Chuyện rằng có khứa Chưn Wan
Khôn làm danh lợi, làng nhàng văn thư
Một hôm khứa khoái làm sư
Xây mình thành tượng đã nư tăng đường
Chuyện rằng có khứa Chưn Wan
Khôn làm danh lợi, làng nhàng văn thư
Một hôm khứa khoái làm sư
Xây mình thành tượng đã nư tăng đường
Ngụy tạo một tấm ảnh
Nói rằng ở Sài Gòn
Dân Viễn Đông Hòn Ngọc
Ngó vô hết hồn luôn
Kéo cày quá tang thương
Đầu chít khăn mỏ quạ
Mới thấy bài viết này theo thể loại điện tử emagazine của Báo Dân Việt. Trong bài phỏng vấn này, giáo sư tiến sĩ (GSTS) Hoàng Chí Bảo lên tiếng nhiều vấn đề, trong đó có nói về Bác Hồ, Thích Chân Quang…
Phóng viên (PV) đặt câu hỏi: Làm cách nào để có thể truyền tải được đúng sự thật, tránh đưa những quan điểm, đánh giá của mình cho mỗi câu chuyện. Có ý kiến cho rằng, có những câu chuyện ông kể đã được thêu dệt, thêm thắt.
- Trả lời: “Đấy là sự thấu cảm, nhưng phải làm cho người nghe biết đây là những ý kiến bình luận, cảm thụ của chính bản thân mình, chứ đừng lẫn với những tác phẩm khác, sách vở khác.
Hiện thông tin về việc ông Vương Tấn Việt, tức Thích Chân Quang đang dừng lại ở: “thu hồi bằng tiến sĩ, bằng đại học không hợp pháp”.
Điều này không sai. Những bằng này “không hợp pháp” chứ chưa có kết luận nó giả. Không hợp pháp vì ông Việt chưa từng thi tốt nghiệp cấp 3, nên việc học lên cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ đương nhiên là “không hợp pháp”.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù bằng tiến sĩ và đại học của ông ta đang là “không hợp pháp”, nhưng bằng cấp 3 chắc chắn là giả. Mà sử dụng bằng giả trong trường hợp này chắc chắn là rất nghiêm trọng.
Câu chuyện ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ khi bằng tốt nghiệp cấp III là giả, làm cho nhiều người đặt vấn đề về quy trình đào tạo tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội.
Thế nhưng, tôi biết chắc, rằng Vương Tấn Việt không phải người đầu tiên có cái bằng như vậy.
Hồi đó, có một bác sĩ giả, và được phong chức Trưởng khoa của một bệnh viện lớn tại TPHCM. Những ai biết về chuyên môn, làm việc với ông ấy, đều có ngay cảm nhận, rằng ông ấy không phải bác sĩ. Các bạn cùng học với tôi, khi ra trường được phân công về khoa của ông ấy. Chỉ chừng sau một tháng làm việc, đã nói với tôi rằng họ nghi ông này không phải bác sĩ.
Trả hết, trả hết đớ-plòm (diplome), trả pi-ếch-đi-in-lò (Ph.D. in Law), trả luôn bi-ầy Anh văn (B.A in English)…
Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân... cùng đặt tựa bài trùng ý nhau "Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 bổ túc văn hóa không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp".
Các báo dùng cụm từ "bằng không hợp pháp " theo "ngôn ngữ học thuật" (academic language) của Bộ Giáo dục Đào tạo, chứ không hàm hồ theo mạng xã hội là "bằng giả" hay "bằng thật học giả", dễ gây hiểu lầm là Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM cấp "bằng cấp bổ túc văn hóa giả". Hoặc trường đại học Hà Nội và trường đại học Luật Hà Nội đã "giả bộ dạy rồi cấp bằng thật".
1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một văn bản phủ nhận thầy không phải "biên chế chùa". Lập tức làm dậy sóng dư luận, hàng loạt xàm tu bị chỉ mặt đặt tên dưới kính chiếu yêu là thầy Thích Minh Tuệ.
2. Anh Chân Quang "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một câu "ba trợn", thì nghiệp quật nhanh không tưởng: Anh bị chính Tổng Công ty chùa kỷ luật, khóa a lô 2 năm.
Chưa hết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi lên Quốc hội kiến nghị của cử tri về việc "nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật, gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng", "có thể xảy ra xung đột giữa các tôn giáo và các tín đồ".
Linh Nhi là một người "sáng tạo nội dung số". Linh Nhi phát video livestream quay cảnh lũ quét có gắn logo Nghệ An màu xanh với tiêu đề "thương tâm lắm mn ạ".
Hình ảnh được share nhiều, comment nhiều và đa số các comment lo lắng cảm thương. Thực chất đây là một video cũ được Linh Nhi dùng thủ thuật livestream để thu hút sự chú ý của công chúng, tăng like, tăng follower.
Không có trận lũ nào đang xảy ra như thế cả.
Cái vụ con dấu bị chiếm đoạt nó...bình thường thôi. Tếu nhứt là diễn biến câu chuyện như sau:
Trường Đại học Kinh Bắc (Bắc Ninh) có một ông chủ tịch Hội đồng Trường và một bà làm phó chủ tịch.
Bữa nọ đẹp trời, bà phó chủ tịch tố cáo ông chủ tịch sử dụng bằng Đại học giả. Trường Đại học Mỏ Địa chất xác nhận: Ông chủ tịch không theo học và cũng không có tên trong sổ cấp bằng như thông tin trên bằng...giả.
Nhớ vụ sữa trộn bột nhựa Melamine (để tăng chỉ số protein khi có kiểm tra) ở Trung Quốc làm nhiễm độc khoảng 300.000 trẻ em (6 tử vong) năm 2008, những kẻ sản xuất bị tử hình.
Người dân Trung Quốc quá sợ sữa nội địa. Thị phần Nestlé ở Trung Quốc lập tức tăng gấp 4 lần. Mười năm sau, người dân vẫn quay lưng với sữa nội địa. Các hãng sữa chủ yếu của Trung Quốc buộc phải thay đổi bằng cách dùng nguyên liệu sữa nước ngoài.
...Chúng ta dùng từ "sữa" chung cho cả "milk" và "formula" nhưng ở các nước, người ta phân biệt hoàn toàn hai khái niệm này. Riêng với em bé (infant) thì sự phân biệt này càng nghiêm ngặt để giúp cho các quyết định lựa chọn nên cho con bú sữa mẹ hay uống formula.
Mấy hôm nay, báo chí đăng tin Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Hà Lan (thành phố Chí Linh, Tỉnh Hải Dương) bị bắt vì sản xuất, buôn bán sữa giả.
Không phải là tất cả, nhưng không ít người nhầm tưởng đó là Sữa Cô gái Hà Lan, một thương hiệu nổi tiếng xưa nay trên thị trường. Đến nỗi Công ty FrieslandCampina Việt Nam (thuộc Tập đoàn Royal FrieslandCampina Hà Lan) sở hữu thương hiệu Cô gái Hà Lan phải lên tiếng đính chính để tránh ngộ nhận.
Nhớ lại, hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, ở Saigon - chính xác là ở TPHCM- xuất hiện một Trường dạy Anh Ngữ mang tên Anh Văn Hội Việt Mỹ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy lý do rằng mình là đơn vị quản lý nhà nước nên phải cẩn trọng. Nhưng có phải cẩn trọng đến mức quá chậm chạp và xử lý cồng kềnh thế này không?
Gần hai tháng kể từ ngày Bộ ra công văn hỏa tốc, nhưng vẫn không có thông tin gì cho dư luận. Chỉ đến khi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận yêu cầu từ Ban Tôn giáo Chính phủ-Bộ Nội vụ và có kết quả xác minh ngay sau 5 ngày làm việc, thì Bộ mới lên tiếng rằng cũng có xác minh và có cơ sở là "bằng giả".
Vậy mà nay Bộ thành lập cái Hội đồng thẩm định Luận Án Tiến sĩ để làm gì?
Thư trước Hoàng* gửi cho tôi, nhằm ngày thi bổ túc nên tôi chưa trả lời. (* GS Hoàng Chí Chóe).
Hôm nay toang hết rồi, Việt nào có ghi danh, không bằng thi bổ túc.
Hoàng ơi, bọn mình "nghiên cứu sinh" ma,
Dân mạng đang râm ran vì nghi vấn cái bằng cấp 3 bổ túc của anh Việt là giả.
Nhiều người được thể hả hê, xỉ vả, kiểu như: đã học ngu lại còn đòi làm tiến sĩ.
Còn tôi thì lại nhìn thấy sự tài tình vĩ đại của một bậc Chuyên Tu thông qua chiến lược chọn bằng cấp của ngài.
Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.
"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"
"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không.
Những ngày sư tu ẩn, Liên Liên dắt sư về vùng mật tu có cỏ bông may.
Ở đây không gốc bồ đề, còn Liên với thầy.
Ngồi trên cỏ may, rồi Liên phỏng vấn khiến cho sư đâu nỡ chối từ.
Hình trên còn cây, hình sau cây mất, giống như Liên phỏng vấn giả cầy!
Hôm nay coi video của công an Gia Lai, sư Minh Tuệ trả lời phỏng vấn dưới gốc cây, mình nghĩ đây là video gốc (có phóng viên hỏi, sư trả lời).
Như vậy có thể ở chương trình ngày 08/06, Công an Gia Lai thực hiện phỏng vấn và gửi cho VTV. Video đã được "ky" sẵn (chroma keys) nên em Liên Liên không xử lý được nữa, chỉ có thể chèn hình ẻm vô dựng thành phỏng vấn giả.
Hồi xưa mình đi làm cũng bị như vậy. Nghĩa là phóng viên VTV làm quen với một số phóng viên đài tỉnh có tay nghề vững vàng chút, rồi điện thoại vô xin đề tài, xin hình, thông tin, thậm chí cả bài viết, đem về chỉnh sửa làm hậu kỳ lại rồi phát sóng.
Bằng cách, cho gốc đa quét vôi trắng, cho hàng cây sau lưng phóng viên đi "ẩn tu" và cho cô Liên Liên thay đổi xiêm y (ảnh 1 và 2), trong clip lên sóng vào tối 09/06/24 về vị chân tu, có vẻ như nhà đài VTV đã chính thức thừa nhận clip phát tối hôm trước là cắt ghép.
Tuy nhiên, việc tung clip thứ hai - với khung hình "ôm" cả nhân vật và kẻ tiếp xúc (phóng viên) - VTV những tưởng sẽ đập tan tành, phát một, mọi nghi vấn, xẹo xiên; Nào ngờ, nhà đài quốc gia này lại tiếp tục gây bão!
Đó là, thứ nhất, hãy mục kích ảnh 3 và 4 sẽ không khó thấy ngay cái cây màu nâu, to bằng bắp vế, phía trên cô Liên Liên bỗng đâu "hô biến".
Làm truyền hình ngày càng khó khăn vì dân trí ngày càng cao. Có mỗi cái bản tin hai, ba phút thôi mà VTV phải dựng đi dựng lại, phát đi phát lại. Năng suất lao động như thế thì nhà đài và phóng viên sống kiểu gì!
Nhưng cũng phải ghi nhận tinh thần cầu thị của VTV và phóng viên Liên Liên.
Hôm qua mình nói để giữ giới cho thầy, phóng viên ngồi rất xa thầy, khiến khung cảnh hai bên khác biệt. Thế là hôm nay người phỏng vấn ngồi cùng ruộng với thầy.
Nếu ai hỏi Ảo Tung Chảo là gì, “thành ngữ” này tới từ đâu… chắc chắn tui phải gõ cửa các ông Hoàng Tuấn Công hay Thái Hạo. Dù vậy, tui cũng cảm nhận cụm từ này chỉ cái gì rất không thật, không thật cả bề rộng, bề sâu lẫn bề thời gian… Và cái ảo này nó lồ lộ tới mức ai cũng biết nó ảo mà ai cũng chấp nhận nó hiện diện bên đời mình như cái thiệt.
Xin được thưa rằng chữ thiệt dùng ở đây không chỉ để chỉ sự thực mà còn chỉ tính thật thà, trung hậu, lương thiện. Vậy, ảo, đối lập với thiệt, chỉ sự việc, sự vật không thiệt, có tính lừa dối, bất lương.
Nói thiệt với anh chị tui bất mãn với các kiểu nhảy vô trang tui quảng cáo ngang xương rằng có dịch vụ tăng like. Thấy mấy cái đó tui block, delete liền, mất công lắm nhưng phải làm vì chúng xâm hại giá trị cốt lõi của tui. Đây là một thí dụ của Ảo Tung Chảo!