Affichage des articles dont le libellé est Cây xanh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cây xanh. Afficher tous les articles

mardi 17 septembre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Có gì để cười ở đây hả ông Giám đốc Sở Văn hóa?


Giữa cảnh bão tan hoang, cây cối ngổn ngang đổ, nó là sự thiệt hại lớn của Thủ đô sau bão số 3, thế mà ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đăng ảnh chụp cùng cây cối đổ tại Hà Nội và cười te tởn.

Ông mặc bộ đồ thể thao khỏe khoắn, cười rõ tươi và tay còn đưa ra trong tư thế "like".

Tôi chẳng hiểu ông Hải cười vì lẽ gì và "like" cái gì? Cười và "like" vì đống đổ nát này, trong khi cơn bão vẫn chưa qua hẳn và bà con miền Bắc vẫn oằn mình chống đỡ?

mercredi 11 septembre 2024

Nguyễn Đức Hạnh – Cây xanh thời xã hội chủ nghĩa và thực dân đế quốc

Một vòng qua những phố xưa

Xem "tàn dư Pháp" bây giờ ra sao?

Chiều qua tranh thủ trời ngớt mưa, tôi quyết định đi một vòng qua những con phố chính mà thời Pháp thuộc họ đã trồng cây, để xem hậu quả của cơn bão Yagi nó thế nào. Qua quan sát thực tế tận nơi, thì xin báo cáo với bà con thế này:

1- Vòng quanh hồ Hoàn Kiếm & tượng đài Lý Thái Tổ:

lundi 9 septembre 2024

Cù Mai Công - Dựng lại cây, cũng cần gọi tên người trồng lẫn kẻ phá


Mưa to gió lớn, bão bùng thì hậu quả đầu tiên là cây đổ. Đâu cũng vậy, kể cả những nước giàu có, trồng đúng kỹ thuật. Bão Yagi lại là bão lớn.

Thế nhưng ở ta, bên cạnh bão và vỉa hè đô thị chật hẹp, bị bó vỉa như siết cổ cây thì không thể phủ nhận chuyện ngay từ ban đầu việc trồng ẩu tả, dối trá, không “sâu rễ bền gốc” đã “góp sức” không nhỏ trong việc làm đổ mấy vạn cây. Riêng ở Hà Nội thống kê tới giờ (09-09-2024) là 25.000 cây.

Ai cũng xót xa, nhất là người Hà Nội. Dư luận bức xúc trước vô số hình ảnh cây bật gốc, lòi ra bầu đất còn nguyên bọc nhựa. Ai mua cây non về trồng đều biết: cây non được bó trong bầu nhựa cho chắc đất, chắc cây. Mua xong, các nhà vườn đều dặn tháo bầu nhựa trước khi trồng thì rễ mới ăn ra đất được.

dimanche 8 septembre 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Hà Nội một trận bão 14.000 cây đổ : Oan và không oan

Ba cái oan của công ty công viên cây xanh Hà Nội :

1. Cây đổ vì tán lá to tốt hơn bộ rễ nhiều quá!

Nhìn qua thì thấy đa số cây đổ, là những cây mới trồng chưa lâu. Nhưng không biết nhờ chọn loại cây nhanh ra tán, hay thổ nhưỡng tốt, hay phân bón tốt (lúc trồng), mà tán lá to tốt nhanh thế! (Trong khi bộ rễ chưa ăn ra khỏi bầu được bao nhiêu.)

Thanh Hằng - Cháy nhà ra mặt chuột

 

Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung.

Mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội, khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.

Đây chính là một dạng tham nhũng vặt nhưng hậu quả thì lớn, khi làm hỏng môi trường của Thủ đô, bởi việc khắc phục mất nhiều thời gian.

samedi 7 septembre 2024

Nguyễn Thông - Rễ cái


Tôi để ý phần lớn cây đổ (nhìn thân nó thì đoán tuổi khoảng trên dưới 20 năm) trong cơn bão số 3 đều chỉ có rễ ngang mà không có rễ cái (còn gọi là rễ cọc).

Đây là hậu quả của kiểu trồng cây to, cứ chặt phăng rễ cái rồi bê đến trồng chỗ này chỗ khác.

Cây không rễ cái mặc dù trồng xuống vẫn phát triển, nhất là bây giờ có nhiều cách chăm sóc, nhưng không thể nào chịu được gió mạnh. Điều đó ai cũng biết. Người xưa đã dạy rất kỹ về việc trồng cây, luôn nhấn mạnh phải trồng cây nhỏ có rễ cái.

dimanche 23 juin 2024

Lưu Trọng Văn - 1.500.000 cây xanh cho biển đảo

 

Sáng qua, tại một vườn ươm cây ở Đồng Nai xuất hiện nhiều xe tải nhà binh và nhiều chàng lính thủy.

Các chàng lính thủy “đêm nay khi trăng lặn tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi, tạm biệt em yêu” ấy đến đây nhận hàng chục ngàn cây phi lao giống để đem ra đảo, trong đó có các đảo ở Trường Sa.

Dự lễ trao tặng hàng trăm ngàn cây trong con số kế hoạch 1.500.000 cây xanh cho biển đảo này là các doanh nhân theo lời kêu gọi của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP HCM tặng cây cho Biển đảo và Trường Sa.

dimanche 9 juin 2024

Nguyễn Thị Tịnh Thy - Huy Đức, anh chết cũng được rồi!

 

Văn là người. Người xưa đã nói thế, không sai! Những gì ta viết, kể cả cái comment ngăn ngắn, cũng chính là con người của ta.

Huy Đức viết báo, viết sách “Bên thắng cuộc”. Tất cả những chữ nghĩa ở đó, là chính con người anh: trí tuệ, trách nhiệm, chính trực, can đảm, dấn thân, vô úy và chấp nhận hy sinh.

Huy Đức khởi xướng chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” - xây nhà và trợ giúp cho các cựu binh Hoàng Sa và Trường Sa, bất kể họ ở phía nào.

mercredi 8 mai 2024

Trần Thị Sánh - Lãnh đạo trồng cây : Xin bỏ ngay giùm !

Với tất cả lòng chân thành và trách nhiệm với đất nước, tôi xin các ông, các bà bỏ ngay trò trồng cây này đi ạ.

Khắp đất nước ta, từ Nam ra Bắc, rất nhiều nơi có cây cổ thụ ghi tên lãnh đạo to, lãnh đạo đất nước như thế này. Và cũng rất rất nhiều lãnh đạo to, lãnh đạo đất nước bị kỷ luật, mất chức, truy tố vào lò.

Ai có thể thống kế, nước ta có bao nhiêu cây như vậy?

vendredi 3 mai 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Phượng Hoàng lửa

Trong ghi chép của một số tài liệu về hiện tượng địa lý, tôi nhớ có đọc “cảnh chết chóc hàng loạt của sinh vật vì hạn hán”, “cảnh cháy thành tro tàn”… mỗi khi có Phượng Hoàng lửa xuất hiện.

Hồi đó đọc ngờ nhiều hơn tin, rồi giật mình khi thấy có sự xuất hiện của Phượng Hoàng lửa thiệt trên bầu trời, cứ ngỡ mất mát trong dịch Covid đã là đỉnh điểm. Nào ngờ, cả tháng nay, khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, hình ảnh đất đai khô cằn, nứt nẻ, lá cây cháy vàng thiệt đáng sợ.

Hôm qua thêm cảnh miền Đông cá chết hàng loạt như vầy, tôi thiệt sự biết sợ hạn hán, sợ Phượng Hoàng lửa rồi. Những bầy ruồi đen còn ám ảnh hơn cả mặt hồ tràn xác cá trắng hếu!

jeudi 2 mai 2024

Cù Mai Công - Cả Sài Gòn rực lửa hạ

Trưa 2-5-2024. Sài Gòn 38-39 độ, vỉa hè có nơi 51-53 độ !

Dân Sài Gòn tơi tả trong nắng hạn liên tục hơn một tháng nay, ngày nào cũng từ 36 độ trở lên. Suốt năm ngày lễ dịp 30-4, 1-5 cho tới nay, nhiệt độ 38, 39 độ. Một, hai giờ sáng, trời vẫn oi hầm 30, 31 độ. Cả Sài Gòn rực lửa hạ.

Đó là các mức nhiệt độ đo trong lều khí tượng. Thực tế, như 12 giờ 30-12 giờ 45 trưa 2-5, dù chưa cao điểm nắng nóng (13-16 giờ), trên đường Tôn Đức Thắng, tôi đặt nhiệt kế trên đá bó vỉa hè: 51-53 độ. Cả con đường nóng phừng phực. Hàng me trồng hai năm trước loi ngoi trong nắng hạ Sài Gòn.

mercredi 24 avril 2024

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

 

NÓI “KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG” NHƯNG CHẶT THÌ CỨ CHẶT

Hè 2024, giữa cơn nắng hạn tơi tả suốt cả tháng chưa thấy chấm dứt, người Sài Gòn bần thần, bàng hoàng nghe tin hơn 450 cây xanh dọc tuyến Metro 2 sẽ bị chặt bỏ - một số ít trong đó người ta gọi là bứng dưỡng và… trồng nơi khác (!).

Số cây sẽ bị chặt để làm Metro 2 nhiều gần gấp ba số cây cổ thụ huyền thoại đẹp mê hồn bị chặt bỏ trên đường Tôn Đức Thắng. Hàng cây ấy “về sau và nhiều năm sau nữa”, nhiều thế hệ người Sài Gòn sẽ vẫn còn đau thắt ruột khi nhắc tới. Còn hiện nay con đường này trơ trọi, nắng chang chang; không có việc, không ai muốn qua lại.

Số cây sẽ bị chặt dư để lấp đầy khu công viên 30-4 rộng 3,5 hecta trước Dinh Độc Lập hoặc công viên Lê Văn Tám gần 6 hecta mà chúng ta vẫn gọi là những “lá phổi xanh” giữa thành phố.

lundi 15 avril 2024

Nguyễn Thông - Lại 38 độ!

Nóng khiếp, cửi trần (tất nhiên tôi, đàn ông, già, ma nó nhìn) từ sáng tới giờ mà cứ đổ bồ hôi ròng ròng.

Bắt chước ông tiến sĩ gì đó đề xuất lập đàn cầu mưa, tôi khẩn cầu chui các chư vị thần linh, Ngọc hoàng thượng đế, Tôn ngộ không hành giả, Thập điện diêm vương, Thủy tề, Gia cát khổng minh, Chí phèo, Năm cam, Lê văn tám... hãy cho mưa xuống, chậm nhất là rằm tháng Bảy (để lời cầu được thừa nhận linh nghiệm), kẻo chết khát hết mất.

Ngồi trong nhà, nhìn cái cây ngoài đường, thương vô cùng. Không biết nó lấy nước từ đâu để tồn tại, để đừng khô lá trong cái nóng nung người này.

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

jeudi 16 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Sài Gòn trong ký ức của một 8x đời đầu

Tôi sinh ra ở Sài Gòn năm 1981 và lớn lên ở Sài Gòn cho tới ngày tôi đi du học ở Mỹ năm 2001. Từ năm 2007 tôi về lại Việt Nam và tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn cho tới ngày nay.

Ngoại trừ 6 năm đi học ở Mỹ, toàn bộ thời gian của tôi đều ở Sài Gòn nên tôi có thể tự hào rằng mình một “người Sài Gòn” chính hiệu. Tôi có may mắn được chứng kiến và trải nghiệm những giai đoạn khác nhau - Sài Gòn từ thời bao cấp của những năm 1980, cho tới sự thay da đổi thịt của Sài Gòn thời mở cửa trong thập niên 1990, và Sài Gòn ngày nay.

Đối với tôi Sài Gòn ở giai đoạn nào cũng đẹp với những ký ức và kỷ niệm khác nhau. Nhưng có lẽ giai đoạn có nhiều kỷ niệm khó phai nhất đối với tôi là 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì đó là những năm tháng của tuổi ấu thơ và tuổi thiếu niên, khoảng thời gian con người vẫn còn vô tư, chưa phải suy nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền và những lo toan bề bộn khác trong cuộc sống. 

samedi 26 août 2023

Nguyễn Đình Bổn - Quan chức Hà Nội nào nói có giải Nobel về trồng cây xanh?

 

Vào sáng 26-08, phiên tòa xét xử cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm vụ nâng khống giá cây xanh.

Bị cáo Bùi Văn Mận (cựu giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh) bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 8-9 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Sau khi nghe Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án, ông Mận ngã khuỵu tại tòa và được cảnh sát hỗ trợ dìu dậy. Chủ tọa liền động viên ông Mận giữ bình tĩnh để đưa ra quan điểm bào chữa tranh luận với lời buộc tội từ Viện Kiểm sát.

vendredi 19 mai 2023

Trần Tiến Dũng - Mùa hè Sài Gòn xưa và nay

 

Mùa hè là gọi chung, ở miền Nam là đầu mùa mưa. Thời nay người ta không còn tâm trạng lãng mạn về hoa phượng, tiếng ve, hàng me lá non, các cơn mưa rào...

Điệp khúc đầu tiên mà người đô thị Việt Nam là nghe đài về hồ thủy điện cạn nước, thiếu điện, lên giá tiền điện. Điệp khúc mà người ta nói cho nhau nghe từng giờ là trời nóng như lửa, đường ngập...

Đã 48 năm rồi, có người sinh sau 1975 đã có dâu, rể, có người đã ẵm nựng cháu ngoại nhưng điệp khúc cũ về vấn nạn mùa hè suốt 48 năm vẫn y vậy. Hay đó là thứ điệp khúc về "thành tựu" để họ thuộc lòng và hát, nói mỗi năm nhằm truyền lại cho đời con, cháu.

lundi 8 mai 2023

Cù Mai Công - Ba đại lộ đầy cây xanh sầm uất nhất Sài Gòn đã bị « sa mạc hóa » ra sao ?

 

Ai cũng biết đó là ba đại lộ nào: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Và ai cũng biết ba đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn ấy từng đẹp đẽ ra sao; nhiều cây cối mát mẻ ra sao; buôn bán sầm uất, khách qua lại tấp nập ngày đêm ra sao.

Đại lộ Tôn Đức Thắng trước 1975 là cung đường Cường Để tạo nên “khung trời đại học” thơ mộng, lãng mạn thứ hai của Sài Gòn; cuối thập niên 1990 từng là một trong những cung đường được xếp hạng đẹp nhất Việt Nam.

Hai đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi - hai dòng kinh/đường nước đầu thời Pháp thuộc bị lấp thì sau đó cả trăm năm, luôn là cung đường “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” tạo nên bộ mặt đô thị bậc nhất của một Sài Gòn phát triển, thay đổi từng ngày.

samedi 1 avril 2023

Nguyễn Thông - Cây xanh (2)

 

Có dạo ồn lên bức ảnh rất ngượng, ảnh vệ tinh chụp thực trạng rừng khu vực người ta quen gọi là “ngã ba Đông Dương”, ngã ba biên giới, nơi tiếp giáp lãnh thổ của ba nước Việt - Lào - Campuchia.

Nói ngượng, là bởi trên phần đất rừng Lào và Cam cứ xanh ngăn ngắt, còn đất An Nam ta trọc lốc như đầu thầy chùa. Sự tương phản rất rõ.

Đây là ảnh vệ tinh của Gu gồ máp (Google map), khách quan, trung thực, chứ nếu do nhà nhiếp ảnh nào, có nhẽ đám tuyên giáo, tivi báo chí mậu dịch lại la lên oai oái bảo âm mưu chống phá bêu xấu của các thế lực thù địch. Xứ này, cứ cái gì ngược lại, trái lại sự ca ngợi của nhà cai trị đều là thế lực thù địch tuốt, đều là luận điệu sai trái.