Affichage des articles dont le libellé est Sách giáo khoa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sách giáo khoa. Afficher tous les articles

jeudi 26 septembre 2024

Võ Xuân Sơn - Bi kịch

 

Nhiều người đề xuất cả nước chỉ nên dùng một bộ sách giáo khoa, và sách phải được sử dụng nhiều năm.

Có lẽ các đề xuất ấy xuất phát từ chỗ các nhà kinh doanh giáo dục bày ra nhiều chiêu trò để bào tiền. Sau khi vụ chủ tịch nhà xuất bản ăn hối lộ hàng chục tỉ đồng của nhà cung cấp giấy, các đề xuất này lại được nhắc lại.

Thực chất thì không chỉ nhà xuất bản, mà nhiều nhà biên soạn, một số quan chức trong các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục Đào tạo... đều "đồng tình bóp vú con tôi".

vendredi 31 mai 2024

Chu Mộng Long - Cuối cùng ngài vẫn độc hành ?


 

Sáu năm độc hành, kiên trì hạnh đầu đà từ y phấn tảo, ăn chay ngày một bữa, đầu trần chân đất đi dọc Bắc Nam, trú trong hang hay nghĩa địa... cho đến ngủ ngồi. Thích Minh Tuệ phát nguyện sẽ duy trì cho đến khi viên tịch.

Thời gian ấy khổ hạnh mà bình an. Sự quan tâm của ai đó như bố thí một bữa cơn chay cũng chỉ là hiếu tâm của khách qua đường. Thích Minh Tuệ lấy đất trời và thiên hạ làm cha làm mẹ. Đứa con ấy đúng nghĩa là con Phật, vì Phật là đất trời cao rộng và Phật ở trong Tâm của bất cứ người nào.

Nay sự bình an không còn nữa. Sự nổi danh như là một thử thách, Phật gọi là kiếp nạn, mặc dù kiếp nạn này nằm ngoài 81 kiếp nạn được nói trong nhà Phật. Sự nổi danh đến mức được phong thành Phật sống đã biến con đường tu của ngài không còn độc hành để có được thân an lẫn tâm an.

dimanche 14 avril 2024

Phạm Lưu Vũ - Địa danh (tiếp theo)

 

Thì ra việc “nhập tách” do một mụ đàn bà đứng tên đề xuất nằm trong gói 350.000 tỉ “chấn hưng văn hóa”.

Hàng loạt địa danh bị cắt cúp, nhập nhèm, lịch sử bị bôi mờ, văn hóa bị xóa dấu vết… Nhưng chỉ là tạm thôi, bởi đó là những thứ mà sức của một vài, chứ hàng trăm hạng đàn bà, đàn ông nghiệt chủng kia cũng không làm nổi. Có chăng họ chỉ làm văn hóa của sơn hà đại địa này bị “chấn thương” một thời gian mà thôi.

Bởi vì, như bài trước đã viết, địa danh là phong thủy, là văn hóa, cũng như địa đại… đều do “tâm tạo”, nhưng là tâm “bất tương ưng hành”. Tâm bất tương ưng hành chính là tâm linh, rất vi tế và màu nhiệm, chứ không phải ý chí thô kệch, chủ quan của một nhúm cá thể ngồi trong buồng Diên Hồng. Họ chỉ có thể “tạo nghiệp” cho chính họ, nếu nhắm mắt liều lĩnh, dám bức tử địa danh, thì lịch sử sẽ không tha, tâm linh sẽ không tha.

mercredi 3 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Gặp học giả Trần Văn Chánh

 

Chiều hôm qua tôi có dịp gặp lại học giả Trần Văn Chánh trong một không gian rất thoáng.

Anh Chánh chính là người soạn cuốn đại từ điển Hán - Việt. Đây là công trình tự điển Hán - Việt lớn nhứt được xuất bản 80 năm sau bộ “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ, 1942). Từ điển có 12.000 đơn vị tự, nhiều nhứt so với các tự - từ điển Hán-Việt đã có từ trước tới nay.

Đại từ điển Hán - Việt là một nguồn tham khảo của nhiều thế hệ học tiếng Việt và tiếng Hoa. Tôi cũng dùng từ điển này mà không biết Trần Văn Chánh mình quen bấy lâu nay chính là tác giả. Thật là một sơ suất.

jeudi 28 mars 2024

Dương Quốc Chính - Trận đồi A1 Điện Biên Phủ

 

Hôm nọ đọc status của bạn Kiều Mai Sơn tố VTV cho cụ cựu chiến binh lên đóng thế, kể chuyện đào hầm đánh đồi A1 huyên thuyên cả. Nhưng đa số khán giả chắc chả biết chỗ nào sai. Vì dân ta nghe kể chuyện thấy lâng lâng là sướng, chả quan tâm đúng sai làm gì.

Hồi bé học sách giáo khoa và đọc sách thời ấy, thường chỉ biết tới trận đánh cuối cùng ở đồi A1 vào tối 06/05. Nhớ lâu vì mỗi ở đây có sáng tạo là đào hầm ngầm để đánh bom, dẫn tới thắng lợi. Bây giờ nghiên cứu lại, tư liệu chính thống của ta cả nhé. Chưa có thời gian tìm tư liệu Pháp.

Thực ra ta đánh đồi A1 là ba đợt, đánh mãi chả thắng, nói cho vuông là thua cmnr vì chết nhiều quá, chết nhiều hơn địch nhiều. Ta hy sinh hơn 1.000 quân, bị thương hơn 1.500 quân trong vài ngày tấn công, địch thiệt hại cỡ 1/3. Thế nên trung đoàn 174 phải tạm ngừng chiến thay vào đó là trung đoàn dự bị 102, mà cũng vẫn không thắng.

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

mercredi 20 décembre 2023

Chiêu Anh Nguyễn - Người trời

 

Nhiều khi lụp chụp, ăn nói không suy nghĩ cũng tai hại lắm.

Chơi mạng xã hội nào giờ, cứ mỗi lần thấy cái gì không ưng bụng, phi lý là đè cộng sản ra chửi như con ghẻ. Nay mới thấy mình… Sai.

Chả là vầy, từ khi tui tim hiểu về đa vũ trụ, mới biết những nhân vật trong chiến tranh mà lịch sử của đảng và nhà nước cho ghi chép lại rồi đưa vào sách giáo khoa là hoàn toàn chân thực. Chẳng hạn như :

lundi 11 décembre 2023

Phạm Lưu Vũ - Thơ chết là phải

 

Có một bạn đọc nữ, nick Thảo Dân gì đó, viết một bài về cụ Tú Xương, chê thơ cụ là nhảm, là sản phẩm của một nho sinh bất tài, bất đắc chí vì thi trượt.

Lý do vì bạn ấy ghét cay ghét đắng cái anh Tú vô tích sự, phải để vợ nuôi, chỉ suốt ngày lông bông thơ phú. Bạn này có lẽ ghét chồng lắm, đến nỗi ghét lây cả anh Tú? Hay là...

Chao ôi, Tú Xương, người sống trên cuộc đời chưa đầy 40 niên, bên cạnh những Nho gia lừng lững, khiến cụ Tam Nguyên Yên Đổ phải thốt lên:

jeudi 2 novembre 2023

Huy Đức - Sách giáo khoa và trách nhiệm Nhà nước

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỉ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

samedi 14 octobre 2023

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

 

Thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là:

"Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông"

Vào sách giáo khoa, ban biên soạn biến thành:

Mai Bá Kiếm - Không có triết lý về « trí dục » và « đức dục » thì đừng viết sách giáo khoa

 

Hổm rày, theo dõi các bài phản biện về kiểu biện bạch của GS Nguyễn Minh Thuyết trong việc lạm dụng phương ngữ và ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều, tôi ngộ ra Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và các giáo sư viết sách không có một chút triết lý sư phạm gì ở trong đầu họ!

Giáo sư Thuyết nói các bài “Lừa và ngựa”; “Ve và gà”; “Cua, cò và đàn cá”, đều phỏng theo tác phẩm của các tác gia lớn La Fontaine, Lev Tolstoy. Sở dĩ, phải "phỏng" ngụ ngôn "Ve và kiến" ra "Ve và gà" là vì học sinh mới học vần "à" chưa học vần "iến", nên thay kiến bằng !

Như vậy, GS Thuyết không biết cách dàn dựng tuyến nhân vật trong ngụ ngôn của phương Tây. Đó là các con vật theo mối quan hệ giống loài một cách hợp lý.

Nguyễn Thông - Sách giáo khoa

 

Thiên hạ đang ì xèo vụ thơ dở bị đưa vào sách giáo khoa dạy trẻ con.

Ai cũng có quyền làm thơ dở, kể cả thi sĩ hạng nhất như Tố Hữu kiểu "tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin". Nhưng đưa thơ dở vào sách giáo khoa là một trọng tội hủy hoại con người, thậm chí cần bị phạt nặng, khởi tố, truy tố, về tội "đầu độc trẻ con".

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm bọn trẻ thời nay hư chính là sách giáo khoa.

jeudi 17 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - Thảo luận về sách giáo khoa

Theo dõi Quốc hội thảo luận về giáo dục, tôi thấy các phát biểu gần như giống nhau với ý chung là: Nhà nước phải in sách giáo khoa, bởi vì sách giáo khoa là mức triển khai chính sách giáo dục!

Thôi thì tạm đồng ý với cách sắp xếp rằng sách giáo khoa là ở cấp độ triển khai. Nhưng mà, tại sao ở cấp độ đó thì Nhà nước phải in sách?

Đa số các quốc gia giàu mạnh, văn minh không nhúng tay vào việc soạn và in sách giáo khoa của tư nhân. Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy. Lý do rất đơn giản: việc này những nhà giáo có thể lo được.

mardi 4 avril 2023

Trần Mạnh Hảo - Một nền giáo dục tha hóa tận cùng


Một chế độ tốt đẹp bao giờ cũng có một nền giáo dục tốt đẹp và ngược lại. Hiện nay, nền giáo dục của nước ta không hề tốt đẹp, khi đã bỏ hẳn dạy môn Văn, là môn dạy làm người.

Hầu hết cán bộ trong xã hội Việt Nam hiện nay từ huyện, tỉnh đến Trung Ương nếu chỉ có đồng lương, dù là lương chủ tịch nước cũng không thể cho con cái “tị nạn giáo dục” - tức là cho con du học ở các nước tư bản giàu có như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Singapore …được.

Thế mà lạ thay, hầu hết các vị lãnh đạo to nhất từ trung ương xuống tỉnh huyện đều cho con đi du học bên Mỹ, mua nhà bên Mỹ, hoặc du học bên Anh, bên Đức, bên Úc…Trong khi vẫn lớn tiếng lên án chủ nghĩa tư bản xấu xa đang giãy chết ! Mặt khác, chưa thấy vị lãnh đạo nào, ông quan to nào ở nước ta cho con du học sang các thiên đường cộng sản như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Venezuela là sao, thưa các vị ?

vendredi 30 décembre 2022

Nguyễn Thông - Liên minh ma quỷ

 

Hôm qua, báo chí đăng tin Thanh tra chính phủ đã chỉ ra sự câu kết giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục về "tham nhũng" sách giáo khoa.

Giờ mới vạch trần, lôi cổ chúng nó ra là đã khí muộn, quá muộn. Đó là thứ liên minh ma quỷ tồn tại, công khai tác oai tác quái cả nửa thế kỷ, bóc lột bóp nhặt từng xu của người đi học.

Khốn nạn nhất là sự bóc lột này lại có sự bảo kê của nhà cầm quyền (đảng, quốc hội, chính phủ, Bộ Giáo dục-Đào tạo) nên mặc dù dân chúng kêu la than thở rầm rĩ, năm nào cũng như năm nào, nhưng bề trên đều bỏ ngoài tai, mặc kệ.

vendredi 30 septembre 2022

Lê Nguyễn - Một thời Quốc văn Giáo khoa thư

 

(Nhân chuyện 1.000 ông bà tiến sĩ sẽ soạn sách giáo khoa, chợt nhớ).      

Thời đó qua đi hơn 70 năm rồi, mà “kỷ niệm đầu đời” vẫn còn tươi mới trong ký ức của một gã đàn ông gần đất xa trời. Những hình ảnh, câu chuyện vẫn đeo đẳng kiếp người, và khi nhìn vào nền giáo dục thời nay, ký ức vẫn mang lại niềm tiếc nhớ khôn nguôi.

Kỷ niệm của những ngày 7- 8 tuổi ấy không bao giờ phai nhạt, đặc biệt với hai quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (cours préparatoire, sau là lớp Tư, nay là lớp Hai) và Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng (cours élémentaire, sau là lớp Ba, nay cũng là lớp Ba). Ấn tượng về chúng mạnh mẽ đến nổi khi lớn lên, có những lúc, mình ngồi nhớ quay quắt từng hình ảnh, từng câu chuyện trong sách.

samedi 23 juillet 2022

Nguyễn Văn Mỹ - Chuyện sách giáo khoa xưa và nay

 


Không biết lần thứ mấy, sách giáo khoa lại thay đổi, tăng giá; gây bức xúc dư luận xã hội. Toàn giáo sư – tiến sĩ biên soạn, thẩm định đúng quy trình mà cuốn nào cũng có sai sót.

Chẳng lẽ, phải đề nghị kiểm tra thực chất các văn bằng của từng tác giả? Rồi năm nào cũng thay mới sách giáo khoa. Thay đổi, đương nhiên, cũng phần nào thôi. Sao không in kiểu phụ lục các thay đổi để tiết kiệm và vẫn dùng sách cũ?

Cách giải thích của tư lệnh ngành PGS – TS Nguyễn Kim Sơn “Giá tăng vì giấy tốt hơn và khổ sách lớn hơn” khó mà chấp nhận. Nói kiểu đó thì sách giao khoa còn “tăng, tăng mãi” vì giá xăng dầu tăng, kéo theo đủ thứ tăng. Lâu nay, sách giáo khoa độc quyền, cả biên soạn, in ấn, lẫn phát hành. Cơ chế đó, giá không tăng, sách không đổi mới lạ.

jeudi 9 juin 2022

Larry De King - Xã hội đen và xã hội đỏ

 

Bọn xã hội đen và xã hội đỏ giống nhau ở chỗ đều gây đau thương tang tóc cho xã hội.

Bọn xã hội đen tổ chức bài bạc, tống tiền, cho vay nặng lãi...đôi khi thanh toán nhau đẫm máu ghê rợn. Nhưng xét độ thiệt hại vẫn còn rất nhỏ so với bọn xã hội đỏ.

Bọn đen gây đau khổ cho vài chục, vài trăm gia đình. Còn bọn đỏ mới kinh hoàng. Chỉ cần thông qua một chính sách thôi, như sách giáo khoa chẳng hạn, là bọn chúng kiếm ngàn tỉ, và gây vất vả khốn đốn cho hàng triệu gia đình nghèo.

vendredi 27 mai 2022

Trần Trọng An - Vẫn chỉ là câu khẩu hiệu có trong toa-lét!

 

Điều gì xảy ra nếu:

1. Ngành giáo dục in sách giáo khoa, rồi các trường mua và cho học sinh mượn hoặc thuê. Cuối năm học sinh có trách nhiệm trả lại sách, nếu mất hoặc hư hỏng thì phải đền để trường mua bộ mới bổ sung cho khóa sau.

=> 20 triệu học sinh = 20 triệu bộ sách giáo khoa mỗi năm = 4.000 đến 5.000 tỉ đồng tiết kiệm cho phụ huynh, góp phần bảo vệ môi trường vì giảm đáng kể số bản phải in ấn bổ sung.

Mai Bá Kiếm - “Định hướng xã xệ chữ nghĩa”: Bộ trưởng nói kiểu chợ trời!

 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích tại Quốc hội về giá bộ sách mới mắc hơn giá bộ sách cũ hai, ba lần là do “tiền nào của nấy”, do bộ sách cũ khổ nhỏ hơn, giấy xấu hơn.

Đây là kiểu giải thích của dân chợ trời.

Trả lời câu hỏi vì sao không dùng lại sách cũ, ông Sơn nói: "Năm nay thay bộ sách mới lớp 3, lớp 7, lớp 10, còn năm tới là lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, năm nào cũng có nhiệm vụ thay sách thì đương nhiên sách cũ sẽ không dùng được cho năm mới".