Công tố viên của Viện Kiểm sát chống khủng bố đề nghị từ 6 năm tù đến
chung thân không ân giảm đối với 20 bị cáo, trong đó có sáu người cầm
đầu thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo được cho là đã chết, bị xử khiếm
diện.
Thiếu vắng những nhân tố chính, mười tháng xét xử chỉ tiết
lộ được một phần của các vụ khủng bố thực hiện hầu như liên tiếp bởi ba
toán thánh chiến ở sân vận động Stade de France, Saint Denis, các nhà
hàng, quán cà phê ở Paris và nhất là tại nhà hát Bataclan, làm tổng cộng
130 người thiệt mạng. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất trên đất Pháp kể
từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Ngày hôm ấy diễn ra trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Pháp và đội Đức,
đương kim vô địch thế giới. Tổng thống Pháp François Hollande ngồi cạnh
ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, sân vận động Stade de France
chật kín người. Trận đấu vừa bắt đầu khoảng 15 phút thì có một tiếng nổ,
khán giả reo hò trước tiếng pháo có hơi to hơn thường lệ. Trước cổng D,
một quân thánh chiến vừa kích hoạt đai chất nổ lúc 21 giờ 16.
"Khoan, có một quả bom vừa nổ, có lẽ là ở sân vận động Stade de France. Quả bom thứ hai nổ, chạy đi, có khủng bố…"
Manuel
Colaço Dias, tài xế xe buýt vừa đưa một đoàn cổ động viên đến rồi vào
quán uống cà phê, là nạn nhân đầu tiên trong số 130 người thiệt mạng
ngày hôm ấy. Bốn phút sau, một tiếng nổ lớn thứ hai vang lên. Trước cổng
H, một quân thánh chiến thứ hai kích hoạt chiếc áo chứa chất nổ, sức
công phá mạnh đến nỗi những mảnh thi thể của hắn văng xa nhiều mét.
Vốn giữ im lặng từ khi bị bắt ở Bỉ bốn tháng sau vụ khủng bố đã làm
130 người thiệt mạng, trong phiên khai mạc hôm nay, Abdeslam tuyên bố « không có thần thánh nào ngoài Allah và đấng tiên tri ». Trả lời câu hỏi của tòa về nghề nghiệp, Salah Abdeslam nói rằng « đã bỏ tất cả mọi việc làm để trở thành chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ».
Bị
bắt tại Bỉ ngày 18/03/2016 sau bốn tháng lẩn trốn, một tháng sau Salah
Abdeslam được dẫn độ sang Pháp theo lệnh truy nã châu Âu và bị giam ở
Fleury-Mérogis, nhà tù lớn nhất châu Âu. Abdeslam bị biệt giam và giám
sát qua camera 24/24, trở thành tù nhân bị theo dõi gắt gao nhất nước
Pháp, để tránh « một chiếc ghế trống trong phiên tòa » - theo lời cựu bộ trưởng Tư pháp Jean-Jacques Urvoas.
Loạt khủng bố tối 13/11/2015 đã xảy ra tại Paris và vùng ngoại ô
Saint-Denis là sự kiện đẫm máu nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước
Pháp.
Ba kẻ khủng bố tự sát đã kích nổ bên ngoài sân vận động
Stade de France khi đang diễn ra trận đấu hữu nghị giữa hai đội tuyển
Pháp và Đức. Sau đó ba quân thánh chiến vũ trang hùng hậu xả súng vào 6
quán cà phê, nhà hàng ở quận 10 và 11 Paris, trong đó một tên kích hoạt
đai chất nổ. Cùng lúc đó, một toán ba tên khủng bố xâm nhập vào nhà hát
Bataclan, nổ súng vào đám đông khán giả đang nghe nhạc.
Thủ đô
nước Pháp bị tấn công tại 8 địa điểm khác nhau trong vòng khoảng 30
phút, 130 người đã thiệt mạng - riêng tại Bataclan là 90 người - và
khoảng 350 người bị thương. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận là thủ phạm
các vụ khủng bố kinh hoàng nhất từ trước đến nay tại Pháp. Đầu sỏ của
nhóm thánh chiến là Adbelhamid Abaaoud từ Bỉ sang, bị cảnh sát bắn chết
nhiều ngày sau đó khi đang ẩn núp trong một căn hộ ở Saint-Denis, chỉ có
một kẻ khủng bố sống sót là Salah Abdeslam.
Bên cạnh việc bàn luận về chính trường Pháp trước cuộc bầu cử tổng
thống sang năm, báo chí Paris tiếp tục đề cập đến những hệ lụy của việc
Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Đến lượt Taliban đối mặt với khủng bố
Le Monde nhận xét « Đến lượt Taliban phải đối mặt với thách thức khủng bố » :
Trái với những khẳng định, phe này không diệt trừ được tổ chức Nhà nước
Hồi giáo (IS, Daech) tại Afghanistan, và nay phải chật vật với những
chia rẽ nội bộ và sự hiện diện của « người bạn » Al Qaida.
Le Figaro số cuối tuần kịp cập nhật thời sự, trong bài « Ông già và bọn khủng bố »,
đã gay gắt chỉ trích, khi ra lệnh cuốn lá cờ sao trên căn cứ quan trọng
Bagram, ra đi không kèn không trống vào đầu tháng Bảy mà chẳng buồn báo
cho chỉ huy trưởng quân đội Afghanistan, Joe Biden đã khởi đầu một vòng
xoáy bi thảm. Biden « nhận trách nhiệm những sự kiện vừa qua », vì cái chết của cả trăm người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ trong vụ khủng bố ở phi trường Kabul là do những sai lầm của ông.
Chỉ có Les Echos ra trễ nhất vào tối qua là kịp đưa lên trang nhất vụ khủng bố ở phi trường Kabul, chạy tựa « Việc phương Tây rút đi trở thành thảm kịch ». Các báo Le Figaro, Le Monde, Libération tường thuật chi tiết trên trang web, còn La Croix nói về « Kabul-Paris, bi kịch Afghanistan ».
Đánh bom tự sát ở sân bay : Kịch bản xấu nhất đã diễn ra
Tổng thống các nước G5 Sahel (Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger
và Tchad) đều hiện diện tại N’Djamena, thủ đô của Tchad, một năm sau hội
nghị thượng đỉnh Pau ở Pháp.
Thượng đỉnh kỳ trước đã quyết định
gia tăng sức mạnh quân sự tại vùng « ba biên giới » (Mali, Niger,
Burkina) và tăng cường thêm 600 quân Pháp trong khuôn khổ chiến dịch
Barkhane, đưa tổng số lính viễn chinh Pháp lên 5.100. Còn lần này Paris
mong muốn các đồng minh dần thay chân về quân sự lẫn chính trị, để giảm
bớt cam kết có từ 8 năm qua.
Abdelmalek Droukdal, người Algérie, thành viên ban lãnh đạo Al Qaida,
là thủ lãnh của nhiều nhóm thánh chiến Bắc Phi và vùng Sahel, đã bị trừ
khử tại Talhandak, tây bắc thành phố Tessalit của Mali, cùng với nhiều
tay chân thân cận. Chiến dịch được thực hiện bằng bộ binh kết hợp trực
thăng vận.
Pháp còn bắt được Mohamed el Mrabat, một nhân vật quan
trọng của nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo vùng Đại Sahara (EIGS),
mà hội nghị thượng đỉnh Pau của G5 Sahel (Mauritanie, Burkina Faso,
Mali, Niger, Tchad) hồi tháng Giêng đã đánh giá là kẻ nguy hiểm số một.
(Le Monde 06/01/2020)Ba ngày sau vụ Hoa Kỳ tiêu diệt
kiến trúc sư của chính sách khu vực Iran, tướng Ghassem Soleimani hôm thứ Sáu 3
tháng Giêng ở Bagdad, căng thẳng dồn dập ở Trung Đông ở nhiều cấp độ.
Sau cái chết của tướng Iran Ghassem Soleimani, sự lên gân
giữa Teheran và Washington, và rộng hơn nữa là giữa Bagdad với Beyrouth, đã tạo
ra một tác động tai hại : củng cố phe cứng rắn ở toàn bộ các bên.
Tại Iran, tầm vóc các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật trong lễ
tang tướng Soleimani chứng tỏ chế độ được tăng thêm sức mạnh, cho dù mới đây đã
phải đàn áp dã man một làn sóng phản kháng chưa từng có. Như người ta chờ đợi,
tối Chủ nhật 5/1 chính quyền Iran đã vượt qua giới hạn làm giàu uranium được áp đặt trong thỏa thuận nguyên tử
đa phương năm 2015, mà
tổng thống Donald Trump đã rút lui vào năm 2018.
Lần đầu tiên kể từ 5 năm qua, và một tháng sau khi
bị mất hầu như toàn bộ lãnh thổ chiếm được ở Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) hôm 29/04/2019 phổ biến một video trong đó có
sự xuất hiện của thủ lãnh Abou Bakr Al Baghdadi.
Video
này không đề ngày, cũng không rõ địa điểm quay, nhưng là một video mới.
Vì trong đó người được cho là Abou Bakr Al Baghdadi nói đến các vụ
khủng bố vào Chủ Nhật lễ Phục Sinh tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri
Lanka hôm 21/4 làm cho 253 người chết - mà Daech tự nhận trách nhiệm -
nhắc đến phong trào phản kháng ở Algérie và Sudan. Ông ta cũng tuyên bố « cuộc chiến vì Baghouz nay đã kết thúc ». Baghouz là ngôi làng ở miền đông Syria, thành lũy cuối cùng của Daech.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng các nước trong liên minh chống thánh chiến ở Washington ngày 06/02/2019.
Các thành viên liên minh chống
tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong cuộc họp hôm thứ Tư 06/02/2019 tại
Washington đã nhấn mạnh, dù đã bị mất đi hầu hết các vùng đất chiếm
đóng, tổ chức khủng bố này vẫn là mối đe dọa lâu dài.Việc
loan báo triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria càng làm phức tạp thêm cuộc
chiến chống quân thánh chiến, tuy nhiên Hoa Kỳ cố gắng trấn an các đồng
minh.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
«
Không có họp báo kết thúc, chỉ có một thông cáo chung tái khẳng định sự
đoàn kết của liên minh trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo
và một tuyên bố ngắn của ông Donald Trump. Hơn một tháng sau khi tổng
thống Mỹ khẳng định tổ chức này đã bị đánh bại hoàn toàn, hội nghị ở
Washington diễn ra trong bầu không khí chừng mực.
Thành phố cổ Mossoul ở Irak, tháng 5/2018. Ảnh minh họa.
Một phụ nữ Đức được cho là thành viên của tổ chức
Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) và bị nghi là không trợ giúp cho một bé
gái đang hấp hối, đã bị truy tố tại Đức vì tội ác chiến tranh. Viện Công
tố liên bang Đức hôm qua 28/12/2018 cho biết như trên. Tuy nhiên, thời
điểm mở phiên tòa hiện chưa được ấn định.
Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết thêm chi tiết :
«
Cô Jennifer, 27 tuổi, nằm trong số những người Đức đã tham gia tổ chức
Nhà nước Hồi giáo. Đến Irak vào tháng 9/2014, cô nhanh chóng leo lên cấp
bậc cao trong tổ chức, chủ yếu phụ trách kiểm soát về đạo đức ở
Falludsha và Mossoul. Jennifer đi tuần với một khẩu kalachnikov trong
các công viên của hai thành phố này, để kiểm tra xem các phụ nữ có tuân
thủ các quy định về đạo đức do tổ chức thánh chiến đặt ra hay không.
Lính Mỹ quan sát trận địa trong một cuộc hành quân hỗn hợp tại Manbij, Syria, ngày 01/11/2018.
Sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định
triệt thoái ra khỏi Syria là trung tâm chú ý của tất cả các báo Pháp ra
hôm nay 21/12/2018.
Le Figaro chạy tựa « Syria : Việc Mỹ rút quân mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ » : ông Erdogan nay tha hồ mở chiến dịch mới tấn công vào người Kurdistan.Đối với Le Monde, việc « Trump tự ý áp đặt rút quân » sẽ làm đảo lộn tương quan lực lượng trong khu vực. « Syria, một nền hòa bình kỳ lạ » - đó là tựa đề bài xã luận của La Croix. Nhận định rằng « Trump đã hất hủi người Kurdistan », Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ ở trang nhất, với dòng tựa ngắn gọn đầy bực tức « Kẻ bỏ rơi bạn bè ».
Donald Trump bỏ rơi đồng minh, gây nguy hiểm cho thế giới
Mở đầu bài xã luận mang tên « Nguy hiểm », Libération nhắc lại tuyên bốcủa Donald Trump « Chúng ta đã chiến thắng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tại Syria » và cho rằng phải đặc biệt xuẩn ngốc mới viết như thế trên Twitter, mạng xã hội mà ông Trump vẫn tung hoành.
(AFP
12/12/2018)Tối thứ Ba 11/12/2018, Chérif Chekatt, cựu tù
nhân 29 tuổi, đã xả súng vào khu chợ Nöel ở Strasbourg - hàng năm vẫn đón tiếp
hai triệu lượt khách tham quan – và hô to « Allah Akbar » (Thượng
đế vĩ đại). Hậu quả : hai người chết, một nạn nhân khác đang trong tình trạng
chết não. Diễn biến sự kiện :
Khám
nhà vào buổi sáng
Khoảng
12 tiếng đồng hồ trước khi xảy ra vụ khủng bố, cảnh sát đã đến nhà nghi phạm ở
phía tây thành phố Strasbourg. Các nhà điều tra đang theo dõi đối tượng có tên
trong « danh sách S » vì là Hồi giáo cực đoan, có nhiều thành tích bất
hảo. Chérif Chekatt bị nghi ngờ là đã xúi giục giết người vào tháng 8/2018,
trong một vụ trộm cắp không thành.
Hắn ta
vắng nhà, nhưng các điều tra viên phát hiện một quả lựu đạn, một khẩu súng 22
Long Rifle, nhiều đạn dược và bốn con dao.
Thủ tướng Pháp và đô trưởng Paris tưởng niệm 90 nạn nhân bị thảm sát tại nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11/2018.
Ba năm sau các vụ khủng bố
kinh hoàng ở Paris ngày 13/11/2015, chính phủ Pháp tổ chức lễ tưởng niệm
các nạn nhân, đi thăm lại sáu địa điểm ở Paris và vùng ngoại ô
Saint-Denis, là mục tiêu của cuộc tấn công thánh chiến đẫm máu nhất
trong lịch sử nước Pháp. Tối hôm đó, 9 quân thánh chiến đã tiến hành một loạt vụ khủng bố làm 130 người chết và trên 350 người bị thương.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cùng với bộ
trưởng Nội vụ Christophe Castaner và đô trưởng Paris Anne Hidalgo sáng
nay tham dự buổi lễ đầu tiên tại sân vận động Stade de France, nơi ba
quân thánh chiến đầu tiên tự kích nổ làm một người chết và mấy chục
người bị thương.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi, ngày 25/10/2017.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay
25/10/2017 từ New Delhi đã ca ngợi việc Ấn Độ sát cánh với Hoa Kỳ chống
lại các tổ chức thánh chiến. Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng mong muốn có sự
hợp tác của Ấn Độ, để đối phó với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc.
Ngoại
trưởng Tillerson thăm Ấn Độ một ngày sau khi được đón tiếp một cách
lạnh nhạt tại Pakistan, do Islamabad bực tức trước những chỉ trích của
Mỹ, là đã để cho nước mình trở thành hậu cứ của quân Taliban. Tại New
Delhi, ông Tillerson bày tỏ sự quan ngại trước tình trạng một số nhóm
cực đoan bắt rễ tại Pakistan, tố cáo chính quyền Islamabad nhắm mắt làm
ngơ trước những hành động của các nhóm thánh chiến.
Các chiến binh FDS mừng chiến thắng Raqqa, 17/10/2017.
Lực lượng Dân chủ Syria (FDS) hôm nay 17/10/2017
đã tái chiếm toàn bộ thành phố Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) tại Syria, theo loan báo của Cơ quan quan sát nhân
quyền Syria (OSDH) và phát ngôn viên FDS.
OSDH
khẳng định lực lượng thánh chiến đã hoàn toàn bị quét sạch tại Raqqa,
thành phố miền đông Syria. Một thủ lãnh quân sự tại chỗ xác nhận với
Reuters không còn một quân thánh chiến nào tại khu vực bệnh viện lẫn sân
vận động, hai vị trí cuối cùng của Daech.
Tổng thống Duterte đến ủy lạo binh sĩ tại Marawi ngày 17/10/2017.
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte hôm nay 17/10/2017 tuyên bố thành phố Marawi đã được « giải phóng khỏi ảnh hưởng của bọn khủng bố ». Tuy nhiên, các trận đánh chống quân thánh chiến vẫn tiếp tục.
Ông
Duterte đến ủy lạo binh sĩ tại thành phố lớn miền nam để mừng việc thủ
lãnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) tại Đông Nam Á, Isnilon
Hapilon đã bị tiêu diệt hôm qua. Hapilon nằm trong danh sách những tên
khủng bố hàng đầu bị Mỹ truy lùng, được cho là « giáo chủ » ở khu vực, trong lúc Daech đang gặp phải nhiều thất bại tại Irak và Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (p) gặp đồng nhiệm Pakistan Khawaja
Muhammad Asif tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington ngày 04/10/2017.
Theo AFP ngày 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald
Trump trong những tuần tới sẽ điều hai bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng đi công tác tại Pakistan. Mục tiêu là nhằm gây áp lực lên quốc gia
đồng minh bị cáo buộc là đã làm ngơ cho một số nhóm thánh chiến.
Vài tuần sau khi ông Trump chỉ trích Islamabad « chứa chấp những kẻ gây hỗn loạn »,
ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến đến Pakistan vào cuối tháng 10.
Theo nhiều nguồn tin Mỹ và Pakistan, sau đó bộ trưởng Quốc phòng James
Mattis cũng sẽ theo chân. Chuyến viếng thăm của hai vị bộ trưởng Mỹ nhằm
chuyển giao thông điệp là Pakistan cần chấm dứt việc ủng hộ các nhóm
thánh chiến.