phanxicô và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Răngun, ngày 27/11/2017.

Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài « Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh », Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.

jeudi 9 novembre 2017

Miến Điện: Áp lực Liên Hiệp Quốc bất lợi cho việc hồi hương người Rohingya

Trẻ em Rohingya tị nạn chen chúc chờ lấy nước sinh hoạt, 05/11/2017.

Áp lực của Liên Hiệp Quốc lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng Rohingya có thể làm phương hại đến việc hồi hương hàng trăm ngàn người thiểu số theo đạo Hồi đang tị nạn tại Bangladesh. Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi hôm nay, 08/11/2017, cảnh báo như trên.
Hôm thứ Hai 6/11, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Miến Điện ngưng chiến dịch quân sự tại bang Rakhine ở miền tây, nơi người Rohingya sinh sống, và cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn được quay về.

mercredi 27 septembre 2017

Hội đồng Bảo an chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya

Người tị nạn Rohingya tại Cox's Bazar xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ, 24/09/2017.

Hội đồng Bảo an sẽ họp vào thứ Năm 28/09/2017 để nêu ra vấn đề bạo lực tại Miến Điện và cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số Rohingya. Một nhà ngoại giao giấu tên hôm qua 25/9 cho biết như trên. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ phát biểu trước Hội đồng nhân dịp này.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án nạn « thanh lọc chủng tộc » tại Miến Điện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần rồi thậm chí còn gọi là « diệt chủng », trong khi đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdodan nói về nạn « Phật giáo  khủng bố». Bảy nước gồm Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Ai Cập, Kazachstan, Sénégal đã đề nghị Hội Đồng Bảo An họp bàn về hồ sơ này.

dimanche 27 décembre 2015

Nga xây 2 nhà máy điện nguyên tử cho Bangladesh


Bangladesh ngày 25/12/2015 đã ký hợp đồng với Nga về việc xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử công suất 1.200 megawatt, trị giá tổng cộng 11,6 tỉ euro.
Tập đoàn Rosatom của Nga chịu trách nhiệm việc xây dựng nhà máy, sẽ khởi công vào đầu năm 2016 tại Ruppur thuộc vùng Iswardi, cách thủ đô Dhaka 160 km.