Hồ sơ của L’Obs tuần này nói về « Cuộc chiến điện gió », Le Point dành số đặc biệt cho doanh nhân kiêm chính khách quá cố Bernard Tapie, L’Express nói về sự dàn xếp giữa các viên chức cao cấp. Chủ đề của The Economist là « Nền kinh tế thiếu hụt », còn Courrier International quan tâm đến cơn sốt tiền ảo.
Đài Sơn không phải Tchernobyl hay Fukushima, và sự cố tại nhà máy
điện nguyên tử - với lò phản ứng nước áp lực (EPR) do tập đoàn điện lực
Pháp EDF giúp xây dựng – cũng không dẫn đến việc phóng xạ thoát ra không
khí. Nhưng vì sao người ta lo ngại đến thế trước một vụ rò rỉ thậm chí
không được xếp vào thang bậc quốc tế các sự kiện hạt nhân (INES) ? Chính
là vì đó là vấn đề nguyên tử, sự kiện diễn ra tại Trung Quốc, thế giới
của câm lặng, và tính minh bạch chỉ có trong mơ.
Sự cố được CNN
tiết lộ, và đối tác Trung Quốc của EDF là China General Nuclear Power
Group (CGN) khẳng định tình hình quanh nhà máy vẫn « bình thường »,
nhưng không cung cấp những dữ liệu mà phía Pháp đòi hỏi. Một tuần lễ sau
khi có tin rò rỉ khí hiếm trong hệ thống làm lạnh lò phản ứng, EDF vẫn
phải chờ đợi cuộc họp khẩn cấp của hội đồng quản trị. Dù chiếm 30% vốn,
tập đoàn Pháp chừng như vẫn không được coi là đối tác ngang hàng.
Ảnh chụp màn hình cho thấy mã độc WannaCry đòi tiền chuộc của người dùng internet, Mountain View, California, 15/5/2017.
Bị mất đi thu nhập trước một loạt những biện pháp
trừng phạt của thế giới vì chương trình nguyên tử, Bình Nhưỡng đã tung
ra cả một binh đoàn tin tặc thiện chiến, để tìm kiếm nguồn tiền.
Năng
lực của tin tặc Bắc Triều Tiên đã được biết đến sau vụ tấn công đại quy
mô vào Sony Pictures Entertainment năm 2014, để trả đũa bộ phim hài « The Interview »
chế giễu lãnh tụ Kim Jong Un. Nhưng theo AFP, mục đích chính trị nay đã
trở thành tài chính, như các vụ tấn công vào Ngân hàng Trung ương
Bangladesh hay các sàn giao dịch tiền bitcoin. Và Washington vừa chính
thức lên án Bình Nhưỡng là thủ phạm của vụ tấn công tin học toàn cầu
bằng mã độc tống tiền « Wannacry ».