Affichage des articles dont le libellé est Phạm Chí Dũng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phạm Chí Dũng. Afficher tous les articles

lundi 4 septembre 2023

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

samedi 25 décembre 2021

Đặng Đình Mạnh - « Thấy » Jesus từ sau song sắt tù đày

 


(Kể lại câu chuyện từ 365 ngày trước)

Số 4 Phan Đăng Lưu. Chỉ đôi từ thông tin địa chỉ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi nảy sinh câu chuyện mà tôi sẽ tâm tình với các bạn nhân dịp Giáng sinh.

Một ngày cuối năm 2020, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”(gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.

Đến khoảng cuối buổi làm việc, tôi hỏi thăm về sinh hoạt của ông trong trại tạm giam. Điều kiện ăn, ngủ, chăm sóc sức khỏe, thông tin thời sự bên ngoài… Khi hỏi thăm về tình trạng tinh thần, Ông tươi cười cho biết “Tôi thấy thoải mái, bình an mỗi ngày, ngay cả trong quá trình điều tra trước đây cũng vậy… Tôi cầu nguyện hàng ngày!”.

mercredi 6 janvier 2021

Việt Nam: Trước tòa, Phạm Chí Dũng khẳng định tự do ngôn luận là quyền của công dân


Đăng ngày:

RFI : Kính chào luật sư Đặng Đình Mạnh. Luật sư có nhận xét như thế nào về phiên tòa xử ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập vừa rồi, và tinh thần của những người bị đưa ra xét xử ra sao ?

Luật sư Đặng Đình Mạnh : Tôi tin rằng cả ba người, ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn đã phải chịu một bản án hết sức bất công. Các ông ấy chỉ thực hiện những quyền do Hiến pháp Việt Nam quy định : quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội. Nhưng rất tiếc là những điều đó bị đẩy đi quá xa, đến mức ba ông phải ra tòa như những người vi phạm pháp luật Việt Nam.

RSF tố cáo bản án 37 năm tù dành cho ba lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam


Đăng ngày:

Thông cáo nhấn mạnh, mục đích duy nhất của các bản án tổng cộng 37 năm tù là nhằm đe dọa những công dân Việt Nam đang đấu tranh để có được thông tin khả tín và độc lập. Ba nhà báo trên bị kết án theo Điều 117 Luật Hình sự thường được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói lệch pha với tuyên truyền của đảng cộng sản, nhưng điều luật này đi ngược lại với Điều 25 Hiến pháp công nhận tự do ngôn luận.

Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới nhận định :

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù


Đăng ngày:

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

jeudi 24 décembre 2020

Đặng Đình Mạnh - Câu chuyện về « Ngài » từ sau song sắt


Đôi lời : Luật sư Đặng Đình Mạnh và nhiều người đã ngạc nhiên. Nhưng thật ra anh Phạm Chí Dũng, một người không có đạo và là cựu đảng viên, vẫn thường xuyên đi nhà thờ cầu nguyện. Bức ảnh chân dung này được vẽ lại từ tấm hình do Thụy My chụp anh Phạm Chí Dũng trên bậc thềm một nhà thờ ở Phú Nhuận (nhiều nơi đã đăng lại mà không đề tên tác giả).

Số 4 Phan Đăng Lưu.

Chỉ đôi chữ ngắn ngủi như vậy, chắc nhiều bạn đã biết tôi nói đến nơi giam giữ những nghi can chính trị ở Sài Gòn. Và cũng là nơi phát sinh ra câu chuyện mà tôi sẽ kể hầu các bạn nhân dịp Giáng sinh.

Một ngày trung tuần tháng 11, tôi vào nơi này làm việc với ông Phạm Chí Dũng, nguyên là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, tổ chức báo chí tư nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam kể từ thời điểm tháng 04/1975 cho đến nay. Ông bị bắt giữ, cáo buộc về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” (gọi tắt) theo Bộ Luật Hình sự hiện hành.

jeudi 18 juin 2020

RSF và CPJ lên án Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn

Lê Hữu Minh Tuấn (photo : IJAVN)
Đăng ngày:

Phóng viên Không biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì cáo buộc chống Nhà nước. 

Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ tại Quảng Nam vì « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam » quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong danh sách « Anh hùng thông tin » của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng 11/2019. 

mardi 26 mai 2020

RSF phản đối Việt Nam bắt giữ hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập

Blogger Phạm Thành (T) và Nguyễn Tường Thụy.
Đăng ngày:

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm nay 26/05/2020 ra thông cáo đòi hỏi trả tự do cho hai nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam gây áp lực để chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này. 

Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt tại Hà Nội hôm thứ Bảy 23/05 và di lý về Sài Gòn. Ông Thụy, 68 tuổi, là cựu chiến binh, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).

Hai ngày trước đó, ông Phạm Chí Thành (bút hiệu Phạm Thành) cũng đã bị bắt tại nhà ở Hà Nội theo điều 117 Luật Hình sự (tội danh chống Nhà nước) và đang bị tạm giam. Ông Phạm Thành là chủ blog Bà Đầm Xòe, và vừa công bố một cuốn sách mang tựa đề « Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo ». Ông cũng là hội viên IJAVN.

samedi 23 mai 2020

Thông tin xung quanh vụ blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt


Blogger Nguyễn Tường Thụy và vợ.

Ngay lúc này, 9h sáng 23/5/2020 tại Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Tường Thụy (Nhà A2, chung cư 54 Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân) đang bị khám nhà, theo tin báo qua điện thoại từ con gái ông cho ông Nguyễn Lân Thắng.

Nhiều khả năng, tiếp ngay sau vụ bắt bớ ông Phạm Thành (Phạm Chí Thành - Bà Đầm Xòe), nhà cầm quyền Việt Nam lại tiếp tục bắt thêm một người cao tuổi nữa - ông Nguyễn Tường Thụy.

Ông Thụy (sinh năm 1950, 70 tuổi) là một cựu chiến binh (hiện ông đã ra khỏi Hội cựu chiến binh Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập. Trước đó, Chủ tịch hội này là ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt, ngày 21/11/2019.

lundi 23 décembre 2019

LS Đặng Đình Mạnh - Thông tin về vụ án khởi tố nhà báo tự do Phạm Chí Dũng


TS Phạm Chí Dũng (bìa trái, phía sau) và các khách mời trong một cuộc họp mặt của Hội Nhà báo Độc lập ở Saigon.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019. Ông bị khởi tố về tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Ngày 13/12/2019, các luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng đã đến Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP.HCM lập thủ tục đăng ký bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng. Ngày 16/12/2019, Cơ quan An ninh Điều tra đã phát hành văn bản thông báo quyết định của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án. Theo đó, luật sư sẽ bị hạn chế việc tham gia trong quá trình điều tra vụ án.

Đến nay, các luật sư vẫn chưa nhận được bản chính văn bản thông báo này. Văn bản đính kèm theo stt này được chụp lại từ hồ sơ của Cơ quan An ninh Điều tra.

jeudi 5 décembre 2019

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng



Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ, trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

lundi 2 décembre 2019

Asia Times: Bắt Phạm Chí Dũng, đảng Cộng Sản Việt Nam gia tăng trấn áp

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015. RFI/Capdevielle

Tác giả David Hutt trên Asia Times qua bài viết về mang tựa đề « Việt Nam tấn công vào một nhà báo » đã nhận định, mong muốn của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm trấn áp những tiếng nói mà ông cho là « dũng cảm và đàng hoàng nhất » chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Theo tổ chức Human Rights Watch, số tù nhân chính trị ở Việt Nam lên tới trên 130 người. Project 88 - một tổ chức lấy tên theo Điều 88 Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam - thì ước lượng con số các nhà hoạt động bị cầm tù 269, và 143 người khác có nguy cơ bị bắt.

Giờ đây người đã được thêm vào « bảng phong thần » vẫn đang tăng lên là Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập không sợ hãi. Vào cuối tháng 11, ông Dũng đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

« Đảng nay đứng về phía người giàu »

mercredi 27 novembre 2019

Việt Nam : Sáu nhà hoạt động bị kết án vì cáo buộc chống Nhà nước

Facebooker Nguyễn Chí Vững trước tòa án Bạc Liêu, ngày 26/11/2019.

Tại Việt Nam hôm qua 26/11/2019, sáu nhà hoạt động đã bị kết án từ 2 đến 9 năm tù trong những phiên tòa khác nhau, do cáo buộc có các hoạt động chống phá Nhà nước.

Ông Phạm Văn Điệp, 51 tuổi, bị lãnh bản án nặng nhất là 9 năm tù, do ông sử dụng Facebook để phổ biến các bài viết bất lợi cho chính quyền về các vấn đề cưỡng chế đất, sự thô bạo của công an hay nạn tham nhũng. Cư trú tại Nga, ông bị tòa án Thanh Hóa cáo buộc đã nhiều lần về nước để xúi giục và tham gia các cuộc biểu tình " bất hợp pháp".

Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng « bản án đã được ấn định trước », và cho AFP biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo. Vài ngày trước phiên tòa, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi trả tự do lập tức cho ông Phạm Văn Điệp, cho rằng tất cả những gì ông đã làm trong 17 năm qua « chỉ là bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng, và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng ».

samedi 23 novembre 2019

HRW chỉ trích việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015 (RFI/Capdevielle)

Hôm nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói đối lập ».
Hôm qua 21/11 báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin một nhà báo ở Sài Gòn đã bị bắt giam vì các hoạt động « chống Nhà nước ». Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu sĩ quan quân đội, cựu cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy, bị khởi tố vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

jeudi 21 novembre 2019

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt vì « chống Nhà nước »

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Theo báo chí trong nước, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị bắt hôm nay 21/11/2019 và bị khởi tổ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

Thông cáo của Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ quan An ninh Điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966, ngụ tại Tân Bình. 

Cũng theo thông cáo này, ông Phạm Chí Dũng đã « có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố ».

samedi 7 janvier 2017

Blogger, một nghề nguy hiểm ở Việt Nam

Biểu tình tại Hà Nội ngày 01/05/2016 phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam, một đề tài được nhiều blogger tham gia tranh đấu.
Liên quan đến Việt Nam, Le Courrier International tuần này đăng bài viết « Blogger, một nghề nguy hiểm » của tờ báo Khaosod ở Bangkok Thái Lan, sau khi gặp gỡ các cây bút đối lập ở Saigon. Theo tác giả Lobsang Dundup Sherpa Subirana, chính quyền Việt Nam tiếp tục cuộc chiến không ngơi nghỉ chống lại những ai dám lên tiếng chỉ trích.

Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh tượng hai chục nhân viên an ninh xuất hiện trước một trường mẫu giáo, bắt đi ông Phạm Chí Dũng ngay trước mắt các phụ huynh, giáo viên và các em học sinh. Và đây chỉ là một trong ba vụ câu lưu tùy tiện mà ông Dũng, 50 tuổi, là mục tiêu trong năm 2015. Mỗi lần như vậy ông bị thẩm vấn nhiều tiếng đồng hồ, chịu áp lực tâm lý. Người ta muốn ông thú nhận một tội phạm, mà tại đa số các nước, là một quyền con người. Nhà báo tự do này than thở : « Họ cư xử như tôi là một kẻ khủng bố ».

lundi 6 juin 2016

T1: Hợp tác tình báo Việt - Mỹ « sâu » đến đâu?

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong quán bún chả ở Hà Nội ngày 23/05/2016.

Phạm Chí Dũng : Bằng chứng sâu đậm và ngoạn mục nhất cho quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ mới chắc chắn phải là cơ chế hợp tác cấp « tình báo chiến thuật ».

40,1 triệu USD và « tình báo hàng hải »
Cuối tháng 5/2016, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời Việt Nam với món quà gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một tờ báo nhà nước làVietTimes dẫn lại bài của hai tác giả - giáo sư Zachary Abuza thuộc Trường Hải chiến Mỹ và Nguyen Nhat Anh thuộc khoa Kinh tế Chính trị Đại học Texas, cho biết chính quyền Mỹ đã cam kết cấp cho Việt Nam 40,1 triệu USD trong niên khóa 2015-2016 trong khuôn khổ « Sáng kiến an ninh hàng hải » nhằm hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải, giám sát và trinh sát, chỉ huy và kiểm soát trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn ngân sách này cũng sẽ giúp mua các thiết bị phòng thủ hàng hải và hỗ trợ huấn luyện cũng như tập luyện chung để nâng cao năng lực phối hợp tác chiến.

jeudi 2 juin 2016

« Hậu Obama »: Việt Nam sẽ thất lợi gì nếu gia tăng đàn áp nhân quyền?

TT Mỹ Barack Obama gặp các đại diện xã hội dân sự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Thực tế phũ phàng khó có thể bỏ qua là sự hiện diện lịch sử của Tổng thống Obama tại Việt Nam vào tháng 5/2016 không những không tạo cú hích cho phong trào dân chủ nhân quyền ở đất nước này, mà còn khiến không khí tranh đấu từ sôi động trở nên trầm buồn đột ngột.

mercredi 1 juin 2016

Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Hải quân Việt Nam trong lễ đón Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
« Mỹ tiếp cận Cam Ranh »
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ « mấu chốt là cảng Cam Ranh ». The Nikkei, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ « giao lưu hải quân » giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.

Vì sao Mỹ bất ngờ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam?

TT Mỹ Barack Obama duyệt đội binh danh dự tại Hà Nội, 23/05/2016.
Phạm Chí Dũng : Tháng Năm 2016. Dù Tết nguyên đán đã trôi qua từ lâu, nhưng Bộ Chính trị mới ở Việt Nam hoàn toàn có lý do để sung sướng khi hát lại một điển ngữ « Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá ».
« Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá »
Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sau 41 năm dựng rào chắn.