Affichage des articles dont le libellé est Gạc Ma. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Gạc Ma. Afficher tous les articles

jeudi 11 avril 2024

Ngô Nhân Dụng - Kishida và Marcos Jr. gặp Biden

Các chính phủ Mỹ sau này đã rút kinh nghiệm của “Đường Phòng thủ Acheson”, cho nên đã ký các hiệp ước bảo vệ Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Australia.

Ngày Thứ Ba 9 tháng Tư, chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov, chuẩn bị cho Tổng thống Vladimir V. Putin sẽ đến Bắc Kinh cầu viện. Tuần trước, bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet L. Yellen đã nhắc nhở các công ty Trung Quốc sẽ bị chế tài nếu giúp mua vũ khí cho cuộc chiến của Nga.

Ông Tập Cận Bình sẽ phải chọn, nếu ủng hộ Nga, một đồng minh thất thế, thì sẽ lãnh các hậu quả do lệnh cấm vận của Mỹ. Trong khi đó, lãnh tụ hai nước đồng minh ở Á Đông cùng qua Mỹ để thúc đẩy hợp tác mật thiết với nhau hơn.

vendredi 15 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

1) Cứ tới ngày ngày 14/03 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988.

Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Cụ Hoàng Nhỏ mất ngày 30/01/2023. Từ khi cụ già yếu năm 2022 không còn ra bãi biển cúng được nữa, con cháu thay cụ bày bàn cúng giỗ anh linh liệt sĩ Trường Sa hàng năm!

Mạc Văn Trang - Không hiểu nổi !

 

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. Chín giờ em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, U90, chắc gặp nhau được lần này.

Kim Chi chuẩn bị áo quần, quà cáp rất chu đáo, hớn hở ra đi như đứa trẻ! Chừng một giờ sau thấy quay về, mặt buồn bực:

- Chúng nó không cho đi! Hôm nay 14/03, nó tưởng mình đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma!

jeudi 14 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Quảng Bình : Một con đường mang tên Trần Văn Phương, anh hùng Gạc Ma

Theo nhà văn Phạm Phú Thép, chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Gã được biết đây là hoạt động hàng năm của các cựu binh Gạc Ma từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Họ cùng thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị tưởng nhớ đồng đội và người thân của mình bị bọn cộng sản Trung Quốc thảm sát dã man khi bảo vệ đảo của tổ quốc.

Nguyễn Thông - Nửa sự thật vụ Gạc Ma

 

Trừ vài tờ báo kiên định lập trường như báo quân đội, báo nhân dân quyết không hó hé gì về ngày 14.3.1988 - trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới sự kiện này.

Tờ nào cũng gào lên "vòng tròn bất tử", "nỗi đau bất tử"... thể hiện yêu thương tột cùng, căm giận tột cùng. Nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do bão.

Ngay cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu biệt kẻ đã giết các anh, nhưng người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.

mercredi 13 mars 2024

Kha Tiệm Ly - Văn tế tử sĩ Gạc Ma

 

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/03/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,

Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước Biển Đông,

Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

lundi 10 avril 2023

Cù Mai Công - « Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử » chìm trong vô vọng, vì sao ?

 

Tập sách lịch sử "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" của những người tâm huyết thực hiện trong 5 năm đã được hội đồng thẩm định cấp Quốc gia duyệt in.

Sách phát hành được 30 ngày bị 12 lỗi đính chính nên phải thu hồi để sửa. Trí Việt đồng ý sửa. Đích thân Thượng Tướng Võ Tiến Trung chỉnh sửa từng dòng lần cuối cùng.

Vậy mà ba năm sau tập sách này vẫn nằm ở Nhà xuất bản Văn Học, không được cấp phép tái bản sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu?

vendredi 17 mars 2023

Dương Quốc Chính - So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

 

Các cháu bê hường cần biết là hoàn cảnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mất Hoàng Sa rất khác với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) mất Gạc Ma nhé.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó rất yếu và đã bị Mỹ bỏ rơi sau Hiệp định Paris, cắt giảm viện trợ rất nhiều và quân Bắc Việt đe dọa, chiếm cỡ 50% lãnh thổ theo kiểu da beo rồi. Nhà còn sắp mất, tiếc gì cái cột hàng rào? Tập trung mà giữ nhà còn không ăn thua đó.

Mỹ lúc đó mới ký Hiệp định Paris nên không được phép can thiệp quân sự vào VNCH, Mỹ và VNCH cũng không hề có hiệp ước tương trợ quân sự nào cả (kể cả trước Hiệp định Paris). Vì thế Mỹ không được phép và không có trách nhiệm cứu VNCH trong trận Hoàng Sa. Họ chỉ có thể hỗ trợ thông tin mà thôi và họ cũng chỉ làm thế.

Trần Văn Thọ - Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

Chu Vĩnh Hải - Quán phở Gạc Ma-Trường Sa

 

Có lẽ người Việt Nam nào cũng thích phở. Việt Nam có nhiều quán phở ngon rải đều trên khắp cả nước.

Tôi đã thưởng thức gần trọn các tô phở danh bất hư truyền trên đất nước, nhưng tôi vẫn ao ước được đến ăn phở của quán phở Gạc Ma-Trường Sa nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ quán phở này là ông Lê Minh Thoa, năm nay 55 tuổi. Ông là cựu binh quân đội nhân dân Việt Nam, là nhân chứng sống của sự kiện quân đội Trung Cộng thảm sát 64 chiến sĩ Việt Nam ở Gạc Ma vào ngày 14-03-1988.

Sương Nguyệt Minh - Gạc Ma, xót thương nghiêng trời lệch đất

 

Có một vòng tròn bất tử Gạc Ma xót thương đến nghiêng trời lệch đất. Vòng tròn ấy bắt đầu từ thiếu úy Trần Văn Phương, bên cạnh là binh nhì Nguyễn Văn Lanh, tiếp theo là đồng đội đứng quây quanh lá cờ đỏ sao vàng. Như là cột mốc chủ quyền Việt Nam hiên ngang cắm trên bãi đá san hô đảo chìm Gạc Ma ngày 14.03.1988

Cái vòng tròn bất tử quây quanh quốc kỳ ấy không phải là vòng tròn trắng vô nghĩa, lại càng không phải con số không tròn trĩnh vô hồn. Cái vòng tròn bất tử ấy là vòng người lính giữ đảo và công binh xây đảo, với trái tim yêu nước rực lửa.

Có một sự thật xót thương nghiêng trời lệch đất đi đến vòng tròn bất tử là : Cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tầu quân sự xâm nhập vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Bằng cái nhìn tầm chiến lược và sự nhạy cảm chính trị, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nghĩ đến cuộc khủng hoảng Biển Đông, rất có thể các bãi san hô, đảo chìm Hải quân ta chưa kịp đứng chân sẽ là mục tiêu xâm chiếm của người phương Bắc.

Võ Hồng Ly - Cụ Hoàng Nhỏ, người cha của 64 tử sĩ Gạc Ma đã qua đời

 

Trong hình là Cụ Hoàng Nhỏ, cha của tử sĩ Hoàng Văn Túy và cũng là người làm đám giỗ cho 64 tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988 vào ngày 14/03 hàng năm.

Do tuổi cao sức yếu, cụ Hoàng Nhỏ đã mất ngày 30/01/2023 tức mồng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngày 14/03 năm ngoái, cụ Hoàng Nhỏ vẫn còn chia sẻ : "Cứ đến ngày giỗ của các con là tui và người nhà lại soạn mâm cơm với đủ 64 cái bát, đôi đũa, hướng về phía biển. Các con đã sống cùng nhau, hy sinh cùng nhau vì biển đảo quê hương nên ngày giỗ, tôi tin các con cũng sẽ cùng nhau về đây, bên mâm cơm này của ba".

Hiệu Minh - Thăm đảo Colin và nhìn Gạc Ma

 

Tháng 4-2016 tôi được tham gia đoàn tầu KN490 gồm 80 bà con Việt kiều đi thăm Trường Sa và DK (nhà giàn thực chất là cái chòi trên biển). Trong chuyến đi 10 ngày, mỗi ngày thăm một đảo thì chuyến thăm đảo Colin để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.

Colin cách Gạc Ma khoảng 8 km, nhìn mắt thường vẫn thấy đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi tàn sát 64 chiến sĩ công binh chỉ có xẻng cuốc trên tay. Chiều ngày 28-4 khi về tới Bộ Tư lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, tôi được giới thiệu một chiến sĩ sống sót ở Gạc Ma.

Trước đây Gạc Ma từng là đảo chìm (trong video quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ công binh đang đứng trên đảo lúc đó vẫn chìm), hiện đã được Trung Quốc xây như một pháo đài, có nhà cao tầng, luôn có tầu chiến túc trực. Từ đó (2016) tới nay (2023) chắc còn nhiều thay đổi.

Huy Đức - Người thứ 65 của Gạc Ma

 

Trong một thời gian rất dài, vụ THẢM SÁT GẠC MA bị lảng tránh trên báo đài nhà nước.

Nhưng, cứ đến ngày 14-3, bên một bãi biển vắng thuộc xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), một người đàn ông lưng còng sát đất, luôn làm một mâm cơm cúng, tưởng nhớ các anh.

Người đàn ông ấy là cụ Hoàng Nhỏ, cha của liệt sĩ Hoàng Văn Túy, một trong 64 người lính Việt Nam, vào ngày 14-3-1988, bị quân Trung Quốc xả súng bắn giết rất dã man ở Gạc Ma.

mardi 15 mars 2022

Nguyên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đình Bin kiến nghị xây tượng đài và tôn vinh 75 tử sĩ Hoàng Sa


ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN CÁC LIỆT SĨ GẠC MA VÀ CÁC NGƯỜI CON ĐÃ ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC!

Ngày 14-3-2022,  là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sĩ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14-3-1988 ).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19-1- 1974, 75 sĩ quan và binh sĩ của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “Tượng đài kỷ niệm các Liệt sĩ Gạc Ma” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.

Huy Đức - Gạc Ma & Chiến tranh

 

Tối qua, 13-3-2022, tại biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

dimanche 13 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nhìn lại hai hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Liên Xô và Việt Nam-Nga

 

Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược "nước ngoài". Mình lục lại cho anh em xem các văn kiện về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, Việt Nam và Nga.

Năm 1978, trong bối cảnh bị Trung Quốc ép phải chọn một trong hai anh, Việt Nam đã ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, trong đó có điều 6:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

samedi 22 janvier 2022

Nguyễn Văn Mỹ - Tạ lỗi với các anh

T Đá Đông, tàu nh neo thng hướng Phan Vinh,

Ngang qua Châu Viên, mt mùng đêm ti.

Bin lng l, vài ánh sao le lói,

Trăng h tun nhòe l bun đau.

Tôi cúi đu đng trước mũi tàu,

          Tưởng nh các anh linh lit sĩ.

dimanche 16 janvier 2022

Nguyễn Thiện - Tủi lòng núi sông


Ngày 12/03/2015 : Khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Ngày 15/07/2017, tức chỉ hơn 2 năm, khánh thành Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Nơi đây trở thành điểm đến của hàng triệu người để thắp nén hương tưởng niệm những người lính hy sinh vì Tổ Quốc

Ngày 17/01/2016 : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa.

samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy nuôi trẻ thơ Việt Nam bằng văn hóa Việt Nam


1.

Đổ tội cho Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam như trong phim “Quân đội vương bài” mới đây của Trung Quốc không gây cho người dân Việt Nam ngạc nhiên.

Ngay trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hải quân Trung Quốc (23/4/2019), với sự có mặt của các chiến hạm Việt Nam tham gia lễ kỷ niệm, Trung Quốc đã bỉ ổi chiếu thảm cảnh tàu chiến Trung Quốc nã đạn vào 64 chiến sĩ công binh Việt Nam trong tay không có súng ở Gạc Ma, để ca ngợi chiến công của Hải quân Trung Quốc. Đó là sự tởm lợm không giới hạn.

Xâm chiếm lãnh thổ nước người nhưng đổ tội cho nước người xâm chiếm lãnh thổ, là chủ trương nhất quán xuyên suốt của nhà cầm quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này Trung Quốc đã tiến hành với Liên Xô, với Ấn Độ, nhưng dai dẳng và đau đớn nhất là với Việt Nam.