samedi 19 avril 2025

Đỗ Trung Quân - Họa sĩ tên tuổi được "trục xuất" nhanh nhất khỏi Việt Nam

 

... Quán cà phê nhỏ chỉ kê được vài cái bàn gỗ, dăm cái ghế nhỏ mặt tiền đường không xa chợ Trương Minh Giảng (sau đổi thành chợ Nguyễn văn Trỗi). Đại học Vạn Hạnh cũng cách đấy không xa.

Quán chỉ có hai người. Pha chế là dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên, người thứ hai là tôi. Khi ấy đang làm việc ở một nhà in nhỏ, nơi in những tác phẩm của nhà xuất bản Văn Học, tôi phụ trách bưng bê, gọi sang lên một chút là "tiếp viên nam" của quán. Nếu làm ca tối ở nhà in thì làm "tiếp viên" ở quán cà phê buổi sáng.

Bức tường được chọn phóng một bức tranh của họa sĩ Pháp Fernand Léger. Tranh Léger với đường nét khỏe mạnh, biểu tượng mạnh mẽ phù hợp với tinh thần "lao động xã hội chủ nghĩa" dễ tránh những "rắc rối" của chế độ mới chỉ vừa trên dưới 10 năm (1985).

Hoàng Nguyên Vũ - Dành cả thanh xuân đi đổi giấy tờ

Trước em ở tỉnh lẻ, ra thành phố, đổi giấy tờ. Sau đó, mua nhà, hộ khẩu nơi mới : đổi.

Thế rồi chứng minh nhân dân thành Căn cước công dân : đổi. Rồi phường em đang ở đổi tên : lại đi đổi. Rồi xã quê em, xã vùng ven thành phố, được nhập vào thành phố mấy tháng : chuẩn bị đi đổi để chuẩn về nơi sinh. Nghe nhiều anh chị cán bộ bảo, ôi, không cần phải đổi, vì phường em đang ở giữ nguyên tên.

Thế rồi hôm qua, lại thấy phường em đang ở đổi từ Võ Thị Sáu qua Xuân Hòa sau khi đổi tên phường mới có mấy năm trước. Xã quê nhà nơi em sinh ra mới vào Vinh có mấy tháng, giờ lại đổi thành phường có tên mới..., thế là chuẩn bị tinh thần đi đổi giấy tờ cho chắc ăn.

Mai Quốc Ấn – Văn hóa đặt tên

Văn hóa là cội rễ của hồn cốt dân tộc, là “chủ quyền mềm” của quốc gia !

Ngay cả khi Việt Nam bị đô hộ bởi giặc phương Bắc, dòng chảy văn hóa vẫn giúp người Việt nhắc nhau ngàn năm : “Vừa bằng cái thúng/Lại thủng hai đầu/Bên ta thì có, bên Tầu thì không !” (Cái khố - Ca dao)

Có một nhà thơ cộng sản là Nguyễn Khoa Điềm viết về văn hóa địa danh ở Việt nam vô cùng cô đọng và súc tích : “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.” Họ, là nhân dân, là yếu tố dưỡng nuôi văn hóa kiên trì, bền bỉ và vô tư đến mức có thể hy sinh thứ quý nhất là mạng sống để “Ta thà làm quỷ nước Nam. Không thèm làm vương đất Bắc !”

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.04.2025


 

vendredi 18 avril 2025

Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 18/04/2025

1. Thế là chắc chắn Chiến dịch tấn công xuân – hè của Bộ Sân khấu và Trình diễn Nga ĐANG diễn ra.

Những thông tin do Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa ra, và cả ông Tổng tư lệnh Syrskyi thông báo, cũng dần được xác nhận. Tuy có một thông tin sẽ làm những người theo dõi đặt câu hỏi : Tại sao Bộ chỉ huy Ukraine thông báo về hướng đánh chính của Nga sẽ ở vùng Sumy ?

Thực tế là, các thông tin công khai đến với chúng ta cho thấy đã có nhiều báo cáo trinh sát cho thấy Nga đang tập trung lực lượng lớn ở Bryansk để thực hiện đòn tấn công này. Tất nhiên, Nga là bậc thầy về nghi binh, từ trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai họ đã tiến hành những chiêu trò này rất giỏi… Nhưng người Ukraine cũng vậy, chính xác là cùng một lò đào tạo.

Lê Diễn Đức - Ấu trĩ và mau quên

Hôm 14 tháng 4, sau khi nhận được đề nghị của Tổng thống Ukraina về việc mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot trị giá nhiều tỉ đôla, ông Donald Trump nói : “Bạn không thể bắt đầu một cuộc chiến với kẻ mạnh hơn mình gấp 20 lần, rồi mong người khác cấp cho tên lửa” !

Tôi không hiểu sao một người làm tổng thống của một cường quốc mà phát biểu ấu trĩ như thế ?

Ông Trump phải biết rằng, Ukraina không bắt đầu cuộc chiến, không khiêu khích nước Nga, không vi phạm chủ quyền và an ninh của nước Nga.

Nguyễn Đình Bổn - Trump sợ Putin quá xá !


Mỹ đã bỏ phiếu chống lại (trong số 9 quốc gia) một nghị quyết của Liên Hợp Quốc về "Hợp tác với Hội đồng Châu Âu". Chỉ vì trong văn bản của nghị quyết này có những cụm từ lên án hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine.

Phái đoàn Hoa Kỳ tuyên bố rằng, “Nghị quyết lặp lại những tuyên bố không có ích trong việc thúc đẩy mục tiêu hòa bình”.

Điều đáng nói, Việt Nam nằm trong các nước bỏ phiếu thuận (105 quốc gia).

Vương Trung Hiếu - Sài Gòn Hòn ngọc Viễn Đông và Sài Gòn hoa lệ


Năm 1913, Sài Gòn đã được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông, tên tiếng Anh là Pearl of the Far East ; tiếng Pháp là La Perle de l'Extrême-Orient.

Danh hiệu này xuất hiện trong Tạp chí Y học Trung Quốc (The China Medical Journal, The Association (tập XXVIII, tr. 36). Tuy nhiên đây không phải là danh hiệu dành riêng cho Sài Gòn, mà là cách gọi chung của những nước phương Tây sử dụng cho bán đảo Đông Dương (Indochina) và một số khu vực khác ở Châu Á.

Chẳng hạn như Hong Kong cũng được ví von là Hòn ngọc Viễn Đông trong quyển Sketch : A Journal of Art and Actuality, Ingram brothers (1897).

Ngọc Vinh – « Sài Gòn » chưa bao giờ bị quên lãng trong lòng người dân Miền Nam

Một ông anh mới hỏi tôi sao không viết bài về vụ Sài Gòn bị hạ cấp còn phường, tôi bảo nhiều người đã viết rồi nên tôi không viết. Với lại có viết cũng chả thay đổi được việc đã rồi là Sài Gòn bị mất tên.

Trong số những người đòi lấy lại tên Sài Gòn cho thành phố Hồ Chí Minh có cụ Nguyễn Thông, một người bắc chính cống, cựu biên tập viên báo Thanh Niên.Và cụ Lê Học Lãnh Vân, một người Nam bộ rặt lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài nhưng đã về sống và làm việc ở Việt Nam.

Anh Lê Văn Nuôi, cựu bí thư Thành Đoàn, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, một học sinh theo Việt Cộng chống Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa quyết liệt trước 1975, cũng có bài đề nghị ông Tổng bí thư trả lại tên Sài Gòn cho TPHCM...

Hoàng Linh - Hết hồn thang máy giả

Sữa giả, thuốc giả...chết từ từ. Còn cái này ú òa là ...

Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ ngày 18/04/2025, cơ quan này vừa bắt, khám xét khẩn cấp kiểm định viên, lãnh đạo Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật An toàn khu vực II tại thành phố Hồ Chí Minh.

Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện hành vi “làm khống” hàng loạt “Giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy chuẩn” cho các thiết bị máy công trình ảnh hưởng đến đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động và người sử dụng tại Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (cũ) – (nay là Bộ Nội vụ) tại địa chỉ : Citilight Tower, 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Tiểu Vũ – Tủ sách và…tủ rượu


Có những khoảng lặng trong đời sống mà ta chỉ nhận ra khi đứng trước một không gian đã đầy đủ vật chất nhưng vẫn khiến lòng người trống trải.

Như khi bước vào một ngôi nhà đẹp, tinh tế, mọi thứ được chăm chút đến từng chi tiết : bàn ghế gỗ tốt, đèn vàng ấm, tủ rượu sang trọng xếp đầy những chai được chọn lọc kỹ lưỡng. Nhưng rồi ánh mắt chợt dừng lại ở chỗ trống trên bức tường – nơi đáng lẽ có thể là một tủ sách.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không khó bắt gặp những không gian như thế. Nơi sang trọng đẹp nhất của một căn nhà cũng là nơi hiện diện một chiếc tủ bày biện những chai vang lâu năm, whisky quý hiếm hay sake đắt tiền được mang về từ mỗi chuyến đi. Mỗi chai rượu có thể là một dấu ấn, một kỷ niệm, một lát cắt của gu thẩm mỹ và lối sống. Nhưng ở ngay bên cạnh, tủ sách lại vắng bóng, hoặc chỉ hiện diện như một phần trang trí, lặng lẽ và ít được chạm tay tới.

Phạm Gia Hiền - Mẹ

Hồi xưa tình cờ xem MV Châu Việt Cường hát Bạc trắng tình đời, cười khùng khục, Chúa ơi hiếm có cái sản phẩm âm nhạc nào mà nó nhảm khỉ đến như thế.

Sau này xem YouTube thấy cái tên Châu Việt Cường xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Vẫn gương mặt quê quê ấy, nhưng ngày càng ngổ ngáo hơn. Cường là ca sĩ hàng hot của các hội chợ, cậu hoành hành trong hàng ngũ của mình. Cứ thỉnh thoảng lại thấy clip chửi nhau chỗ này, đánh nhau chỗ kia.

Có clip, chỉ vì một câu không hài lòng với chủ quán nhậu bên đường, Cường gọi đại ca, đại tỉ, mang theo một đám giang hồ quây kín cả quán. Cậu ngổ ngáo ở nơi đến diễn, bị đánh, thế mà bằng “quan hệ” sao đó, bắt được cả đám đánh mình phải đến tận nhà xin lỗi. Có lần, Cường cưỡng bức con nhà người ta, nhưng dàn xếp sao đó, cuối cùng thì êm.

Lê Minh Hạ - Viết nhân Ngày khuyết tật Việt Nam


Cuối ngày, định gấp laptop lại thì thấy một người bạn vừa đăng trên Facebook một bài viết mừng Ngày khuyết tật Việt Nam. Bạn ấy cũng từng là nhân vật trong một bài viết của mình.

Mới nhớ, đúng là hôm nay, ngày Ngày khuyết tật Việt Nam. Nhớ lại thấy sáng giờ mình cũng gặp khá nhiều người khuyết tật.

Sáng sớm, đi lòng vòng quanh chợ cổng, canh đúng tầm giờ đã gặp người bán vé số mù mình từng mua tuần trước, mà tìm hoài không gặp. Đi về, gặp một bác mù lớn tuổi khác, cũng hay bán vé số ở ngã tư gần chợ, định bụng mua vài tờ mà không kịp. Vì đã có một trung niên rà xe lại mua hết rồi. Bèn tặng bác tờ vé số trúng và tự cười mình. Sao phải nhứt định tìm tặng ông già mù tấm vé số ổng đã bán cho mình nhỉ. Vẫn còn có dịp để gặp, để tặng hay hỗ trợ ông cái gì đó mà.

Thanh Hằng – Hàng giả và an ninh

Liên tiếp hai vụ sữa giả và thuốc giả đều rất lớn, phạm vi toàn quốc, cho thấy khâu quản lý hàng giả trên thị trường và hậu kiểm đều không tốt.

Nhưng gốc rễ của vấn đề là hệ thống chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, huyện, để các cơ sở sản xuất hàng giả trên địa bàn nhiều năm liền mà không phát hiện ra. Gây nên cảnh “thả gà ra đuổi” khiến các bộ ba đầu sáu tay cũng rất khó.

Lý do bọn tội phạm sản xuất ở nơi khuất nẻo nên không biết nghe sai sai. Vì khi xây dựng nhà xưởng sản xuất, họ phải chở vật liệu, máy móc vào rùng rùng như thế mà không biết.

Nguyễn Thành Phong – Thôi, đừng tâm tư nữa

Có việc nghĩa ở Thái Nguyên, đầu giờ chiều đánh xe từ làng đi, chạy mấy trăm cây số, qua bốn, năm tỉnh. Thế mà chập tối vẫn kịp về Kinh thành dự cuộc rượu ở quán phía mạn ngoại ô Tây Bắc, cùng mấy cao nhân. Tiệc do doanh gia, văn sĩ Trần Quốc Quân ở Ba Lan về, đã mấy lần nhắn nhe hẹn hò tiếp đãi...

Vừa nâng chén chào mâm, Nguyên gia đầu bạc râu dài gióng giả : Ở đây có ba người vui, quê vẫn còn tên tỉnh, không mất gì, xin chia buồn với hai kẻ sắp mất tên.

Là bởi mâm rượu ngũ nhân, có ba người, Phạm Xuân Nguyên quê Hà Tĩnh, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu và luật sư Ngô Quốc Kỳ cùng quê Nghệ An, thuộc vào số tỉnh được giữ nguyên không nhập đổi gì đợt này. Hai kẻ, là Trần Quốc Quân quê gốc Hà Nam sắp nhập vào tỉnh mới Ninh Bình, và mình, quê Thái Bình thì nhập vào tỉnh mới Hưng Yên. Cả hai đều bay tên cũ, thủ phủ cũ sắp chuyển sang nơi mới.

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 18.04.2025

1. "Khởi tố, phát lệnh truy nã Bùi Đình Khánh, tay buôn ma túy bắn thượng úy công an tử vong"- Hú hồn cái ông xe container đã cho thằng này đi nhờ đêm qua nhé. Sáng nhà cháu đọc tin này mà rủn người. Thằng này hai lần đáng chết, một là buôn ma túy, hai là bắn chết cảnh sát. Mà nó đẹp trai. Không loại trừ nó đã tự xử ở đâu rồi. Thông minh mà.

Chiến sĩ hy sinh đã được thăng hàm vượt cấp, ngay và luôn.

2. "Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội xác minh thông tin Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu"- Nghe đâu cô này là vợ một cầu thủ, và hôm nọ có... vặc lại cộng đồng mạng chi đó. Khổ rồi em ơi.

Liễu Hằng - Sự khác biệt giữa nghệ sĩ và “thợ diễn” là gì ?

Bao bài hát, nghệ sĩ hát bản mình rung cảm. Thợ diễn bài nào cũng chơi, từ “Đại bác ru đêm” đến “Mùa xuân trên TPHCM” !

Bao buổi biểu diễn, nghệ sĩ hướng đến khán giả mình trân trọng. Thợ diễn vừa múa máy “Bài ca hữu nghị Việt Nam -Trung Hoa”, thoắt cái lại gào trên sân khấu khác “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”.

Tôi không trong showbiz ! Tôi từng viết báo. Nhưng không phải chuyện gì tôi cũng viết. Nếu lỡ được phân công đề tài viết không trôi, tôi sẽ thuyết phục sếp về phóng sự hấp dẫn khác mà tôi sở trường ! Nên, tôi tin mình không phải thợ viết.

Hoàng Linh - Nghệ sĩ quảng cáo « chưa thấy khám đường chưa đổ lệ »

 

Thật ra, người có cái não trung bình, đọc báo, mạng xã hội, nhìn không khí chung cũng đủ hiểu lần này là bắt chứ không phạt tiền rồi thôi.

Nghe con mẹ nghệ sĩ hết thời chuyển sang quảng cáo đái đêm, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đường, tiểu muối...nhờ uống sữa của mụ mà khỏi, lên tiếng xin lỗi kiểu bố đời, mẹ thiên hạ mà thấy ghét.

Lại có thằng cha lập vi bằng đòi bắt cả thiên hạ mà tội cho em, cà cuống chết đít vẫn còn cay mà là cay đắng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.04.2025


 

Lê Học Lãnh Vân - Sài Gòn và giấc mộng hòa giải năm mươi năm

 

Những ngày này năm mươi năm xưa, dưới tàn phượng đỏ hoa trước sân Khoa học đại học đường giữa Sài Gòn, anh sinh viên lắng nghe lời chị bạn học con vị trung tá Việt Nam Cộng Hòa. Vân vê tà áo tím, tiếng chị thì thầm như gió lùa qua tàn phượng...

“Ba tôi nói năm xưa bỏ Hà Nội vô Sài Gòn dù sao cũng còn trong nước mình. Bây giờ ra đi nữa thành tha phương cầu thực, lúc sống xa ông bà, khi chết chẳng được về quê!

Ba tôi nói, Miền Nam với những người di cư chẳng muốn chiến tranh đâu. Dù không an tâm lắm, ba tôi vẫn ở lại. Dù sao cũng người Việt với nhau, thắng trận rồi chắc họ hởi lòng hởi dạ rộng rãi với đồng bào, kề vai sát cánh xây dựng quê hương...”