Để chứng minh Việt Nam là nước rất có Tự
Do Báo Chí đồng thời phản bác việc một số tổ chức nhân quyền thế giới cho rằng
Việt Nam không có Tự Do Báo Chí.
Các nhà lãnh đạo ngành Báo chí hay Thông
tin – Truyền thông thường đưa ra lập luận rằng “hiếm có nước nào có nhiều tờ
báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay với hơn 300 kênh phát thanh và truyền
hình, 7 đài truyền hình, hơn 800 tờ báo, tạp chí”. Để từ đó kết luận: “Thực tế
thì Việt Nam tự do báo chí hơn nhiều nước khác”.
Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á của RSF kêu gọi trả tự do ngay cho blogger này, người từ nay « tham gia vào danh sách dài gồm các nhà báo bị cầm tù chỉ vì cố gắng cung cấp các thông tin khả tín cho người dân ».
Ông không quên nhắc lại, Việt Nam đang xếp thứ 175/180 trong bảng xếp
hạng tự do báo chí năm 2021 của Phóng viên Không biên giới.
Theo
báo chí trong nước, ông Lê Văn Dũng, 51 tuổi, bị bắt tại xã Phương Tú
huyện Ứng Hòa, Hà Nội hôm 30/06/2021. Ông là người sáng lập và điều hành
kênh Chấn Hưng Nước Việt (CHTV) phát trên Facebook Live, YouTube và các
mạng xã hội khác. Trên kênh này ông có những bài phỏng vấn và bình luận
về các vấn đề xã hội như tham nhũng, cưỡng chế đất, vốn nhạy cảm đối
với chính quyền.
Thông cáo nhấn mạnh, mục đích duy nhất của các bản án tổng cộng 37
năm tù là nhằm đe dọa những công dân Việt Nam đang đấu tranh để có được
thông tin khả tín và độc lập. Ba nhà báo trên bị kết án theo Điều 117
Luật Hình sự thường được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói lệch pha với
tuyên truyền của đảng cộng sản, nhưng điều luật này đi ngược lại với
Điều 25 Hiến pháp công nhận tự do ngôn luận.
Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới nhận định :
Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các
ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh
Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành
bản án.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm
2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê
Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng
cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và
blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng
ông Dũng khoảng 1.530 bài.
Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập viên các trang web thông tin Luật Khoa
và TheVietnamese, đã bị bắt tại nhà ở Sài Gòn vào đêm 06 rạng sáng
07/10/2020. Bị cáo buộc « tuyên truyền chống nhà nước »,
blogger này có nguy cơ lãnh án đến 20 năm tù. Trong bản kiến nghị, RSF
đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo vốn đã được tổ
chức này tặng giải thưởng tự do báo chí năm 2019.
Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, tuyên bố : « Với
lòng can đảm và hào hiệp, Phạm Đoan Trang là một biểu tượng của cuộc
đấu tranh vì thông tin khả tín và độc lập cho người Việt. Ký vào kiến
nghị đòi trả tự do cho blogger này là tham gia ủng hộ tự do báo chí,
trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đều bị cơ quan tuyên
truyền của đảng Cộng Sản kiểm soát nghiêm ngặt, đồng thời chứng tỏ tình
liên đới với xã hội dân sự Việt Nam đang hoạt động rất sôi nổi dù bị Nhà
nước kiểm soát».
Phóng viên Không biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua
đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn,
bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì
cáo buộc chống Nhà nước.
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi,
ngụ tại Quảng Nam vì « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam » quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên
án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ
bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó
chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di
lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong
danh sách « Anh hùng thông tin » của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng
11/2019.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm nay
26/05/2020 ra thông cáo đòi hỏi trả tự do cho hai nhà báo độc lập Nguyễn
Tường Thụy, Phạm Chí Thành đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại của
Việt Nam gây áp lực để chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.
Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt tại Hà Nội hôm thứ Bảy 23/05 và di
lý về Sài Gòn. Ông Thụy, 68 tuổi, là cựu chiến binh, phó chủ tịch Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).
Hai ngày trước đó, ông Phạm Chí
Thành (bút hiệu Phạm Thành) cũng đã bị bắt tại nhà ở Hà Nội theo điều
117 Luật Hình sự (tội danh chống Nhà nước) và đang bị tạm giam. Ông Phạm
Thành là chủ blog Bà Đầm Xòe, và vừa công bố một cuốn sách mang tựa đề « Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo ». Ông cũng là hội viên IJAVN.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris tố cáo một bản án « hoàn toàn bất công ». Ông Daniel Bastard, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố : « Lập luận được đưa ra để kết án nặng nề ông Trương Duy Nhất là không thể chấp nhận được ». Theo thông cáo của RSF, nhà báo tự do này phải trả giá cho việc hành nghề khi sở hữu « những thông tin quý giá », và chính quyền Việt Nam muốn « trấn áp để làm gương ».
Phóng
viên Không biên giới nhắc lại, ông Trương Duy Nhất được trông thấy lần
cuối vào ngày 26/01/2019 tại Bangkok, Thái Lan, nơi ông đang chờ đợi Cao
ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc xét hồ sơ. RSF cho rằng blogger này bị bắt
cóc, và hai tháng sau có tin ông Nhất đang ngồi tù ở Hà Nội.
Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba
nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.
Giải
thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches
Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng
Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và
một số nhà báo từng đoạt giải.
Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động »,
dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa
chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập
Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web
thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi
của mình, chống lại sự độc đoán.
Phóng viên báo Le Monde Ariane Chemin trong tầm ngắm của cơ quan phản gián Pháp.
Lãnh đạo ban điều hành nhật báo uy tín Le Monde
của Pháp, ông Louis Dreyfus được cơ quan phản gián Pháp (DGSI) mời làm
việc vào ngày 29/05/2019. Trước đó, một nhà báo khác cũng đã nhận được
giấy triệu tập về một vụ có liên quan đến cựu cận vệ Benalla của tổng
thống Emmanuel Macron.
Ông
Dreyfus và nhà báo Ariane Chemin, người đã đưa ra ánh sáng vụ Alexandre
Benalla, được DGSI triệu tập trong khuôn khổ một cuộc điều tra về việc « tiết lộ danh tính một thành viên của lực lượng đặc biệt ».
Được
biết điều tra được mở theo đơn kiện của Chokri Wakrim, người sống chung
với bà Marie-Élodie Poitout, cựu giám đốc an ninh của Phủ thủ tướng.
Theo Le Monde, Chokri Wakrim có liên quan đến hợp đồng bảo vệ một doanh
nhân Nga khả nghi, và theo Libération, cựu hạ sĩ quan Không quân này là
người đã mang đi giấu một chiếc rương của Benalla trước khi bị khám xét.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018, bị kết án 20 năm tù.
Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ
chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt
Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với
Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám
hơn năm ngoái, nhận định « Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực ».
Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng
các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong
một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của đảng Cộng Sản – là
mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường
phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các
điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội « âm mưu lật đổ chính quyền », « tuyên truyền chống Nhà nước », hay « lợi dụng tự do dân chủ ».
Micro dày đặc của giới truyền thông Nhà nước Trung Quốc tại Đại
sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong kỳ họp của Quốc Hội ngày
05/03/2019.
Trong bản báo cáo mang tên « Trật tự thế giới mới về truyền thông do Trung Quốc lũng đoạn »
được công bố hôm nay 25/03/2019, tổ chức Phóng viên Không biên giới
(RSF) có trụ sở tại Paris lên tiếng báo động về chiến lược của Bắc Kinh
nhằm kiểm soát thông tin ở ngoài nước, ngăn chận những chỉ trích. Mưu
toan này đang đe dọa tự do báo chí trên thế giới.
RSF tố cáo, không chỉ dùng « Vạn lý Hỏa thành »
để siết chặt người dân Hoa lục, Trung Quốc còn thông qua các đại sứ
quán và Viện Khổng Tử trên thế giới để áp đặt quan điểm, giấu đi những
chương đen tối trong lịch sử.
Bản báo cáo bằng ba thứ tiếng Pháp,
Anh, Hoa nêu cụ thể chiến lược của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Bên
cạnh việc hiện đại hóa các công cụ truyền thanh truyền hình ở ngoại
quốc, Bắc Kinh còn ồ ạt tung tiền ra mua quảng cáo, thâm nhập vào các cơ
quan truyền thông ngoại quốc…Không chỉ có thế, Trung Quốc còn hăm dọa,
gây sức ép, sách nhiễu khắp nơi, với quy mô hầu như công nghiệp.
Trong thông cáo đề ngày 21/03/2019, tổ chức Phóng
viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris kêu gọi chính quyền Việt
Nam làm rõ tình trạng của blogger Trương Duy Nhất, bị mất tích từ cuối
tháng Giêng và đến hôm thứ Tư thì được biết đang bị giam tại Hà Nội.
Ông
Daniel Bastard, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phóng
viên Không biên giới đề nghị Việt Nam nhanh chóng cho biết về tình hình
của ông Trương Duy Nhất, vì sao lại bị bắt tại Thái Lan. Ông Bastard
tuyên bố : « Hiện nay, tất cả đều cho thấy ông Nhất bị bắt giam vì
hoạt động báo chí. Cũng rất cần thiết định rõ vai trò cụ thể của chính
quyền Thái Lan trong vụ này ».
Tổ chức Phóng viên Không biên
giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 15/03/2019 ra thông cáo yêu cầu
chính quyền Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn chính trị của blogger Bạch
Hồng Quyền, người được cho là nhân chứng trong vụ nhà báo Trương Duy
Nhất mất tích.
Thông
cáo cho biết mới đây cảnh sát Thái Lan đã khám xét chỗ ở của blogger
Bạch Hồng Quyền, sống lưu vong tại Bangkok từ tháng 5/2017. Được Cao ủy
Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) bảo đảm quyền tị nạn, ông đã giúp đỡ nhà báo
Trương Duy Nhất xin quy chế tương tự vào đầu năm nay. Tuy nhiên một
ngày sau khi nộp đơn, ông Nhất đã mất tích hôm 26/1 tại một trung tâm
thương mại ở Bangkok.
Một người biểu tình lên án việc nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal
Khashoggi bị sát hại, bên ngoài lãnh sự quán nước này ở Istanbul,
25/10/2018.
Sau ba năm sụt giảm, bạo lực
đối với các nhà báo lại tăng lên trong năm 2018 với 80 phóng viên bị sát
hại trên thế giới, theo báo cáo của tổ chức Phóng viên Không biên giới
(RSF) được công bố hôm nay 18/12/2018.
Trong
số các nạn nhân có 63 nhà báo chuyên nghiệp (tăng 15%) và 13 nhà báo
không chuyên, 4 cộng tác viên. Hơn phân nửa số các nhà báo « đã bị cố tình sát hại », mà trường hợp cụ thể là cây bút bình luận người Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018.
Tổ chức Phóng viên Không biên
giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 16/08/2018 ra thông cáo lên án
bản án kỷ lục 20 năm tù dành cho ông Lê Đình Lượng với cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền », và kêu gọi các dân biểu châu Âu có phản ứng.
Thông
cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công
dân chỉ muốn thông tin cho công chúng, được tuyên trong một phiên tòa
nhanh gọn, các nhân chứng có lợi cho bị cáo không được mời ra. Một trong
những « tội » của ông Lê Đình Lượng là tố cáo trên Facebook việc
tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính
quyền trong thảm họa này.
(RSF
14/12/2017)Trong một nghị quyết khẩn được thông qua hôm nay, các nghị sĩ Châu Âu chất vấn
chính quyền Việt Nam về việc trấn áp tự do thông tin. Họ kêu gọi trả tự do ngay
lập tức và vô điều kiện cho blogger 22 tuổi Nguyễn Văn Hóa, vừa bị kết án 7 năm
tù giam.
Trước
làn sóng trấn áp chưa từng thấy, tấn công vào tự do thông tin ở Việt Nam, các
nghị sĩ Châu Âu họp phiên toàn thể tại Strasbourg hôm nay đã thông qua với số phiếu
cao một nghị quyết khẩn. Thông điệp rất rõ ràng : chính quyền Việt Nam phải
chấm dứt chính sách bóp nghẹt tự do.
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa trước tòa ngày 27/11/2017.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trụ sở
tại Paris, ngày 27/11/2017 đã ra thông báo phản đối bản án 7 năm tù của
tòa án Hà Tĩnh dành cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, vì cáo
buộc « tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa », theo điều 88 Luật
Hình sự Việt Nam.
Ông Daniel Bastard, phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, cho biết « kiên quyết phản đối » bản án nặng nề này.Thông cáo của RSF viết tiếp:
« Hơn nữa, ông Hóa đã tỏ thiện chí qua việc chấp nhận mọi khuyến cáo
của công an : không mời luật sư, ký bản nhận tội đã được công bố trên
truyền hình nhà nước tháng 4/2017…Thế mà gia đình ông Nguyễn Văn Hóa
cũng không được thông báo về phiên xử ».
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay
07/06/2017 ra thông cáo cho biết hết sức quan ngại trước nguy cơ blogger
mang hai quốc tịch Việt-Pháp Phạm Minh Hoàng có nguy cơ bị trục xuất
khỏi Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Pháp hỗ trợ cho ông Hoàng.
Thông
cáo của RSF cho biết, hôm 1/6, ông Phạm Minh Hoàng đã được Tổng lãnh sự
Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo là phía Việt Nam đã tước quốc
tịch của ông, quyết định này do chủ tịch nước Trần Đại Quang ký. Như vậy
ông có nguy cơ bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những ngày tới.
Đả kích nhắm vào truyền thông, tin giả, đàn áp… « chưa bao giờ tự do báo chí lại bị đe dọa đến thế! ».
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trong bản báo cáo thường
niên được công bố hôm nay 26/04/2017, đã báo động như trên. Riêng Việt
Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 175 như năm ngoái.
Theo RSF, tự do báo chí lâm vào tình trạng « khó khăn » hay « nguy ngập
» tại 72/180 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ân Độ, hầu như toàn
bộ Trung Đông, Trung Á và Trung Mỹ và hai phần ba châu Phi. Bản đồ tự
do báo chí năm nay tràn ngập màu đỏ (biểu thị tình trạng « khó khăn ») và màu đen (« nguy ngập »). Báo chí chỉ được tự do tại khoảng năm chục nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Nam Phi.