Affichage des articles dont le libellé est AUKUS. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est AUKUS. Afficher tous les articles

jeudi 9 juin 2022

Tiết lộ về dự định của Úc mua tàu ngầm nguyên tử Mỹ


Đăng ngày:

Tiết lộ của ông Dutton, thủ lãnh phe đối lập, với báo The Australian về một thỏa thuận nhiều tỉ đô la thường được giữ bí mật, dường như nhằm thúc đẩy chính phủ mới tiếp tục kế hoạch này.

Chính phủ trước đây của Úc đã đồng ý mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng trang bị vũ khí quy ước, trong khuôn khổ việc tham gia liên minh AUKUS. Sự lựa chọn nhà cung cấp - Anh hoặc Mỹ - sẽ có tác động đáng kể đến kinh tế, và khiến Hải quân Úc gắn bó hơn với nước được chọn lựa. Theo cựu bộ trưởng Dutton, rõ ràng tàu ngầm Mỹ là phương án tốt nhất, vì có thể phóng hỏa tiễn theo phương thẳng đứng, và thiết kế đã ổn định so với Anh.

lundi 7 février 2022

Biển Đông : Úc đòi hỏi đồng minh cứng rắn hơn, không để Trung Quốc tự do bành trướng


Đăng ngày:

Trả lời phỏng vấn của tờ The Sydney Morning Herald, ông Dutton nói : « Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo đó, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thua trong thập niên tới. Tôi cho rằng chúng ta nên trung thực về vấn đề này ».

Bình luận trên đây được đưa ra trước khi hội nghị Bộ Tứ được tổ chức vào tháng Hai này tại Úc, với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoại trưởng Peter Dutton không nói cụ thể Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có những hành động gì để răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng khẳng định Úc sẽ có tàu ngầm nguyên tử vào năm 2038 theo thỏa thuận AUKUS.

mardi 19 octobre 2021

AUKUS : Indonesia và Malaysia quan ngại về tàu ngầm nguyên tử


Đăng ngày:

Đề cập đến AUKUS, hiệp ước an ninh Mỹ-Anh-Úc được loan báo vào tháng trước, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nói rằng hai quốc gia Đông Nam Á đều có cùng lo ngại về hệ quả của thỏa thuận này.

Hãng tin AP dẫn lời ông Saifuddin trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Indonesia, Retno Marsudi, cho biết đôi bên đều quan ngại khi một nước láng giềng mua tàu ngầm nguyên tử.

dimanche 3 octobre 2021

Đài Loan, mảnh ghép còn thiếu trong « giấc mộng Trung Hoa »


Đăng ngày:

samedi 2 octobre 2021

Hạt cát Tân Calédonie và cỗ máy AUKUS


Đăng ngày:

 

Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế giới đang diễn ra.

Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?

mercredi 29 septembre 2021

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

mardi 28 septembre 2021

Pháp muốn làm trung gian giữa liên minh AUKUS và Trung Quốc


Đăng ngày:

Trong diễn văn này ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh đến nhiệm vụ căn bản của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình thế giới, đồng thời kêu gọi 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an họp thượng đỉnh để thúc đẩy các đối thoại về kiểm soát vũ khí, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

lundi 20 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Hóa ra Biden còn Trump hơn cả Trump !

 

Liên quan đến chiến lược kiềm chế Trung Quốc, một luận điệu hay được lặp đi lặp lại là Trump không biết tập hợp đồng minh. Giờ nhìn cơn giận dữ ngút trời của Pháp và EU nhiều người giờ mới ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa là hóa ra Biden còn Trump hơn cả Trump nữa.

Biden chọn lựa đúng không? Đúng quá rồi, thời tới là phải chớp lấy thôi. Quả là sau khi nhậm chức, ông có làm tour lưu diễn châu Âu đánh bóng tên tuổi, nhưng khi phải chọn lựa giữa AUKUS và EU thì không cần phải nói nhiều. Đa số đều thấy hợp lý!

Nhưng cách hành xử thì quả là bạc tình và phũ phàng. Lẽ ra, phải gọi điện thông báo trước cho Pháp đôi ba ngày. Chẳng hạn giờ tình hình như thế này, chúng tôi cũng không còn chọn lựa nào khác. Đổi lại là anh thì cũng vậy thôi, anh có muốn thì tham gia chung, không thì thôi đành...

Võ Xuân Sơn - Biết ra sao ngày sau

 

Mỹ cần Việt Nam? Có vẻ thế. Có vẻ như vị trí chiến lược của Việt Nam trong thế trận giữa Mỹ và Trung cộng, làm cho Mỹ cần đến Việt Nam. Chính vì vậy mà bà Harris mới đến Việt Nam, và cũng chẳng thèm đả động gì đến nhân quyền cả.

Nhưng hãy xem Mỹ xử vụ AUKUS thì thấy. Đừng có mà õng ẹo với Mỹ. Mấy anh Pháp, Đức, kể cả Canada, muốn mềm dẻo với Trung cộng hả? Thì đó.

Pháp mất đâu cỡ 40 tỉ USD, đến mức nổi giận, triệu hồi cả mấy đại sứ. Đức cũng cay không kém. Đồng minh thì đồng minh, chứ cứ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thì làm sao mà chơi với nhau được.