Affichage des articles dont le libellé est Ý thức hệ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ý thức hệ. Afficher tous les articles

vendredi 4 octobre 2024

Nguyễn Viện - Chúng ta có thể hy vọng?


Thú thật, tôi cũng ngần ngại khi muốn nhận định về vai trò của ông Tô Lâm hiện nay. Bất cứ một ý kiến nào về ông bây giờ cũng là quá sớm và có phần võ đoán, thậm chí cực đoan hoặc ảo tưởng.

Dù thế, tôi vẫn tin vào trực giác của mình từ khi nhìn thấy ông trong lễ tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước, rồi những phát biểu, những hành động kế tiếp của ông đến nay.

Điều tôi chú ý nhất, nếu không nhầm là tôi chưa từng thấy ông đề cập đến cụm từ "xã hội chủ nghĩa", có nghĩa là ông không còn đề cao vấn đề ý thức hệ như một lập trường kiên định, bất biến của những người lãnh đạo. Thay vào đó, ông tuyên bố xây dựng một kỷ nguyên mới, một lịch sử mới...

vendredi 23 février 2024

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

mardi 20 juin 2023

Trung Sơn - Không hiểu nổi !

 

Nga chỉ có gần 150 triệu dân, lại sống rải rác trên một diện tích vô cùng rộng lớn. Kỹ thuật công nghệ quốc gia qua cuộc chiến cũng đã lộ hết bài, không hề dẫn đầu thế giới như được họ và truyền thông cộng sản tô vẽ trước đó.

Thứ duy nhất Nga có mà Ukraine và phương Tây không có là giọng lưỡi giảo hoạt và trơ tráo của mấy người lãnh đạo.

Không hiểu sao những lời khoe khoang về những năng lực tưởng tượng và việc xưng xưng chụp cho người khác những cái mũ bỉ ổi của họ lại được một số người Việt tin tưởng và cổ vũ.

mercredi 16 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Vì sao cánh tả trỗi dậy ?

 

Cách bạn kiếm tiền sẽ quyết định bạn có tư tưởng gì.

Với cánh hữu cổ điển, cho đến trước năm 1945, thì giới chủ THƯỜNG có tư tưởng cánh hữu, cần lao công nông sẽ theo cánh tả. Đấy là tính trên số đông, cá biệt thì vẫn có trường hợp ngược lại, kiểu như Engels là nhà tư sản nhưng lại là một trong những ông tổ của cánh tả và cộng sản.

Lý do rất đơn giản, là do giới chủ kiếm tiền nhờ thuê nhân công, thu lấy lợi nhuận. Họ muốn được tự do kinh doanh, thuế càng thấp càng tốt, càng ít phải chia sẻ phúc lợi càng tốt. Và họ muốn ai làm nhiều sẽ được ăn nhiều, người giỏi phải giàu hơn người dốt, không chấp nhận cào bằng, nhà nước quản lý càng ít càng tốt. Đó là tư tưởng cơ bản của cánh hữu.

mardi 25 octobre 2022

Tạ Duy Anh - Khi ý thức hệ thắng cuộc

 

(Sau 10 năm đọc lại “Bên thắng cuộc”)

Một thập kỷ đã trôi qua,* “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức (mà từ đây tôi sẽ gọi ông là “Người ghi chép lớn về thời đại”) vẫn cho tôi ấn tượng về một tác phẩm đồ sộ bậc nhất, phản ánh một giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sẽ mất công vô bổ khi tranh cãi cuốn sách là tác phẩm báo chí hay lịch sử, nếu chúng ta bỗng ngộ ra rằng, lịch sử thực chất chỉ là những sự kiện, những câu chuyện cứ nối nhau trôi qua một cách liên tục và không ngừng nghỉ. Chúng ta đang sống từng giây từng phút, và cũng từng giây từng phút chúng ta thuộc về lịch sử!

Bao quát hầu hết các sự kiện lớn, có tác động sâu rộng, thậm chí mang tính quyết định, mang tính định mệnh gắn với số phận của đất nước này trong trọn cả thế kỷ, “Bên thắng cuộc” rõ ràng nuôi tham vọng lớn vẽ lại chân dung thời cuộc, một thời cuộc mà những bộ phận cấu thành quan trọng của nó chủ yếu vẫn chìm trong bóng tối.

mercredi 27 juillet 2022

Thận Nhiên - Tàn chiến cuộc...

 

Thỉnh thoảng tôi đọc được những bài viết, thơ văn, nói về người lính trẻ, bộ đội, của miền Bắc là thương binh hay chết trận.

Họ nằm lại dưới những nấm mồ dọc theo dãy Trường Sơn hay những bụi bờ triền sông miền Tây, ở Cổ thành Quảng Trị, những chiến khu, chiến trường, từ vĩ tuyến 17 trở vào miền Nam. Đài phát thanh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 gọi họ là những người Sinh Bắc Tử Nam.

Trong những bài thơ văn ấy, họ được ca ngợi và tiếc thương như những anh hùng, mà thật ra phần lớn chính họ không hiểu thấu đáo vì sao họ bị thương bị giết, sự tổn thương và cái chết của họ thật sự mang lại điều gì cho dân tộc. Họ có niềm tin rằng họ vào Nam để chống Mỹ cứu nước, để giải phóng miền Nam. Trong số đó, có những người là bà con bên nội và bên ngoại của gia đình tôi.

vendredi 29 avril 2022

Lê Học Lãnh Vân - Một chiều tháng Tư trời xanh nắng vàng

 

Đóng cửa phòng làm việc, bước ra đường. Tiếng ve âm âm, chiều cuối tháng Tư năm nay trời rất xanh và nắng rất vàng. Chị quét đường sạt sạt gom hoa điệp vàng, hoa phượng đỏ vào lề, xác con ve nằm giữa xác hoa…

Ồ, đã gần ngày 30 tháng 4, hổm rày đọc báo thấy người ta nhắc câu nói của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Năm nào dịp này cũng nhắc. Triệu người vui, triệu người buồn. Ờ, ờ, câu nói hợp ý nhiều người vì mô tả đúng sự chia rẽ trong lòng dân. Người nói câu ấy không chỉ đề cập tới nỗi vui buồn của hai phe trong ngày lịch sử mà còn góp phần tạo nỗi vui, buồn đó. 

Hồi trước, kể từ ký hiệp định Geneva, Việt Nam chia làm hai phe, đúng ra là hai quốc gia tạm thời. Phe Hà Nội thuộc khối cộng sản và phe Sài Gòn thuộc khối tự do, chia cắt nhau bởi dòng sông Bến Hải.

samedi 22 janvier 2022

Nguyễn Chương - Bài học Triều Tiên : Không vì ý thức hệ mà nhượng lãnh thổ

Nơi biên giới vùng Bạch Đầu Sơn.

Triều Tiên trước áp lực của Bắc Kinh: KHÔNG VÌ "ĐỒNG THUẬN Ý THỨC HỆ" MÀ NHƯỢNG LÃNH THỔ

Hàn Quốc - Triều Tiên: QUYỀN LỢI DÂN TỘC ĐƯỢC ĐẶT CAO HƠN SỰ ĐỐI NGHỊCH CHIẾN TUYẾN

1

Bình Nhưỡng nhận sự chi viện dồi dào của Bắc Kinh trong cuộc chiến hai miền Bắc Nam 1950-1953. Ồ, ai ai cũng từng được nghe tuyên truyền rằng Bắc Kinh có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng".

lundi 6 décembre 2021

Ngô Nhân Dụng - Đối phó lâu dài với Tập Cận Bình


Trong nước Trung Quốc, Tập Cận Bình sẽ thành một Mao Trạch Đông mới. Nhưng với thế giới bên ngoài, mối đe dọa của Tập Cận Bình còn nguy hiểm hơn Mao rất nhiều.

Mao Trạch Đông chỉ hô hào “cách mạng thế giới” nhưng không đủ tiền và vũ khí để thực hiện. Tập Cận Bình có cả hai, đem tiền trải ra trên “Vòng Đai” và “Con Đường” và đang chế tạo thêm các hàng không mẫu hạm cũng như hỏa tiễn liên lục địa và vệ tinh nhân tạo.

Trên nhật báo Wall Street Journal, ngày 13 tháng 8, 2021, George Soros viết rằng Tập Cận Bình là “kẻ thù nguy hiểm nhất của các ‘xã hội mở’ trên thế giới.” Sau khi yên vị làm “chủ tịch mãn đời” thì trong 10 năm hay 20 năm tới, Tập Cận Bình sẽ còn nguy hiểm hơn.

dimanche 5 décembre 2021

Trần Quốc Quân - Chủ nghĩa xã hội thế giới « giàu sinh lực » như thế nào ?

 

Trong đợt kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm nào đó, nhà báo Trần Hữu Phước đã viết bài đầy những lời hoa mỹ đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng.

Trich : "Chủ nghĩa xã hội giàu sinh lực đã được đổi mới và trẻ hóa, vẫn đang đứng vững và tỏa sáng như ngọn hải đăng từ sông Áp Lục xuống tận vùng đất mũi của bán đảo Cà Mau trù phú. Từ cánh đồng Chum nổi tiếng của xứ “Triệu Voi” nối dài tới hòn đảo tự do của đất nước Cuba, tới châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê mênh mông bát ngát."

Kinh nhỉ! Đọc cứ thấy sao sao. Thực tế thì Chủ nghĩa xã hội thế giới giàu sinh lực như thế nào?

Trần Trung Đạo - Từ « luận cương » đến « bò dát vàng », con đường máu của đảng CSVN

 

Ngày 24 tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan phổ biến một “thư kiến nghị” mà ông gọi là “kiến nghị tâm huyết” gởi trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

“Tâm huyết” vì trong “kiến nghị” khá dài đó ông đã trình bày một cách chi tiết các lý do lịch sử, các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đất nước đầy dẫy những thất bại, và kết luận bằng những điểm cần phải làm ngay.

Trong khoa học xã hội, có hai phương pháp để trình bày ra một luận cứ. Phương pháp thứ nhất nhằm chứng minh mình đúng và mọi quan điểm khác sai, và phương pháp thứ hai nhằm phân tích tình trạng bế tắc trước khi đưa ra một giải pháp dung hòa. Ông Nguyễn Trung chọn phương pháp thứ hai khi viết “thư kiến nghị”.

lundi 22 novembre 2021

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (4)

 

Lại nói, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố hồi tháng Năm năm nay, ông tổng bí thư khẳng định/cảnh báo/nhắc nhở rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, không thể nóng vội.

Sực nhớ ông anh họ tôi, một thầy giáo làng nhưng kiến thức thì không phải dạng vừa. Hồi còn sống có lần bảo mấy ông cộng sản chỉ thích làm những thứ vĩ đại, làm đếch gì cũng gắn mác vĩ đại. Đem bao nhiêu sức lực, của cải, thời gian ném vào đó, không cần biết nó sẽ đem lại gì cho dân chúng, đất nước.

Ngẫm nhời của ông anh, thấy đúng thật. Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ, rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai. Tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác…

dimanche 21 novembre 2021

Lê Dũng - Biên giới của văn chương


Kể từ thời Hai Bà Trưng đến nay, chúng ta có gần hai ngàn năm hận thù với người Hán.

Kể từ 1858 đến nay, chúng ta có 163 năm căm ghét thực dân Pháp xâm lược.

Và kể từ 1955 đến nay, chúng ta có 66 năm lên án gót giày đế quốc Mỹ giày xéo quê hương.

dimanche 14 novembre 2021

Bông Lau - Vụ án Kyle Rittenhouse

 

Vụ án này đang hâm nóng lại sự chia rẽ ý thức hệ và chính trị rối rắm của nước Mỹ. Cánh tả nhìn anh bạn trẻ Kyle Rittenhouse là tội phạm nguy hiểm cần phải kết án nặng. Cánh hữu coi bị cáo Kyle Rittenhouse là anh hùng và phải được tha bổng.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 23 tháng 8 năm 2020 tại thành phố Kenosha, tiểu bang Wisconsin. Một thanh niên Mỹ đen tên Jacob Blake chống cự khi bị một tốp cảnh sát da trắng bắt. Cảnh sát dùng súng điện để chế ngự Jacob Blake nhưng không hiệu quả, và anh ta đi về xe mình mở cửa cúi người vào bên trong. Cảnh sát thấy Jacob Blake cầm dao lên nên khạc 7 viên kẹo đồng. Jacob Blake bị trọng thương và bán thân bất toại.

Thế là bạo loạn nổ lớn ở thành phố Kenosha. BLM, phe cấp tiến cùng những phần tử bất hảo thừa nước đục thả câu tràn ra đập phá các cơ sở kinh doanh và tấn công cảnh sát. Phe cánh hữu dùng mạng xã hội kêu gọi công dân Mỹ khắp nơi đến bảo vệ thành phố vì cảnh sát đã rút đi bỏ ngỏ thành phố. Nhiều thanh niên Mỹ mang súng đến tình nguyện trấn thủ bảo vệ các khu kinh doanh.

samedi 13 novembre 2021

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (2)

 

Trong phần 1, tôi có nhắc tới nước Đức và bức tường Berlin, nó sụp đổ ngày 9.11.1989 cách nay 32 năm. Nước Đức thống nhất đoàn tụ một cách vĩ đại, xét dưới góc độ nhân văn chứ không phải góc nhìn chiến tranh.

Đem xương máu dân tộc, nhân dân nướng vào cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn bạo, dưới danh nghĩa giải phóng, không có gì là vĩ đại cả, không có gì đáng ca ngợi cả (chuyện này sẽ nói sau trong một bài khác).

Lứa chúng tôi sinh ra giữa thập niên 50, khi miền Bắc chính thức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, về lý thuyết rất đẹp, đẹp tốt hơn bất kỳ thể chế nào. Và nó cũng đẹp trong văn nghệ, thơ ca. Nó đẹp từ mồm những người lãnh đạo, từ báo chí, đài phát thanh. Nó chỉ không đẹp, thậm chí chứa đầy xấu xa tệ hại, xấu hơn tệ hơn so với xã hội trước nó, là ở thực tế. Giữa lý luận và hiện thực là vực sâu thăm thẳm. Những người sống ở miền Bắc từ thập niên 50 tới 80 biết rõ điều này.

lundi 19 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Kẻ nào là đế quốc thưa ngài Raul Castro?

Phát biểu từ chức tại Đại hội Đảng Cộng Sản Cuba, ngài Raul nói:

"Tôi hài lòng rằng chúng ta trao quyền lãnh đạo đất nước cho một đội ngũ lãnh đạo cam kết vì nguyên tắc Cách mạng và chủ nghĩa xã hội, với tinh thần vì nhân dân, đầy tinh thần nhiệt huyết và chống đế quốc...".

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì "đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa".

lundi 22 février 2021

Huy Đức - Chiến tranh


Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy, "Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua..."

Kể từ tháng 2-2009, khi báo SGTT đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".

Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.

samedi 29 février 2020

Nguyễn Thông -Tháng Ba


Cách nay 45 năm, 1975, cũng vào tháng Ba, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh ý thức hệ đi tới chặng chót, và kết thúc vào cuối tháng Tư.

Trên thế giới, không phải chỉ có An Nam nồi da xáo thịt, củi đậu nấu hạt đậu. Nước Mỹ cũng từng phải chiến tranh Nam Bắc chết biết bao người rồi mới thống nhất. Người Ý chia làm hai phe hai miền bắn giết hơn ba chục năm trước khi hàn gắn thành nước Ý bây giờ. Người Đức suốt từ năm 1945 tới 1991 Đông Tây mới chính thức hòa hợp, bắt tay nhau chấm dứt sự phân rã hận thù. 

Ngay cả Tàu cộng cũng đánh nhau chí chết từ bắc xuống nam, từ đông sang tây rồi mới như bây giờ. Nói thế để thấy rằng “đường vinh quang xây xác quân thù” đâu phải chỉ được đầu tư ở xứ ta.

mercredi 24 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”



Như thông lệ, hễ mỗi lần Trung Quốc có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của Việt Nam, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ Việt Nam, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). 

Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để Việt Nam thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của Trung Quốc. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.

Thực tế trong lịch sử Việt Nam có nhiều phen “thoát Trung”.

jeudi 7 février 2019

Nguyễn Quang Dy - Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela



Thuốc tây được rao bán cho người Venezuela tại biên giới Columbia, 05/02/2019.
Nhận xét của TM : Một bài viết quá mạnh dạn trên báo nhà nước, đề cập thẳng đến « thoát Trung »

(GDVN 06/02/19) - Trung Quốc đã chi phối Venezuela bằng "xuất khẩu cách mạng" và “bẫy nợ". “Thoát Trung” không có nghĩa là phải chống Trung Quốc, mà phải hợp tác bình đẳng hơn.

Đầu năm Kỷ Hợi có nhiều chuyện đáng nói, trong đó Venezuela là nỗi ám ảnh làm nhiều người giật mình.

Tại sao một đất nước giàu đẹp, hầu như đứng đầu thế giới về “dầu hỏa và hoa hậu”, nay suy sụp biến thành một thảm họa quốc gia? Bi kịch đó đáng lẽ đã không xảy ra nếu không ngộ nhận và lường trước được nguyên nhân và hậu quả.

Một nguyên nhân chính không thể phủ nhận là do mô hình chính trị và vai trò của Trung Quốc tại Venezuela, cũng như tại các nước khác không chỉ tại Châu Á mà còn tận châu Mỹ La-tinh.