Múa tập thể tại Bình Nhưỡng mừng 100 năm ngày sinh Kim Il Sung. |
Bài đăng : Chủ nhật 29 Tháng Tư 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 29 Tháng Tư 2012
L’Express
tuần này có bài viết về « Mùa xuân giả tạo ở Bình Nhưỡng ». Theo tờ
báo, việc trao đổi thương mại với Trung Quốc đã giúp cho giai cấp ưu đãi
hưởng lợi, và làm thay đổi bộ mặt thủ đô Bình Nhưỡng. Nhưng chế độ của
tân lãnh tụ vẫn siết chặt gọng kìm.
Bài viết mô tả khung cảnh êm đềm khi mùa xuân đến tại thủ đô
Bình Nhưỡng : các gia đình pic-nic bên bờ sông Potong, một số dạo chơi
bằng thuyền, trẻ em lướt trên những đôi giày roller. Những hình ảnh trái
ngược với những gì người ta biết đến về Bắc Triều Tiên : độc tài gia
đình trị, tôn sùng lãnh tụ, nạn đói, đàn áp tàn bạo…
Có nhiều tòa nhà mới dọc bờ sông. Với số tiền tương đương 10 euro, những người thuộc giai cấp ưu đãi có thể vào Soldong Center để mát-xa, bơi lội, cắt tóc sau khi mua sắm. Gần quảng trường Kim Il Sung, vươn lên những tòa nhà cao khoảng 50 tầng, và có một loạt trung tâm thương mại như Potongan mới được khánh thành năm 2010. Tại đây có thể mua được ti-vi màn hình phẳng Philips, giày Nike, mỹ phẩm, rượu ngoại…Từ năm 2008 đến 2010, nhập khẩu hàng xa xỉ đã tăng gấp đôi.
Những đổi thay này cho thấy sự trỗi dậy của giai cấp thương nhân, xuất hiện với nền kinh tế ngoài quốc doanh từ những năm 2000, nhờ thương mại với Trung Quốc phát triển (tăng 62,4% chỉ riêng trong năm 2011). Thu hoạch nông nghiệp tăng 7,2% trong năm ngoái, nhưng đa số dân chúng vẫn thiếu thốn lương thực thực phẩm.
Nếu không có sự hiện diện đông đảo của các quân nhân trên đường phố, và các bức tượng, bức chân dung lãnh tụ khắp nơi, người ta sẽ quên rằng mình đang ở Bắc Triều Tiên. Nhưng thực ra đây chỉ là bộ mặt bên ngoài, nông thôn vẫn đói khổ, và ngoại ô thủ đô thì xuống cấp trầm trọng. Thu nhập bình quân đầu người tại Bắc Triều Tiên, theo Ngân hàng Hàn Quốc là 1.073 đô la, còn theo Liên Hiệp Quốc là 504 đô la.
Về mặt chính trị, khuôn mặt mùa xuân vô tư của Bình Nhưỡng không thể làm quên đi nghị quyết ngày 22/3 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, quan ngại đến « các vi phạm thường xuyên về nhân quyền » và « hoàn toàn không có tự do ». Các tổ chức từ thiện quốc tế ước tính hiện có khoảng 200.000 người đang bị giam giữ trong các trại cải tạo, trong những điều kiện sống « vô nhân đạo ».
Hai khuôn mặt của Bắc Triều Tiên – mà chỉ có khuôn mặt tươi cười mới được trình diễn – đặt ra những câu hỏi về tương lai của đất nước này, hiện nay đang dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un.
Việc Kim Jong Un lần đầu tiên phát biểu trước công chúng và báo chí quốc tế hôm 15/4, là một bước ngoặt mới vì người cha là Kim Jong Il rất hiếm khi xuất hiện công khai. Bên cạnh ngoại hình giống người ông là Kim Il Sung từ kiểu tóc, cách ăn mặc một cách cố tình, nhà nghiên cứu Nhật Narushige Michishita còn nhận ra trong bài diễn văn của Kim Jong Un một số dấu hiệu thay đổi. Tân lãnh tụ trẻ tuổi đã nêu ra vấn đề cải thiện đời sống người dân, và tiếp tục chính sách Shogun, đặt quân đội là ưu tiên hàng đầu, có thể là để cân bằng với phía đảng
Người ta cũng ghi nhận các chân dung Mác – Lênin đã biến mất trên quảng trường Kim Il Sung, thay thế bằng biểu tượng của đảng Lao động Bắc Triều Tiên : búa, liềm và cây bút lông. Nếu còn quá sớm để cho rằng Bình Nhưỡng đã phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê, thì biện pháp này cho thấy khuynh hướng « quốc hữu hóa » của chế độ. Trong Hiến pháp 1998, chủ thuyết Mác- Lênin cũng đã biến mất. Cuối cùng, các nhà quan sát nhận thấy ý hướng minh bạch, qua việc nhìn nhận thất bại của việc phóng hỏa tiễn Unha-3. Liệu đây có phải là dấu hiệu của mở cửa ? Câu hỏi này thật khó trả lời, khi mà Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục đe dọa Seoul.
Bài báo kết luận, tương lai của chế độ Bắc Triều Tiên vẫn còn mù mờ. Theo Narushige Michishita, thì Kim Jong Un trước mắt có khởi đầu thuận lợi, nhưng về lâu về dài, nếu không giữ được lời hứa cải thiện cuộc sống nhân dân, rất có thể người dân sẽ bất bình, gây bất ổn cho chế độ.
Biển Đông : Mỹ chọc giận Trung Quốc ngay tại sân sau của Bắc Kinh
Tuần báo The Economist có bài phân tích về vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, giữa Manila và Bắc Kinh. Tờ báo đề cập đến việc quân đội Hoa Kỳ và Philippines hôm 25/04/2012 đã tập trận tái chiếm một hòn đảo nhỏ của Philippines ở Biển Đông từ tay quân địch. Tất nhiên đó chỉ là tình huống giả định, đây chỉ là một nước cờ khác của ván bài trong đó Trung Quốc cho là mình sở hữu toàn bộ Biển Đông, còn Philippines và bốn quốc gia Đông Nam Á khác thì khẳng định ngược lại.
Hoa Kỳ nói là không đứng về phía nào cả trong cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines về chủ quyền trên toàn bộ hay một phần Biển Đông - vùng biển dồi dào tài nguyên hải sản và dầu khí. Nhưng Hoa Kỳ tiếp tục lao vào một cuộc thử thách mà các bên không hề muốn nhượng bộ.
Giữa Washington và Manila có Hiệp ước phòng thủ hỗ tương, tuy nhiên hiệp ước này lại không nói rõ là người Mỹ có giúp bảo vệ phần lãnh thổ được Philippines cho là có chủ quyền hay không, nếu cũng bị Trung Quốc đòi hỏi. Cả Washington và Manila đều nói rằng kẻ thù giả định trong cuộc tập trận chung này không phải là Bắc Kinh, còn Trung Quốc chỉ trích, cuộc tập trận chung trên có thể làm tăng nguy cơ đối đầu. Áp lực càng mạnh mẽ hơn từ khi Việt Nam, một địch thủ khác đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, cũng bắt đầu thao luyện chung với Hoa Kỳ từ ngày 23/4. Hoa Kỳ nhấn mạnh đây là một sự trùng hợp, hoạt động giao lưu của đôi bên đã được lên kế hoạch từ lâu.
Nhắc lại vụ đụng độ ở bãi Scarborough, The Economist cho rằng tại Biển Đông, Philipppines đã không tham gia trò chơi theo kiểu Trung Quốc mong muốn. Một báo cáo mới đây của International Crisis Group (ICG) nhận định, Bắc Kinh vốn đang đòi hỏi chủ quyền một cách nhập nhằng ở Biển Đông, hiện đang phải đối đầu với các địch thủ mới, nhất là trong bối cảnh Washington siết chặt quan hệ quân sự với một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
Nhưng theo ICG, thì có nhiều định chế khác của Trung Quốc đã khai thác việc đòi hỏi chủ quyền lãnh hải cho lợi ích riêng của mình. Chẳng hạn như hải quân muốn tìm cớ chứng minh cho việc tăng ngân sách hiện đại hóa, hay các chính quyền địa phương khuyến khích ngư dân đi đánh bắt ở các vùng biển xa để thu hoạch nhiều hơn. Điều này gây trở ngại cho các bên đang tranh chấp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cố làm giảm nhẹ căng thẳng, nhưng thường thì tiếng nói của bộ này không đủ trọng lượng. Và sự mơ hồ trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông có nghĩa là các cơ quan khác có thể diễn dịch nó một cách tự do hơn là bên ngoại giao.
Cuộc chạm trán ở Scarborough đã xảy ra như ICG đoán. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bảo vệ những người xâm nhập lãnh hải bằng lý lẽ, đó là vùng đánh cá lâu đời của Trung Quốc. Bộ này thuyết phục phía Philippines rút chiến hạm đi, thay thế bằng tàu tuần duyên, có lẽ là nhằm để cho hải quân Trung Quốc phải đứng ngoài. Sau đó Trung Quốc cũng rút đi, chỉ để lại một tàu hải giám.
Philippines hy vọng cả hai bên rồi sẽ rút hết ra khỏi khu vực, chấm dứt cuộc đối đầu. Nhưng các tàu hải giám Trung Quốc của ít nhất hai định chế vẫn quay lại, có lẽ là coi thường Bộ Ngoại giao, và có thể một số tàu đánh cá Trung Quốc cũng sẽ trở lại.
The Economist kết luận, sự nhập nhằng trong thái độ của Trung Quốc có lẽ cũng giống như sự nhập nhằng trong Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ - Philippines : các bên liên quan phải cố mà phỏng đoán ngòi nổ đang nằm ở đâu. Tuy nhiên tờ báo nhận định, việc leo thang thử thách thường xuyên mà không ai nhường ai, là một trò chơi nguy hiểm
.
Bạc Hy Lai ngã ngựa, nhưng mô hình Trùng Khánh chưa hẳn đã chết
Cũng liên quan đến Trung Quốc, The Economist cho biết vụ Bạc Hy Lai bị thanh trừng được một số người xem là kết quả sự cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển giữa Trùng Khánh và Quảng Đông. Nếu « mô hình Quảng Đông » là chủ trương tự do kinh tế đi kèm với các quyết định mang tính thực dụng, thì « mô hình Trùng Khánh » nhấn mạnh vai trò của của các tập đoàn quốc doanh và các giá trị xã hội chủ nghĩa truyền thống.
Tuy ông Bạc Hy Lai bị thất sủng, nhưng xu hướng của ông hiện vẫn được nhiều người ủng hộ. Trùng Khánh trong thời gian qua là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất (ít nhất là 16,4% trong năm ngoái). Bên cạnh đó còn có một chỉ số vẫn đang bị tranh cãi : theo thăm dò của một số báo chí nhà nước, thì Trùng Khánh là một trong những địa phương mà người dân cảm thấy sung sướng nhất.
Một doanh nhân nước ngoài nhận xét là « Bạc Hy Lai tuy nói là cánh tả, nhưng lại hướng về cánh hữu ». Nếu tài sản nhà nước ở Trùng Khánh đã tăng gấp 6 lần từ 2003 đến 2009, thì khu vực tư nhân cũng tăng trưởng rất mạnh mẽ. Tổng sản phẩm nội địa trong năm năm gần đây đã tăng lên 60%. Các công ty quốc doanh ở địa phương phải đóng góp 15 đến 20% lợi tức cho nhà nước, và tỉ lệ này dự định sẽ tăng lên 30% vào năm 2015. Nhiều nhà kinh tế tự hỏi, liệu Trùng Khánh sẽ còn tiếp tục vung tay chi xài đến bao giờ, trong khi số nợ công hiện nay đã quá lớn, với các công trình xây dựng hoành tránh theo kiểu Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, Trùng Khánh không phải là địa phương duy nhất thích tiêu tiền, và những ai muốn chỉ trích Trùng Khánh là lãng phí cũng phải thận trọng : 15 tỉ đô la đã được dùng vào việc xây dựng 800.000 căn hộ cho người nghèo thuê với giá rẻ. Không chỉ nhằm mang lại hạnh phúc cho dân nghèo, mà cũng góp phần tạo công ăn việc làm trong lúc kinh tế đang xuống dốc.
Những khuyết điểm của Trùng Khánh cũng thấy được ở những nơi khác : những cụm dân cư mới xây có rất ít cửa hàng, từ đó đến trung tâm thành phố phải mất đến hai giờ xe buýt. Nông dân khiếu nại là đất đai đã bị trưng thu để xây dựng mà không được đền bù thỏa đáng.
Thaksin : Lưu vong nhưng vẫn khuấy động được chính trường Thái Lan
Cũng về châu Á nhưng tại Thái Lan, Courrier International dịch lại bài viết trên tờ Today của Singapore mang tựa đề « Cuộc sống lưu vong tích cực của ông Thaksin ». Qua chuyến đi Lào và Cam Bốt, cựu Thủ tướng lưu vong muốn chứng tỏ là ông vẫn rất được lòng dân, và tờ Today đặt câu hỏi : liệu một ngày nào đó ông Thaksin có quay về được Thái Lan ?
Theo tờ báo, ông Thaksin đã thành công trong việc gây căng thẳng trên sân khấu chính trị Thái, khi lựa chọn mừng năm mới tại nước láng giềng Cam Bốt, và lợi dụng cơ hội này để tuyên bố với những người ủng hộ đã vượt biên giới sang tham dự, là ông sắp sửa trở về Thái Lan một khi ông có quyết định. Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã trải thảm đỏ đón ông Thaksin, thậm chí còn tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng lưu vong với những người trung thành trong phe Áo Đỏ.
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck, đương kim Thủ tướng và là em ruột ông Thaksin, hiện đang chiếm đa số trong Quốc hội. Thế nên không loại trừ khả năng là phe này có thể ban hành các luật để giúp ông Thaksin thoát khỏi móng vuốt của tư pháp và quay lại đất nước. Trong trường hợp đó, sẽ phải thương lượng với phe bên kia để duy trì vị trí của quân đội và hoàng gia. Tác giả tự hỏi, như vậy đường hướng của vương quốc Thái sẽ như thế nào khi có một thỏa hiệp như thế ?
Bầu cử Pháp thu hút chú ý của châu Âu
Chỉ còn một tuần nữa là đến kỳ bầu cử vòng hai tổng thống Pháp. Các tuần báo Pháp tiếp tục tập trung cho đề tài này. Trang bìa của tờ L’Express đưa chân dung hai ứng cử viên, với hàng tựa « Song đấu ». Trận chiến cuối cùng đã bắt đầu, ứng viên đảng Xã hội François Hollande dẫn đầu vòng một vẫn đang có nhiều hy vọng nhất. Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy thì vẫn chưa chấp nhận thất trận, trong bối cảnh mục tiêu hàng đầu của phe cực hữu đang lên là đánh bại ông Sarkozy.
Hình bìa của tuần báo Le Nouvel Observateur đầy ý nghĩa trên nền màu xanh nước biển, với khuôn mặt ông Sarkozy chìm ngập đến phân nửa trên mặt biển xanh, và đặt câu hỏi : « Vì sao Marine Le Pen muốn ông ấy bại trận ? ». Le Courrier International đăng ảnh biếm họa hai ứng cử viên chuẩn bị so găng đánh boxe, với câu hỏi, ai sẽ thắng ? Hồ sơ ở các trang trong của tờ báo nói về cuộc đọ sức giữa hai bên, với cái nhìn từ báo chí các nước.
Le Courrier International cho biết, báo chí cánh tả châu Âu hy vọng nếu ông François Hollande thắng cử, thì sẽ không cùng chủ trương thắt lưng buộc bụng như bà Angela Merkel. Tuy nhiên các báo này cũng không ảo tưởng về phương tiện hạn chế của ông. Một số báo cũng cho là nếu ông Hollande thắng là vì không có chọn lựa nào khác, lợi điểm của ông là do ông Sarkozy đang bị mất lòng dân.
Ngược lại, tờ The Economist, thì chạy tựa “Monsieur Hollande khá nguy hiểm”, với tấm ảnh ứng viên đảng Xã hội Pháp đang vén mức màn nhìn ra. Theo tờ báo, thì nếu ông François trở thành Tổng thống sắp tới của nước Pháp, thì sẽ rất tệ hại cho Pháp quốc và cho cả châu Âu. Đó là vì Pháp và Đức vốn là hai đầu tàu của Liên hiệp châu Âu. Pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, giữa Bắc Âu thận trọng và Nam Âu chi xài, giữa các chủ nợ và con nợ. Nếu Pháp là nước kế tiếp trong danh sách các nước khu vực đồng euro gặp khó khăn, thì đồng tiền chung sẽ khó mà sống sót.
Có nhiều tòa nhà mới dọc bờ sông. Với số tiền tương đương 10 euro, những người thuộc giai cấp ưu đãi có thể vào Soldong Center để mát-xa, bơi lội, cắt tóc sau khi mua sắm. Gần quảng trường Kim Il Sung, vươn lên những tòa nhà cao khoảng 50 tầng, và có một loạt trung tâm thương mại như Potongan mới được khánh thành năm 2010. Tại đây có thể mua được ti-vi màn hình phẳng Philips, giày Nike, mỹ phẩm, rượu ngoại…Từ năm 2008 đến 2010, nhập khẩu hàng xa xỉ đã tăng gấp đôi.
Những đổi thay này cho thấy sự trỗi dậy của giai cấp thương nhân, xuất hiện với nền kinh tế ngoài quốc doanh từ những năm 2000, nhờ thương mại với Trung Quốc phát triển (tăng 62,4% chỉ riêng trong năm 2011). Thu hoạch nông nghiệp tăng 7,2% trong năm ngoái, nhưng đa số dân chúng vẫn thiếu thốn lương thực thực phẩm.
Nếu không có sự hiện diện đông đảo của các quân nhân trên đường phố, và các bức tượng, bức chân dung lãnh tụ khắp nơi, người ta sẽ quên rằng mình đang ở Bắc Triều Tiên. Nhưng thực ra đây chỉ là bộ mặt bên ngoài, nông thôn vẫn đói khổ, và ngoại ô thủ đô thì xuống cấp trầm trọng. Thu nhập bình quân đầu người tại Bắc Triều Tiên, theo Ngân hàng Hàn Quốc là 1.073 đô la, còn theo Liên Hiệp Quốc là 504 đô la.
Về mặt chính trị, khuôn mặt mùa xuân vô tư của Bình Nhưỡng không thể làm quên đi nghị quyết ngày 22/3 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, quan ngại đến « các vi phạm thường xuyên về nhân quyền » và « hoàn toàn không có tự do ». Các tổ chức từ thiện quốc tế ước tính hiện có khoảng 200.000 người đang bị giam giữ trong các trại cải tạo, trong những điều kiện sống « vô nhân đạo ».
Hai khuôn mặt của Bắc Triều Tiên – mà chỉ có khuôn mặt tươi cười mới được trình diễn – đặt ra những câu hỏi về tương lai của đất nước này, hiện nay đang dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un.
Việc Kim Jong Un lần đầu tiên phát biểu trước công chúng và báo chí quốc tế hôm 15/4, là một bước ngoặt mới vì người cha là Kim Jong Il rất hiếm khi xuất hiện công khai. Bên cạnh ngoại hình giống người ông là Kim Il Sung từ kiểu tóc, cách ăn mặc một cách cố tình, nhà nghiên cứu Nhật Narushige Michishita còn nhận ra trong bài diễn văn của Kim Jong Un một số dấu hiệu thay đổi. Tân lãnh tụ trẻ tuổi đã nêu ra vấn đề cải thiện đời sống người dân, và tiếp tục chính sách Shogun, đặt quân đội là ưu tiên hàng đầu, có thể là để cân bằng với phía đảng
Người ta cũng ghi nhận các chân dung Mác – Lênin đã biến mất trên quảng trường Kim Il Sung, thay thế bằng biểu tượng của đảng Lao động Bắc Triều Tiên : búa, liềm và cây bút lông. Nếu còn quá sớm để cho rằng Bình Nhưỡng đã phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê, thì biện pháp này cho thấy khuynh hướng « quốc hữu hóa » của chế độ. Trong Hiến pháp 1998, chủ thuyết Mác- Lênin cũng đã biến mất. Cuối cùng, các nhà quan sát nhận thấy ý hướng minh bạch, qua việc nhìn nhận thất bại của việc phóng hỏa tiễn Unha-3. Liệu đây có phải là dấu hiệu của mở cửa ? Câu hỏi này thật khó trả lời, khi mà Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục đe dọa Seoul.
Bài báo kết luận, tương lai của chế độ Bắc Triều Tiên vẫn còn mù mờ. Theo Narushige Michishita, thì Kim Jong Un trước mắt có khởi đầu thuận lợi, nhưng về lâu về dài, nếu không giữ được lời hứa cải thiện cuộc sống nhân dân, rất có thể người dân sẽ bất bình, gây bất ổn cho chế độ.
Biển Đông : Mỹ chọc giận Trung Quốc ngay tại sân sau của Bắc Kinh
Tuần báo The Economist có bài phân tích về vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, giữa Manila và Bắc Kinh. Tờ báo đề cập đến việc quân đội Hoa Kỳ và Philippines hôm 25/04/2012 đã tập trận tái chiếm một hòn đảo nhỏ của Philippines ở Biển Đông từ tay quân địch. Tất nhiên đó chỉ là tình huống giả định, đây chỉ là một nước cờ khác của ván bài trong đó Trung Quốc cho là mình sở hữu toàn bộ Biển Đông, còn Philippines và bốn quốc gia Đông Nam Á khác thì khẳng định ngược lại.
Hoa Kỳ nói là không đứng về phía nào cả trong cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines về chủ quyền trên toàn bộ hay một phần Biển Đông - vùng biển dồi dào tài nguyên hải sản và dầu khí. Nhưng Hoa Kỳ tiếp tục lao vào một cuộc thử thách mà các bên không hề muốn nhượng bộ.
Giữa Washington và Manila có Hiệp ước phòng thủ hỗ tương, tuy nhiên hiệp ước này lại không nói rõ là người Mỹ có giúp bảo vệ phần lãnh thổ được Philippines cho là có chủ quyền hay không, nếu cũng bị Trung Quốc đòi hỏi. Cả Washington và Manila đều nói rằng kẻ thù giả định trong cuộc tập trận chung này không phải là Bắc Kinh, còn Trung Quốc chỉ trích, cuộc tập trận chung trên có thể làm tăng nguy cơ đối đầu. Áp lực càng mạnh mẽ hơn từ khi Việt Nam, một địch thủ khác đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, cũng bắt đầu thao luyện chung với Hoa Kỳ từ ngày 23/4. Hoa Kỳ nhấn mạnh đây là một sự trùng hợp, hoạt động giao lưu của đôi bên đã được lên kế hoạch từ lâu.
Nhắc lại vụ đụng độ ở bãi Scarborough, The Economist cho rằng tại Biển Đông, Philipppines đã không tham gia trò chơi theo kiểu Trung Quốc mong muốn. Một báo cáo mới đây của International Crisis Group (ICG) nhận định, Bắc Kinh vốn đang đòi hỏi chủ quyền một cách nhập nhằng ở Biển Đông, hiện đang phải đối đầu với các địch thủ mới, nhất là trong bối cảnh Washington siết chặt quan hệ quân sự với một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
Nhưng theo ICG, thì có nhiều định chế khác của Trung Quốc đã khai thác việc đòi hỏi chủ quyền lãnh hải cho lợi ích riêng của mình. Chẳng hạn như hải quân muốn tìm cớ chứng minh cho việc tăng ngân sách hiện đại hóa, hay các chính quyền địa phương khuyến khích ngư dân đi đánh bắt ở các vùng biển xa để thu hoạch nhiều hơn. Điều này gây trở ngại cho các bên đang tranh chấp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cố làm giảm nhẹ căng thẳng, nhưng thường thì tiếng nói của bộ này không đủ trọng lượng. Và sự mơ hồ trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông có nghĩa là các cơ quan khác có thể diễn dịch nó một cách tự do hơn là bên ngoại giao.
Cuộc chạm trán ở Scarborough đã xảy ra như ICG đoán. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bảo vệ những người xâm nhập lãnh hải bằng lý lẽ, đó là vùng đánh cá lâu đời của Trung Quốc. Bộ này thuyết phục phía Philippines rút chiến hạm đi, thay thế bằng tàu tuần duyên, có lẽ là nhằm để cho hải quân Trung Quốc phải đứng ngoài. Sau đó Trung Quốc cũng rút đi, chỉ để lại một tàu hải giám.
Philippines hy vọng cả hai bên rồi sẽ rút hết ra khỏi khu vực, chấm dứt cuộc đối đầu. Nhưng các tàu hải giám Trung Quốc của ít nhất hai định chế vẫn quay lại, có lẽ là coi thường Bộ Ngoại giao, và có thể một số tàu đánh cá Trung Quốc cũng sẽ trở lại.
The Economist kết luận, sự nhập nhằng trong thái độ của Trung Quốc có lẽ cũng giống như sự nhập nhằng trong Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ - Philippines : các bên liên quan phải cố mà phỏng đoán ngòi nổ đang nằm ở đâu. Tuy nhiên tờ báo nhận định, việc leo thang thử thách thường xuyên mà không ai nhường ai, là một trò chơi nguy hiểm
.
Bạc Hy Lai ngã ngựa, nhưng mô hình Trùng Khánh chưa hẳn đã chết
Cũng liên quan đến Trung Quốc, The Economist cho biết vụ Bạc Hy Lai bị thanh trừng được một số người xem là kết quả sự cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển giữa Trùng Khánh và Quảng Đông. Nếu « mô hình Quảng Đông » là chủ trương tự do kinh tế đi kèm với các quyết định mang tính thực dụng, thì « mô hình Trùng Khánh » nhấn mạnh vai trò của của các tập đoàn quốc doanh và các giá trị xã hội chủ nghĩa truyền thống.
Tuy ông Bạc Hy Lai bị thất sủng, nhưng xu hướng của ông hiện vẫn được nhiều người ủng hộ. Trùng Khánh trong thời gian qua là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất (ít nhất là 16,4% trong năm ngoái). Bên cạnh đó còn có một chỉ số vẫn đang bị tranh cãi : theo thăm dò của một số báo chí nhà nước, thì Trùng Khánh là một trong những địa phương mà người dân cảm thấy sung sướng nhất.
Một doanh nhân nước ngoài nhận xét là « Bạc Hy Lai tuy nói là cánh tả, nhưng lại hướng về cánh hữu ». Nếu tài sản nhà nước ở Trùng Khánh đã tăng gấp 6 lần từ 2003 đến 2009, thì khu vực tư nhân cũng tăng trưởng rất mạnh mẽ. Tổng sản phẩm nội địa trong năm năm gần đây đã tăng lên 60%. Các công ty quốc doanh ở địa phương phải đóng góp 15 đến 20% lợi tức cho nhà nước, và tỉ lệ này dự định sẽ tăng lên 30% vào năm 2015. Nhiều nhà kinh tế tự hỏi, liệu Trùng Khánh sẽ còn tiếp tục vung tay chi xài đến bao giờ, trong khi số nợ công hiện nay đã quá lớn, với các công trình xây dựng hoành tránh theo kiểu Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, Trùng Khánh không phải là địa phương duy nhất thích tiêu tiền, và những ai muốn chỉ trích Trùng Khánh là lãng phí cũng phải thận trọng : 15 tỉ đô la đã được dùng vào việc xây dựng 800.000 căn hộ cho người nghèo thuê với giá rẻ. Không chỉ nhằm mang lại hạnh phúc cho dân nghèo, mà cũng góp phần tạo công ăn việc làm trong lúc kinh tế đang xuống dốc.
Những khuyết điểm của Trùng Khánh cũng thấy được ở những nơi khác : những cụm dân cư mới xây có rất ít cửa hàng, từ đó đến trung tâm thành phố phải mất đến hai giờ xe buýt. Nông dân khiếu nại là đất đai đã bị trưng thu để xây dựng mà không được đền bù thỏa đáng.
Thaksin : Lưu vong nhưng vẫn khuấy động được chính trường Thái Lan
Cũng về châu Á nhưng tại Thái Lan, Courrier International dịch lại bài viết trên tờ Today của Singapore mang tựa đề « Cuộc sống lưu vong tích cực của ông Thaksin ». Qua chuyến đi Lào và Cam Bốt, cựu Thủ tướng lưu vong muốn chứng tỏ là ông vẫn rất được lòng dân, và tờ Today đặt câu hỏi : liệu một ngày nào đó ông Thaksin có quay về được Thái Lan ?
Theo tờ báo, ông Thaksin đã thành công trong việc gây căng thẳng trên sân khấu chính trị Thái, khi lựa chọn mừng năm mới tại nước láng giềng Cam Bốt, và lợi dụng cơ hội này để tuyên bố với những người ủng hộ đã vượt biên giới sang tham dự, là ông sắp sửa trở về Thái Lan một khi ông có quyết định. Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã trải thảm đỏ đón ông Thaksin, thậm chí còn tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng lưu vong với những người trung thành trong phe Áo Đỏ.
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck, đương kim Thủ tướng và là em ruột ông Thaksin, hiện đang chiếm đa số trong Quốc hội. Thế nên không loại trừ khả năng là phe này có thể ban hành các luật để giúp ông Thaksin thoát khỏi móng vuốt của tư pháp và quay lại đất nước. Trong trường hợp đó, sẽ phải thương lượng với phe bên kia để duy trì vị trí của quân đội và hoàng gia. Tác giả tự hỏi, như vậy đường hướng của vương quốc Thái sẽ như thế nào khi có một thỏa hiệp như thế ?
Bầu cử Pháp thu hút chú ý của châu Âu
Chỉ còn một tuần nữa là đến kỳ bầu cử vòng hai tổng thống Pháp. Các tuần báo Pháp tiếp tục tập trung cho đề tài này. Trang bìa của tờ L’Express đưa chân dung hai ứng cử viên, với hàng tựa « Song đấu ». Trận chiến cuối cùng đã bắt đầu, ứng viên đảng Xã hội François Hollande dẫn đầu vòng một vẫn đang có nhiều hy vọng nhất. Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy thì vẫn chưa chấp nhận thất trận, trong bối cảnh mục tiêu hàng đầu của phe cực hữu đang lên là đánh bại ông Sarkozy.
Hình bìa của tuần báo Le Nouvel Observateur đầy ý nghĩa trên nền màu xanh nước biển, với khuôn mặt ông Sarkozy chìm ngập đến phân nửa trên mặt biển xanh, và đặt câu hỏi : « Vì sao Marine Le Pen muốn ông ấy bại trận ? ». Le Courrier International đăng ảnh biếm họa hai ứng cử viên chuẩn bị so găng đánh boxe, với câu hỏi, ai sẽ thắng ? Hồ sơ ở các trang trong của tờ báo nói về cuộc đọ sức giữa hai bên, với cái nhìn từ báo chí các nước.
Le Courrier International cho biết, báo chí cánh tả châu Âu hy vọng nếu ông François Hollande thắng cử, thì sẽ không cùng chủ trương thắt lưng buộc bụng như bà Angela Merkel. Tuy nhiên các báo này cũng không ảo tưởng về phương tiện hạn chế của ông. Một số báo cũng cho là nếu ông Hollande thắng là vì không có chọn lựa nào khác, lợi điểm của ông là do ông Sarkozy đang bị mất lòng dân.
Ngược lại, tờ The Economist, thì chạy tựa “Monsieur Hollande khá nguy hiểm”, với tấm ảnh ứng viên đảng Xã hội Pháp đang vén mức màn nhìn ra. Theo tờ báo, thì nếu ông François trở thành Tổng thống sắp tới của nước Pháp, thì sẽ rất tệ hại cho Pháp quốc và cho cả châu Âu. Đó là vì Pháp và Đức vốn là hai đầu tàu của Liên hiệp châu Âu. Pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, giữa Bắc Âu thận trọng và Nam Âu chi xài, giữa các chủ nợ và con nợ. Nếu Pháp là nước kế tiếp trong danh sách các nước khu vực đồng euro gặp khó khăn, thì đồng tiền chung sẽ khó mà sống sót.