Affichage des articles dont le libellé est Cam Bốt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cam Bốt. Afficher tous les articles

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Giác thư tan rã

 

Trong quan hệ chính trị ngoại giao, chỉ có duy nhất một điều không thể thay đổi được theo thời gian và mục đích, đó là địa chính trị.

Tối 20/09, lúc 22:43, trên trang Fresh News, trong mục Breaking có một tin không nhiều người chú ý nhưng rất đáng chú ý, nhan đề: "Cambodia Decides to End Its Participation in the CLV-DTA: Foreign Ministry" (Campuchia quyết định chấm dứt hợp tác trong CLV - DTA).

Theo đó, Campuchia đã chính thức thông báo đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn: quốc gia này chính thức rút khỏi cơ chế hợp tác cấp cao tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (Cambodia-Laos-Viet Nam Development Triangle Area /CLV - DTA).

mardi 6 août 2024

Nguyễn Tấn Cứ - Phù Nam

“Cây đinh cui cùng đóng vào chiếc quan tài“

Nghe ghê thit nhưng bình thường thôi lâu lc

Chơi vơi ma thì chc chn phi lên đường

Đi vi qu đâu phi chuyn đi kinh d

Ma qu đã bt tay đa ngc phi bao trùm

lundi 5 août 2024

Trương Nhân Tuấn - Kinh Phù Nam-Techo : Nếu kiện, Việt Nam có 90 % cơ hội thắng

Hôm nay 5 tháng 8 năm 2024, cha con ông Hun Sen khai trương công trình kinh đào Phù Nam - Techo. Ý kiến của cá nhân tôi là công trình này nếu hoàn thành sẽ "gây hại" cho Việt Nam về nhiều mặt.

Kinh đào Phù Nam không đơn thuần là con kinh sử dụng cho giao thông, như tuyên bố của thủ tướng Hun Manet. Nếu chỉ sử dụng cho giao thông, con kinh chỉ cần một lượng nước 5 mét khối nước trong một giây là đủ. Con số này là dữ kiện duy nhứt mà phía Campuchia đã thông báo cho Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công.

Nhưng trong các văn bản, hay các tuyên bố của thủ tướng Hun Manet qua các dịp tiếp xúc báo chí nói về con kinh, ông này có nhắc đến các dự án về thủy lợi, về nuôi trồng thủy sản, về mở mang địa ốc... ở các khu vực mà con kinh đi qua. Tức mục đích của con kinh là "đa năng", vừa giao thông, vừa dẫn thủy nhập điền, vừa mở mang đô thị, vừa tiêu tưới các vùng đất cao và khô...

Lưu Nhi Dũ - Campuchia khởi công xây dựng kênh đào “Funan Techo”

Hôm nay (05/08) tại tỉnh Kandal, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã nhấn nút khởi công dự án gây tranh cãi kênh đào “Funan Techo” – (Phù Nam – Techo) trên sông Mê Kông.

Dự án kênh đào có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD (do công ty Cầu Đường Trung Quốc/CRBC nghiên cứu, tài trợ). Được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km chảy từ sông Mê Kông đoạn qua thủ đô Phnom Pênh ra vịnh Thái Lan, để thoát khỏi lệ thuộc vào tuyến đường thủy qua Sông Hậu của Việt Nam, ra Biển Đông.

Kênh đào này rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m ở hạ nguồn, có độ sâu 5,4 m. Kênh có hai làn để tàu thuyền tránh nhau an toàn. Kinh phí này là khó đủ, khó có độ tin cậy, trong khi cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville có bốn làn xe, hoàn thành vào năm 2023 với chi phí 2 tỉ USD.

Nguyễn Đình Bổn - Tham vọng từ cái tên Funan Techo


Campuchia đã làm Lễ khởi công Dự án Kênh Funan Techo 2024-2028 như kế hoạch.

Funan Techo dài 180 km rộng 80 m, do cha con thủ tướng Hun Sen và Hun Manet khởi xướng và thực hiện dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Việt Nam có phản ứng yếu ớt, nhưng cha con Hun Sen trả lời trên truyền thông khá phũ phàng: Đây là chuyện nội bộ của Campuchia, chúng tôi không cần hỏi ý kiến ai!

dimanche 4 août 2024

Trương Nhân Tuấn - Campuchia lại quên lịch sử !

 

Ngày mai, 5 tháng Tám 2024 Campuchia sẽ chính thức động thổ, khai trương dự án kinh đào Funan-Techo.

Đây là một dự án đượm chất "dân tộc chủ nghĩa" với ước mơ phục hưng đế chế Phù Nam, một đế quốc trực thuộc văn minh Khmer, bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Con kinh sẽ chảy qua Takeo, thủ phủ của đế chế Phù Nam ngày xưa.

Để làm gì ?

samedi 27 juillet 2024

Lưu Nhi Dũ - Nói về những bức ảnh…


1. Ảnh bạn Nguyễn Văn Thạnh, người bạn đồng đội thân yêu của chúng tôi và anh em Trung đoàn 812 (f309) mới mất cách nay 3 năm.

Bạn ấy là xạ thủ đại liên M60, một chiến binh dày dạn trận mạc trên chiến trường K, mất 2 chân, cưa đến tận háng vậy mà sau này trở thành một doanh nhân thành đạt. Khi còn sống, Thạnh là một cựu chiến binh cảm nhận chiến tranh rất mẫn cảm. Qua bạn, tôi biết mỗi người cựu binh chiến trường sau này trong tâm thức họ đều có hai cuộc chiến, cuộc chiến trên thực địa và cuộc chiến trong ký ức với những đêm bạn ấy mơ cầm khẩu AK rượt theo thằng Pol Pot đòi lại đôi chân của mình.

Có những khi nhớ rừng, nhớ những cuộc hành quân bất tận trên đất nước chùa tháp, ba lô nặng 30 ký, 2 cơ số đạn, trên vai lủng lẳng 2 quả cối cho pháo binh, Thạnh gọi tôi lên xe và đi dọc đường Trường Sơn, để chỉ một niềm vui trải tấm bạt bên suối uống cùng đồng đội, ngắm núi rừng.

mercredi 29 mai 2024

Tạ Duy Anh - Lịch sử rất lằng nhằng

 

Vừa mở mắt đã thấy đập vào thông tin Campuchia đặt tên Tập Cận Bình cho con đường vành đai 3 ở thủ đô, dài 53 km, từ vốn vay của Trung Quốc và do một công ty Trung Quốc thực hiện.

Quen với truyền thống đặt tên đường, bỗng giật mình nghĩ Xi xếnh xáng sao lại ra đi đột ngột như vậy. Vô lý, vừa mới khỏe mạnh thế kia mà! Nhưng hóa ra không phải. Hú hồn! Chúc mừng ngài Xi, mong ngài bách niên giai lão.

Campuchia có truyền thống đặt tên đường các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến đất nước của họ. Năm 1965, một con đường tại Phnompenh đã mang tên Mao xếnh xáng.

jeudi 2 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long


Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.

Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước, Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.

Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

mardi 20 février 2024

Lưu Trọng Văn - Đổi mới

 

Gã từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Gia Lai. Đi 2.000 kilomet đường quốc lộ, đường xuyên tỉnh: không cổng chào, không khẩu hiệu, không trạm thu phí, không ổ gà, không xóc tưng tưng.

Gã ngạc nhiên những biển báo mà không con đường Việt Nam nào có được: Đi chậm, cấm còi-nai qua đường. Chú ý thú rừng. Bò qua đường.

Về Việt Nam, từ cửa khẩu Lệ Thanh đến Pleiku 75 kilomet hết 2 giờ. Còn từ Siêm Riệp đến Lệ Thanh 570 kilomet hết 7 giờ. Tự nó nói lên điều gì?

lundi 19 février 2024

Lưu Trọng Văn - Tiếng nước tôi

 

Các khách sạn lớn ở Phnom Penh không ai biết tiếng Việt. Gã đi xe hơi từ Phnom Penh đến Siêm Riệp dừng lại các trạm nghỉ, nhân viên trẻ cũng “no no Việt Nam”.

Đến Ang Ko Wat vào trung tâm dịch vụ, mặc dù ông chủ là người gốc Việt, các nhân viên đều lắc đầu “no no Việt Nam.”

Phải chấp nhận sự thật này thôi. Cuộc chiến qua 45 năm rồi, thế hệ lớn lên sau 1979 hầu như không còn quan tâm tới ai đã cứu cha mẹ, ông bà họ khỏi nạn diệt chủng nữa. Với họ, lúc này ai làm chủ nền kinh tế, thương mại, ai nhiều tiền là đối tượng họ tôn kính và hết mình phục vụ.

samedi 17 février 2024

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?

Huy Đức - Hoàng Văn Hoan và những « nước đi » của Bắc Kinh

 

Ngày 03-07-1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh. Khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 05-07-1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 050-8-1979, Thông tấn xã Việt Nam mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về “Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn”.

Ngày 09-08-1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có “Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam”, buộc tội Lê Duẩn đã “khống chế đất nước”. Theo ông, trong lúc “nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp” thì, “triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn”.

dimanche 7 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Ngày 7 tháng 1, nỗi đau còn đó

 

Thế giới này dù là châu Âu hay Bắc Mỹ, dù là Thái Lan, Singapore, hay Nhật Bản, Hàn Quốc… còn đó một món nợ với người Việt Nam và người Campuchia, món nợ diệt chủng Mao-Đặng-Polpot.

Bốn mươi lăm năm trước, ngày này Phnom Pênh được giải phóng bởi bộ đội Việt Nam. Nhưng cũng bắt đầu dằng dặc 10 năm máu bao chàng trai trẻ Việt tiếp tục đổ xuống vì bè lũ cộng sản Trung Hoa-Khmer đỏ tàn ác, cùng cuộc chiến tranh 17.2.1979 của 60 vạn quân cộng sản Bắc Kinh man rợ.

Mười năm ấy Mỹ và Pháp, Đức, Nhật, ASEAN…đều đứng về phe Khmer Đỏ, bảo vệ chiếc ghế của chúng tại Liên Hiệp Quốc và bao vây cấm vận Việt Nam, theo tham vọng của chúa tể Đặng Tiểu Bình.

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam xâm lược Campuchia 1979 ?

 

Trở lại chủ đề "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979" qua bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường trên RFA. GS Tường cho rằng đây là một cuộc chiến "xâm lược", qua ý kiến như sau :

"...Từ "xâm lược" thể hiện trần trụi bản chất của cuộc chiến là một cuộc tiến công quân sự và chiếm đóng của Việt Nam vào một nước khác có chủ quyền. Vì vậy đây là từ khách quan nhất dù Việt Nam dĩ nhiên không thích nó."

Tôi thấy GS Tường không nói gì về vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là một thiếu sót lớn.

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

lundi 11 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Liệu sẽ có cuộc hội đàm ba bên Việt Nam-Trung Quốc-Campuchia ?

 

Tân thủ tướng Campuchia, Hun Manet tới thăm Việt Nam vào hai ngày 11 và 12/12. Điều đặc biệt là ông Tập Cận Bình cũng thăm Việt Nam vào ngày 12 và 13/12. Tức là trùng ngày 12.

Về thủ tục ngoại giao, thì không thành vấn đề lắm. Vì tiếp đón Hun Manet sẽ chủ yếu là ông Phạm Minh Chính, người đồng cấp. Trong khi tiếp đón ông Tập sẽ chủ yếu là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cũng đồng cấp. Tất nhiên, theo thông lệ, rồi cũng sẽ phải gặp cả bốn ông thôi, nhưng nhân vật chính sẽ so le như vậy.

Nhưng tình huống này cũng không hay gặp lắm và mình cho là không ngẫu nhiên. Rất có thể, sẽ có một cuộc gặp ba bên Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, công khai hoặc bí mật, hoặc nửa bí mật, nửa công khai. Tức là không tiết lộ toàn bộ nội dung hội đàm ba bên. Cũng như hội nghị Thành Đô, liên quan đến ba nước, cũng chưa được tiết lộ sau 30 năm.

dimanche 15 octobre 2023

Huỳnh Duy Lộc - Khăn rằn không phải là biểu trưng của người dân phương Nam!

 

Krama (tiếng Khmer: ក្រមា - khăn rằn) là chiếc khăn truyền thống của người Khmer.

Khăn này có nhiều công dụng: Làm khăn đội đầu, khăn quàng cổ, khăn che mặt (vì trời rất nóng), để trang trí, hoặc thậm chí làm một chiếc võng nhỏ cho trẻ nhỏ.

Krama còn được các chiến binh Chân Lạp ở Bokator dùng làm vũ khí (để siết cổ đối phương), được họ quấn quanh ngực, đầu hay nắm tay. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dùng krama và nó thật sự được coi là một biểu tượng quốc gia của Cambodia.