Affichage des articles dont le libellé est Cải cách ruộng đất. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải cách ruộng đất. Afficher tous les articles

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

mercredi 22 mai 2024

Đặng Sơn Duân - Sự nguy hại của tư duy công nông binh

Đầu óc, thể lực của con người theo tự nhiên rất khó giữ được sự minh mẫn, sáng suốt 24 giờ mỗi ngày. Ai cũng có những khoảnh khắc thiên tài hay phút ngớ ngẩn không thể nào giải thích.

Nhưng mạng xã hội là sân khấu trình chiếu liên tục, đòi hỏi sự tỉnh táo không ngừng nghỉ, nhất là người nổi tiếng, chỉ cần một giây phút thả hồn buông trôi, sơ sểnh là lập tức được cộng đồng mạng tôn lên hàng thánh nhân, lập đàn tế sống. Ngay cả một nhà toán học nổi tiếng cũng đôi lúc viết tút rất thiếu hàm lượng i ốt mà người ta chắc chắn ông ấy rất dồi dào.

Họa hoằn lắm mới có người rạch trời rơi xuống, luôn thể hiện xuất sắc như anh Quang lùn, người bắn tút 24/7 mà tút nào cũng trước sau như một, chém đinh chặt sắt, nhất tiễn xuyên tâm, khiến đối phương cứng họng vì không khép được mồm.

mardi 7 mai 2024

Dương Quốc Chính - Động lực của cần lao

Một trong những lý do khiến bộ đội, nhân dân ta dốc sức, thà hy sinh tất cả, để hướng về Điện Biên, đó là cải cách ruộng đất.

Kể từ khi cố vấn Tàu sang (năm 50), việc chỉnh huấn, chỉnh quân rồi "thổ cải" (cách người Tàu gọi cải cách ruộng đất) đã được triển khai ở trong quân đội và vùng do Việt Minh kiểm soát.

Cải cách ruộng đất bắt đầu triển khai từ năm 1953 và "khai mạc" bởi việc tiêu diệt nữ địa chủ kháng chiến có công với cách mạng là Nguyễn Thị Năm tại Thái Nguyên, trong khi hai con của bà đang là bộ đội. Như vậy là đảng chấp nhận thí mạng các thành phần "bóc lột" dù có công nuôi giấu cán bộ cộng sản, nhằm mục đích dân túy, lấy lòng đa số bần cố nông.

lundi 8 avril 2024

Phan Thế Hải - Dựng tượng đồng Lênin, kẻ sát nhân hàng loạt?

 

Lênin là nhân vật lịch sử vĩ đại gây nhiều tranh cãi. Với Việt Nam, Lênin là lãnh tụ, là nhà tư tưởng, là người truyền cảm hứng cho phong trào giải phóng dân tộc. Nhưng như thế chưa đủ, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (21/01/2024), các nhà nghiên cứu lịch sử đã có nhiều bài viết để đánh giá về ông một cách khách quan hơn, công bằng hơn.

Cùng với những điều ông làm được cho nước Nga và cho nhân loại thì tội ác của ông cũng rất lớn. Ông được cọi là người biến chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết đến thực tiễn, và cũng là người đưa ra học thuyết đấu tranh giai cấp đẫm máu, mở đầu cho việc tiêu diệt hàng trăm triệu người bất đồng chính kiến ở Liên Xô, Trung Quốc, Campuchia… và cả Việt Nam.

Cần nhớ lại rằng hầu như tất cả những đặc tính, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa toàn trị ở Liên Xô đều bắt đầu dưới thời Lênin, chứ không phải Stalin và những người kế nhiệm.

mercredi 6 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Đạo đức xã hội xuống cấp do đâu ?

 

Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức.

Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức, chứ càng lên cao thì càng ít, và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm...

Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ (do nghề nghiệp tạo ra).

mardi 8 août 2023

Nguyễn Thông - Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (2)

 

Gõ những dòng này sau khi đã mất mấy đêm để dừng ở chữ cuối cùng trong lời kể của nhân chứng Mai Văn Niệm, nhân vật cuối của cuốn sách “phi hư cấu”, tôi bàng hoàng. Tôi sẽ không lược lại nội dung sách, nhất là các anh Thái Kế Toại, Trương Huy San… vừa làm rồi.

Trong sách, 25 người tự kể về đời mình, là 25 mảnh ghép lịch sử về cải cách ruộng đất. Nhiều khi tự hỏi, sao một người thầy giỏi giang, đạo đức, tài năng như thầy Ngụy Cao Hiền mà người ta đang tâm vu cho quốc dân đảng và lôi ra xử bắn. Hiền tài như thầy Hiền (người đã dạy đám học trò nghèo thành người tài giỏi của đất nước, trong đó có nhà sử học lừng danh Hà Văn Tấn), liệu nước này có được mấy người?

Xin chép lại đôi dòng trong cuốn sách, lời kể của chứng nhân-nạn nhân Trần Văn Kinh:

lundi 7 août 2023

Nguyễn Thông - Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (1)

 

Phan Thúy Hà nữ nhà văn (tạm coi là cây bút trẻ dù tuổi đã ngoại “tứ thập bất hoặc”), tác giả của những cuốn sách dậy sóng văn đàn và xã hội hơn 6 năm qua như “Đừng kể tên tôi”, “Tôi là con gái của cha tôi”, “Những trích đoạn của các anh”, và nhất là cuốn “Gia đình” (ghi chép từ những nhân chứng sống về cải cách ruộng đất) vừa cho ra mắt “đứa con” mới của chị.

Cuốn “Đoạn đời niên thiếu”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, tháng 7.2023. Cũng xin mở ngoặc chút để ghi nhận: Vị giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản này là nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Ông Thiều râu kẽm đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Những cuốn sách của Hà luôn chứa rất nhiều điều để trao đổi, về các mặt. Những cái ấy, sẽ nói sau. Tôi chỉ te tái khoe sớm điều này: Cuốn mới toanh “Đoạn đời niên thiếu” có thể coi như tập 2, hoặc phần 2, của cuốn “Gia đình” lừng danh. Một thứ vĩ thanh nặng trình trịch 250 trang, chứa đầy xót xa, đau buồn về thân phận con người; dựng lại pho lịch sử từ người trong cuộc mắt thấy tai nghe. Một thời kỳ lịch sử u ám, đen tối, được tái hiện bởi lối văn phi hư cấu.

dimanche 30 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (3)

 

Ở cuối bài trước, tôi có nhắc đến cái sân gạch Bát Tràng mà tôi thường xem bóng nắng để biết giờ, nhân tiện kể tí ti về cải cách ruộng đất (bởi gạch lát sân là gạch được cậy lên từ sân nhà địa chủ, thày tôi mua lại từ người được chia quả thực).

Có bạn đọc xong bảo sao bác không kể thêm về cuộc cách mạng long trời lở đất ấy đi. Thực thà mà rằng khi xảy ra đấu tố, đánh địa chủ phú nông, tôi mới 1-2 tuổi, nào đã biết gì, chỉ nghe thày bu và anh chị kể lại thôi. Nhưng nghe cũng khiếp.

Quê tôi nghèo lắm, thế mà đội cải cách vẫn tìm ra được đủ 5 % địa chủ, có người chỉ sở hữu vài mẫu ruộng, lôi họ ra đấu tố tơi bời, sau đó còn bịt mắt điệu một ông lên pháp trường ở đầu núi Trà Phương bắn. Chị tôi kể, theo người nhớn đi xem xử bắn về mấy đêm không ngủ được vì sợ.

mercredi 17 mai 2023

Huy Đức - Chuyện không chỉ của ông bộ trưởng

 

Hôm qua, tại Tokyo, người Nhật tổ chức rất trang trọng buổi ra mắt bản tiếng Nhật cuốn tự truyện của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc, “Chuyện Của Chúng Tôi”.

Một vài lần, ở các sảnh khách sạn, tôi từng chứng kiến nhiều quan chức ngoại giao và nhà đầu tư Nhật cúi thấp người chào ông, dù ông đã hưu trí hơn mười năm.

Ông Võ Hồng Phúc là người được giao làm việc với Nhật từ khi chiến tranh chưa chấm dứt.

dimanche 18 septembre 2022

Đỗ Hoàng Diệu - Hồ Chí Minh và Trường Chinh, ai đã muốn cải cách ruộng đất ngay ?

 

Tôi mới đọc Nguyễn Thị Từ Huy phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên. Bài phỏng vấn có đoạn:

"- Xin ông nói thêm về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông?

Vũ Thư Hiên:

- Khi chủ trương cải cách ruộng đất được Trường Chinh đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi:

“Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn”.

dimanche 27 juin 2021

Phan Thế Hải - Điều chưa biết về doanh nhân Nguyễn Thị Năm


Ngày cuối tuần, ghé thăm ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Cùng với những câu chuyện ôn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành thép còn được ông tặng cuốn sách “Ký ức về Gia đình- Bạn bè”. Ông Cường là doanh nhân có thâm niên gần 60 năm hoạt động trong ngành thép và kết thúc sự nghiệp với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.

Những tưởng, cuộc đời như ông là viên mãn, không mấy ai được như thế. Nhưng đọc hồi ký của ông mới thấy những lớp lớp giông bão, bao lần tưởng như vùi dập sự nghiệp của ông, nhưng ông đã vượt qua.

Lý do để ông gặp nhiều rắc rối đến thế chỉ vì gia đình ông là thông gia với bà Nguyễn Thị Năm, nhà tư sản thời thuộc Pháp có nhiều duyên nợ với kháng chiến. Chị gái ông Cường, bà Phạm Thị Cúc (1929) lấy ông Nguyễn Hanh (1923) là con trai cả của bà Nguyễn Thị Năm.