Affichage des articles dont le libellé est Khánh Ly. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Khánh Ly. Afficher tous les articles

lundi 1 avril 2024

Nguyễn Quang Thiều - Như đường chân trời

 

(Tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/04)

Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sĩ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi không nói ông là nhạc sĩ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sĩ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình.

mardi 27 septembre 2022

Tuấn Khanh - Chuyện không có điện cho một tiếng hát

 

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 Tháng Chín. Sau đó anh nói “Mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 Tháng Chín”.

Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

Chương trình của ca sĩ Khánh Ly có tên là Nhớ mùa thu Hà Nội, ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1985. Nhưng số phận ca khúc đó cũng long đong không kém show diễn tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.

Huy Đức - Nhân trường hợp ca sĩ Khánh Ly

 

Rất muốn làm một công dân lười biếng, tin tưởng vào “nguyên nhân cúp điện” trong quyết định hủy đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly. Nhưng rồi, không thể không tự hỏi, dù những người ra quyết định có bất chấp pháp lý và đạo lý tới đâu, không lẽ họ không nghĩ đến những tổn thất của nhà tổ chức.

Đã ba tháng kể từ khi Khánh Ly hát “Dấu Chân Địa Đàng” “Gia Tài Của Mẹ” [xin không bình luật việc cấm những bài hát này là đúng hay sai] nếu chính quyền tin vào tính chính danh của mình, cứ thẳng thừng từ chối cho bà hát.

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước. 

dimanche 25 septembre 2022

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ ngoan thì mới có quà

Hai sự việc diễn ra gần trùng thời gian, cách nhau có mấy ngày, cho thấy rằng chính quyền nhất định phải nắm tóc được giới nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng.

Mấy hôm trước thì ca sĩ Tuấn Hưng chấp nhận nộp phạt 12,5 triệu vì lỗi rất ngớ ngẩn mà thực ra không có trong luật lệ nào, đó là tự tiện biểu diễn không xin phép trong phạm vi tư gia. Chuyện này mình đã viết status, lỗi không ở Tuấn Hưng mà ở luật (nói chung để chỉ cả luật, nghị định, thông tư...) chưa được chặt chẽ với trường hợp này. Mình đã chỉ ra là áp luật đó vào đây là không đúng.

Thế nhưng chuyện hay ho hơn là ngay sau khi chịu đóng phạt, tức là ngoan, thì Tuấn Hưng được cho làm phó chủ tịch Hội nghệ sĩ trẻ Hà Nội mà không thấy nói tới việc bầu bán gì ! Nó giống như một món quà cho một nghệ sĩ biết nghe lời?

Tạ Duy Anh - Nhân vụ Nhà hát lớn mất điện

 

Tôi phải nói ngay tôi không phải là fan của ca sĩ Khánh Ly. Vì thế chuyến lưu diễn khắp đất nước của bà lần này, cũng như mọi lần khác, không nằm trong mối quan tâm của tôi.

Tuy nhiên tôi nhiệt liệt ủng hộ bà, ủng hộ và hoan nghênh chính quyền đã cấp phép để bà trở lại đất nước biểu diễn và coi đó là một cử chỉ thể hiện tầm nhìn vượt lên sự thù hận.

Nhưng sự kiện Nhà hát lớn Hà Nội bất ngờ mất điện đúng vào hôm nữ danh ca biểu diễn, thì thật khó mà không quan tâm. Giống như nhiều sự cố khác và không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sẽ lại chỉ có trời và một số ai đó biết chuyện gì thực sự đã xảy ra.

Nguyễn Thông - Than khóc mà làm gì

 

Việc lãnh đạo "nhà hát lớn" Hà Nội ngang nhiên lấy lý do sửa điện để "hủy" đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly tối qua 24.09 không có gì lạ.

Đó là bản chất của họ, thích thì làm, bất cần phải trái, ăn vào máu rồi không bỏ được.

Cũng trong mạch cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, chống xét lại, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ, đổi tiền... thôi. Cũng là kiểu cúp điện tại các phiên tòa xử này nọ thôi, cúp điện tại những cuộc hội họp mà họ không thích, không thể công khai nhảy xổ ra ngăn cấm thôi.

Trần Quốc Quân - Cúp điện đêm nhạc Khánh Ly : Hành vi thiếu văn hóa

Được biết, tối hôm qua 24/09/2022 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Đêm nhạc Khánh Ly đã phải hủy vì lý do "cắt điện để sửa chữa".

Thật không thể hiểu nổi! Bao nhiêu sự chuẩn bị của ban tổ chức, của ca sĩ Khánh Ly với chi phí rất lớn bị thiệt hại. Bao nhiêu hứng khởi chờ đợi để được thưởng thức đêm nhạc của các khán giả đã mua vé bị cụt hứng. Chỉ với một lời giải thích vô cảm "cắt điện để sửa chữa".

"Cắt điện để sửa chữa" sao không thực hiện trước hay sau buổi biểu diễn? Sự độc quyền "độc ác và phũ phàng" chỉ có thể xảy ra ở xứ vô pháp, vô thiên.

vendredi 1 juillet 2022

Lê Nguyễn Duy Hậu - Về việc ca sĩ Khánh Ly hát Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt

 

Có vài ý về pháp lý thế này:

1. Từ năm 2020, Việt Nam đã bỏ quy định các ca khúc sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam thì cần phải được xin cấp phép lưu hành, phổ biến. Quy định này xuất hiện sau nhiều phản đối từ xã hội, liên quan đến việc cơ quan nhà nước khá lúng túng và tùy tiện khi cấp phép lưu hành bài hát, chẳng hạn như vụ cấm lưu hành bài "Con Đường Xưa Em Đi".

2. Điều đó có nghĩa là bài Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn không phải là bài hát bị "cấm lưu hành" vì không còn có khái niệm đó nữa. Tuy nhiên, nếu ca sĩ hát bài hát có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, ví dụ như kích động bạo lực, xuyên tạc lịch sử v.v... thì cơ quan Nhà nước có thể phạt hành chính. Tức là cơ quan Nhà nước không cấm bài hát, nhưng ai hát thì sẽ bị phạt.

jeudi 30 juin 2022

Hoàng Quốc Dũng - Tại sao lại cấm Gia tài của mẹ?

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,

Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

Hai câu này sai quá.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”

Lưu Trọng Văn - Gia tài của mẹ : Một nước Việt buồn ?


Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hóa phản ứng đã lại dội sóng dư luận.

Muốn Dân tộc hòa giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.

"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.

lundi 27 juin 2022

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

lundi 17 août 2020

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.