Affichage des articles dont le libellé est Tâm lý. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tâm lý. Afficher tous les articles

vendredi 1 novembre 2024

Bông Lau - Chấn thương tâm lý


Những người trở về từ chiến tranh không ít thì nhiều bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực. Tiếng Anh gọi là Posttraumatic stress disorder (PTSD) có nghĩa là “Sự rối loạn căng thẳng sau khi bị chấn thương tâm lý”.

Xạ thủ làm việc trong các chương trình chống khủng bố. Mặc dù hỏng phải cầm súng bắn giết ai, nhưng công việc lao tâm phải suy nghĩ nhiều về những tên khủng bố IS tàn bạo trong suốt mấy tháng qua, và không ngờ mình ít nhiều đã bị ảnh hưởng xấu về tâm lý.

Hôm qua đi khám bác sĩ tổng quát. Anh bác sĩ quen bắt tay vỗ vai mình mừng rỡ nói chào mừng anh trở về và cám ơn sự phục vụ của anh. Các phần khám nghiệm thể lực tốt đẹp. Huyết áp 121, phổi thở trong suốt không bị nghẹt. Bác sĩ ấn vào bụng và nói tốt. Máu và nước tiểu thì 3 ngày nữa mới có kết quả.

mardi 18 juin 2024

Mạc Văn Trang - Hãy tĩnh tâm lại !

Hiện tượng Thích Minh Tuệ hơn một tháng qua đã gây chấn động xã hội. Nhà văn Phạm Lưu Vũ đã tóm lược về 6 chấn động tâm linh. Tôi muốn nói thêm về mấy chấn động tâm lý- xã hội.

1. Hiện đang có rất nhiều người quá lo lắng cho sự an nguy của tu sĩ Minh Tuệ.

Cháu tôi từ Hà Nội cứ nhắn tin hỏi Thầy ở đâu, có còn không? Nó lo mất ăn, mất ngủ! Nhiều người trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp cũng với tâm trạng thắc thỏm lo âu. Có người bảo, công an bắt hết những người tu theo thầy Minh Tuệ rồi. Họ diệt hết, sợ ảnh hưởng lớn quá…

mardi 28 mai 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Sự khác biệt giữa một vị minh sư và một ma tăng là gì?


Một vị minh sư luôn thức tỉnh bạn, giúp bạn hiểu được những nỗi đau khổ tâm lý và phương pháp buông bỏ.

Ví dụ: Khi bạn đau chân vì gãy chân, bạn sẽ có nỗi đau vật lý. Nhưng nếu bạn quá đau khổ, bạn sẽ gánh thêm nỗi đau tâm lý.

Khi buông bỏ hay thậm chí chỉ cần giảm bớt nỗi đau tâm lý, bạn sẽ đỡ mệt hơn. Là vì nỗi đau vật lý khi bị gãy chân là không thể xóa bỏ được mà cần bó bột hay mổ rồi nẹp, bắt vít để chữa lành ít cũng vài tháng. Nhưng nỗi đau tâm lý là có thể buông bỏ được.

lundi 27 mai 2024

Hà Phan - Hơn thua để làm gì khi con trẻ bị tổn thương ?

Ai chẳng cay mắt khi biết đứa bé lớp 1 nhìn chúng bạn ăn uống vui vầy ngày cuối năm rồi về hỏi mẹ “ "Sau này lên lớp 2 con có được ăn liên hoan không"? Đại đa số cũng đều bức xúc với thông tin từ mẹ bé cho rằng chỉ vì không đóng quỹ phụ huynh mà con mình phải ngồi “nhìn mồm” chúng bạn và tủi thân như thế!

Rồi gạch đá, phẫn nộ trút xuống đầu giáo viên, các phụ huynh cùng lớp, nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà. Tiếc thay thông tin một chiều như vậy không chỉ từ người mẹ cố chấp mà còn được một vài báo loan tải rõ ràng!

Từng nuôi mấy đứa con rồi đưa cả cháu đến trường, nhìn chúng vui vẻ với nhau tôi băn khoăn khi đọc câu chuyện này.

mercredi 1 mai 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Thế các anh các chị đi "chữa lành" về chưa?

 

Bệnh quá bệnh, đi du lịch thì cứ nói cụ nó là đi du lịch. Nghỉ lễ về thăm quê, thăm cha mẹ ông bà, người yêu cũ, người tình dang dở thì nói cụ nó là nghỉ lễ, thăm thú. Bày đặt nói "đi chữa lành" với cả đi chữa rách.

Đang yên đang lành tự dưng lăn đùng ra đi chữa lành !

Chưa bao giờ cái từ "chữa lành", vốn ngữ nghĩa không đến nỗi nào, mỗi tội hơi sến sẩm một chút, mà giờ nghe thấy nổi da gà như thế này. Giờ nó thành cái nghĩa hơi đạo đức giả, hơi làm quá, hơi lố bịch, hơi tâm thần và thậm chí có mùi lừa đảo nữa đấy ạ.

jeudi 18 avril 2024

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Về Nhã Nam

Trước tiên, mình cần đưa ra minh bạch thông tin rằng mình chưa từng có mối liên hệ thân thuộc nào với giới xuất bản sách tại Việt Nam. Mình không có ý định xuất bản sách ở Việt Nam trong dài hạn (vì khả năng cao là không bán được, mà chắc cũng không được cấp phép xuất bản ngay từ vòng gửi xe).

Vì vậy, post này là để chia sẻ vì có quá nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về câu chuyện này, không nhằm mục tiêu té nước theo mưa hay hạ bệ thành tựu và đóng góp của Nhã Nam.

(1) Vài góp ý về lời xin lỗi

Các bạn trẻ hiện nay có nhiều trải nghiệm hơn, hiểu biết về tâm lý học hơn, và thậm chí cũng “cynical” hơn chúng ta nhiều. Cách giải quyết có tính thỏa hiệp, cộng sinh, “anh cơm tôi cháo”… cũng không còn được các bạn ưa chuộng.

jeudi 4 avril 2024

Ngô Nhân Dụng - Nhật thực là điềm lành!

 

Người ta nói năng khiêm cung hơn, hay dùng chữ “có thể” (maybe) hơn chữ “luôn luôn, chắc chắn” (always). Người ta cũng dùng nhiều chữ “chúng tôi, chúng ta” (we, hoặc us) nhiều hơn chữ “tôi” (me). Họ chú ý đến những người khác hơn, không chỉ nghĩ đến mình.

Trong các nền văn minh cổ, ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và các đế quốc Inca, Maya ở châu Mỹ, nhật thực là một “điềm gở,” báo trước những biến cố không lành. Mặt trời thường được coi là biểu tượng của ông vua. Khi “mặt trăng ăn mặt trời,” như lối nói của người Việt đời xưa, vị nguyên thủ quốc gia phải lo ăn chay, sám hối, làm lễ cầu đảo xin Trời Đất tha thứ cho mình và tất cả dân chúng tất cả những tội lỗi đã phạm.

Ngày nay, người ta biết nhật thực chỉ là một hiện tượng tự nhiên, có thể tiên đoán chính xác. Vì loài người đã tính được quỹ đạo của Mặt Trăng bay quanh trái đất. Người ta biết đúng ngày, giờ nào nó sẽ nằm giữa quả đất và mặt trời. Nhưng tâm lý con người vẫn náo nức trước cảnh tượng trời đất tối sầm; tinh tú hiện ra giữa ban ngày; khối đất đá này sẽ che khuất khối lửa lớn gấp 400 lần, nóng 5, 6 ngàn độ C ở ngoài vỏ.

mardi 6 février 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Tệ nạn “chữa lành”, tệ nạn “học sang chảnh”

Chưa bao giờ chữ “chữa lành” bị nói nhiều, thuyết giảng nhiều và đưa ra mua bán nhiều như bây giờ. Trong khi đó, không ít kẻ đi “chữa lành”, đi mua bán các lớp học “chữa lành” thì tâm hồn và nhân cách rách như tổ đỉa.

Và “chữa lành”, một khái niệm đẹp, bỗng trở thành tệ nạn.

Bạn đang đau buồn, đang gặp nhiều bất trắc trong cuộc sống, đang khá bất ổn trong một số mặt, cần một sự chia sẻ, đột nhiên, thành con mồi, bị lùa vào các lớp học hàng chục triệu đồng, để “chữa lành”

dimanche 3 juillet 2022

Nguyễn Thu Quỳnh - Bẫy

Không hiểu sao sau khi hai anh diễn viên nhạc sĩ bị tố cáo nghi hiếp dâm cô gái 17 tuổi thì nhiều người lại trưng ảnh lên rồi đoán cô ấy bẫy hai anh. Rồi bình phẩm độc địa kiểu cô ấy không phải gái nhà lành, chẳng tử tế gì…

Mạng xã hội luôn ồn ào như thế, vài hôm là lại quay sang bàn chuyện khác. Nhưng có một cái lõi giữa bình phẩm cô gái 17 tuổi ở Tây Ban Nha, hay nhiều vụ tố cáo hiếp dâm, xâm hại tình dục khác là nghi ngờ người phụ nữ, “cô ta phải mời mọc thế nào”, “buông thả thế nào thì mới bị như thế”. Im lặng sau nhiều năm thì sẽ hỏi “phải thế nào mới im lặng chứ”…

Tâm lý ấy bỏ qua tạp niệm của đàn ông. Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân ấy thật buồn cười. Một là nó mặc nhiên coi phụ nữ là nguồn cơn của tội lỗi xấu xa. Vậy ăn mặc thế nào là sexy?

mardi 12 avril 2022

Nguyễn Văn Tuấn - Phân tích tâm lý Putin

 

Theo nhiều nhà tâm lý học, Putin là người có cá tánh "Dark Triad Personality" (Tam Hắc Tánh), bao gồm tánh nham hiểm, tánh ái kỷ và rối loạn nhân cách.

Cũng như nhiều nhà độc tài khác, Putin là một con người phức tạp và khó đoán trước.

Chừng 5 năm trước (2017), khi tiếp kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Điện Cẩm Linh, Putin cho con chó khổng lồ tên “Konni” vào phòng khách làm cho bà Merkel sợ hãi (vì bà này rất sợ chó). Trong khi bà thượng khách sợ hãi thì Putin tỏ ra khoái trá. Tuy nhiên, việc đem thú vật ra 'hù' các nguyên thủ quốc gia là một chiêu trò khá phổ biến đối với Putin. Sự kiện này làm cho rất chuyên gia tâm lý đón già đón non về cá tánh của Putin.

samedi 12 mars 2022

Lưu Trọng Văn - Vì sao có không ít người Việt đang ủng hộ Putin

 

Việt Nam đang rộ đấu võ mồm... mạng. Chuyện nhiều người lên án Putin xâm lược Ukraina thì đã rõ, vì chả có lý do gì để biện minh cho hành động ấy. Zelensky không phải Pôn Pốt, trùm Khmer đỏ diệt chủng với quan thầy là bè lũ Hán đỏ.

Khác nhau về bản chất. Điều đó thể hiện khi quân Việt Nam tấn công vào Phnom Penh thì dân Campuchia chào đón gọi là Phật sống. Trong khi đó quân của Putin bị toàn dân Ukraina chống lại đến cùng.

Nhưng vì sao có không ít người có vai vế đàng hoàng lại ủng hộ Putin?

vendredi 19 novembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Vết thương nơi người còn sống vẫn chưa lành

 

Sang chấn, tức chấn thương tâm lý được mô tả do cá nhân đã chứng kiến, trải nghiệm một hoặc những sự kiện gây tử vong, bản thân có nguy cơ tử vong hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng cá nhân hoặc cộng đồng.

Đó còn là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng do hoàn cảnh xung quanh tạo ra.

Theo mô tả trên, mọi người dân Sài Gòn trong đại dịch vừa qua đều bị sang chấn nhiều hay ít, tùy theo bi kich mà họ nhận lấy hoặc cảm xúc cá nhân.

samedi 4 septembre 2021

Mai Bá Kiếm - Liệu pháp tâm thần ?


« Vaccin tinh thần »

Ngày 1/8/2021, tôi chích mũi 1 Moderna ở bệnh viện đa khoa quận 7. Theo lý thuyết, 28 ngày sau chích mũi 2, nhưng hôm nay là 34 ngày. Định hát bài “Sao chưa thấy mũi hai?” thì tờ Tin Tức đăng bài: Thành phố Hồ Chí Minh sắp có “Vaccin tinh thần”. Tôi mừng như vớ được phao khi đang ngụp lặn giữa biển Coronavirus.

Đọc kỹ thấy, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chương trình được khởi động từ ngày 5/9/2021, dự kiến kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài tùy vào tình hình diễn tiến của đại dịch.

Chương trình có 3 nhóm nội dung hoạt động chính: Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần; tham vấn và trị liệu tâm lý; hỗ trợ tái hòa nhập hậu Covid-19.

lundi 16 août 2021

Phạm Xuân Nguyên - Sao không công bố

 

Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành dữ dội trên khắp thế giới. Việt Nam đang trải qua thời kỳ căng thẳng nhất, như một số nước đã trải qua khi bệnh dịch lên đến đỉnh điểm. Với số ca nhiễm mỗi ngày tăng, tổng số ca nhiễm cao và số người bị tử vong vì dịch cũng tăng lên mỗi ngày.

Tại TPHCM thực tế là đã có nhiều người chết vì Covid, việc hỏa táng và mai táng gặp nhiều khó khăn. Đến mức chính Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo cho lực lượng quốc phòng thành phố đứng ra đảm nhiệm tiếp nhận tro cốt của người bệnh bị mất và chuyển về cho các thân nhân họ.

Thậm chí ông Nên đã phát biểu và được các phương tiện truyền thông đưa lên là sẽ đề nghị Trung ương cho tổ chức Quốc tang các nạn nhân của đại dịch Covid.

mardi 3 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 26 : Tâm lý mùa dịch

 

Người xưa thường bảo: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Nghĩa là một ngày trong nhà giam thì dài bằng nghìn năm ở bên ngoài. Ý nói khi ngồi tù thì thời gian rất dài.

Trong những ngày giãn cách vì đại dịch, không được ra đường, mọi sinh hoạt đều loanh quanh ở trong nhà, con người cũng giống như kẻ bị tù được giam lỏng. Mọi sinh hoạt thường ngày bị thay đổi hoàn toàn. Thời gian cũng rất dài.

Bình thường trong một gia đình có con cái, sáng ra vợ chuẩn bị bữa ăn sáng cho chồng con, rồi cùng chồng đưa các con đến trường học, sau đó cả hai đến cơ quan làm việc. Trưa có thể ăn trưa ở công sở, chiều đón con, nấu nướng, ăn tối, sinh hoạt gia đình rồi ngủ. Một nếp sinh hoạt bao năm nay thường là như thế.

lundi 12 juillet 2021

Nguyễn Văn Tuấn -Truyền đạt thông tin về virus Vũ Hán

 

Đại dịch đặt ra vấn đề ít ai bàn đến: đó là cách chuyển tải thông tin đến công chúng. Giới truyền thông hay nhấn mạnh đến những thông tin 'tiêu cực' (số ca nhiễm, tử vong) nhưng không đặt chúng trong bối cảnh, và dễ gây hiểu lầm cũng như phản ứng phi lý trí. Cái note này trình bày một hiệu ứng tâm lý có tên là 'Hiệu ứng Trình bày' (Framing Effect) và nghĩ đến một cách chuyển tải thông tin tích cực hơn.

Thí nghiệm tâm lý Tversky & Kahneman

Nhiều năm trước, hai nhà tâm lý học trứ danh Amos Tversky và Daniel Kahneman (sau này được giải Nobel kinh tế) làm một thí nghiệm để chỉ ra rằng cách truyền đạt thông tin về nguy cơ, rủi ro có thể thay đổi quyết định của người nhận thông tin.

dimanche 11 juillet 2021

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

(VNN 11/07/2021) Thành phố trong những ngày giãn cách xã hội đã cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.

Thật sự tôi rất nể phục và trân trọng những nỗ lực của ngành y tế và chính quyền TP.HCM cũng như Trung ương đã làm để ngăn chặn dịch bệnh nhưng theo tôi, vẫn còn một số vấn đề. Nếu biết cách cải thiện thì kết quả hy vọng sẽ tốt hơn.

Thứ nhất, dường như công tác tổ chức chống dịch không được suông sẻ, có sự dẫm chân lên nhau và phân công không rõ ràng.

jeudi 1 juillet 2021

Thế giới tiếp tục có ấn tượng xấu về Trung Quốc


Đăng ngày:

Về vấn đề tôn trọng quyền tự do cá nhân, ý kiến tiêu cực đối với Bắc Kinh cao ở mức kỷ lục tại bảy quốc gia Ý, Hàn Quốc, Hy Lạp, Canada, Úc, Anh và Hà Lan.

Tại Nhật Bản, ấn tượng xấu về Trung Quốc tăng lên 88%, gần đạt mức kỷ lục 93% hồi cao điểm tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông. Ở Hàn Quốc, cứ 10 người thì có đến 9 người nói rằng Bắc Kinh  không hề tôn trọng tự do cá nhân của công dân Trung Quốc (năm 2018 tỉ lệ này là 8/10).

dimanche 13 juin 2021

Lưu Trọng Văn - Cần biết mình là ai


Người Việt mình có cái bệnh khi thì quá tự ti, khi thì quá tự cao. Có nghĩa là không biết mình là ai.

Trong bóng đá cũng vậy. Phải biết mình là ai, đang ở vị trí nào mới biết tìm ra cách chiến thắng. Park không phải người Việt không bị nhiễm bệnh này.

Bất chấp nhiều loa truyền thông và dư luận quá hào hứng khen đội Việt Nam đẳng cấp châu Á, đẳng cấp thế giới, ông không hão huyền tếu chút nào mà hiểu đội Việt Nam vẫn chỉ tầm Đông Nam Á, chưa vượt trội Thái Lan. Chính vì vậy ông tập trung cân não tối đa cho cuộc đấu với Indonesia và Malaysia để bằng mọi giá chiến thắng. Khi chiến thắng ông đã phấn khích, vui đến thế nào chứ không hề tỏ ra lạnh lùng, coi chiến thắng đó là đương nhiên.

dimanche 6 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Chửi rủa qua cái nhìn tâm lý học


Mấy hôm nay, ở các quán cà phê Sydney, đồng hương người Việt hay nhắc đến chị Nguyễn Phương Hằng, CEO và phu nhân của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ nhân của khu du lịch Đại Nam. Chị ấy nổi lên như là một hiện tượng truyền thông.

Người khen thì nhiều, nhưng người không tán thành cách nói của chị ấy cũng không phải ít (dù họ đồng ý với chị ấy). Trong cái note này tôi sẽ đọc sách tâm lý học (tôi không phải là nhà tâm lý học nghen) và lý giải rằng cách nói của chị ấy là ... bình thường.

Hiện tượng truyền thông

Phải công nhận rằng internet và các trạm truyền thông xã hội đã cho ra đời hàng loạt ngôi sao truyền thông đại chúng. Chị Nguyễn Phương Hằng là một ngôi sao như thế.