Affichage des articles dont le libellé est Chiếm đóng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chiếm đóng. Afficher tous les articles

mardi 6 juin 2023

Bông Lau - Cuộc chiến âm thầm

 

Hầu như mọi người đang chú tâm tới cuộc chiến ở Ukraine, hoặc sự căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Cộng – Đài Loan và Hoa Kỳ. Xa hơn là Iran đang chế tạo bom nguyên tử.

Nhưng ít người chú ý hoặc không biết là Hoa Kỳ đang kiểm soát khoảng 1/3 lãnh thổ phía bắc của Syria. Đây là khu vực các mỏ dầu lửa dày đặc nhứt của Syria, đã từng bị khủng bố IS chiếm đóng và khai thác dầu để bán lấy tiền mua đồ chơi.

Trong khu vực chiếm đóng này có hàng chục căn cứ quân sự lớn nhỏ của 900 lính Biệt Kích Mỹ và mấy trăm nhân viên dân sự Mỹ phụ trách tình báo và kỹ thuật. Có cả sân bay lớn và dài cho vận tải cơ khổng lồ C-17 đáp. Để yểm trợ cho các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Syria là do các căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Iraq đảm trách.

vendredi 31 mars 2023

Đinh Kim Phúc - Đài Loan hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

 

Ngày 31/03/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan thông báo tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ :

Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đồng thời đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động trái phép nêu trên và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng khẳng định.

Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo này và từng triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú. Từ năm 2000, Đài Loan thay lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình bằng một đơn vị cảnh sát biển, được trang bị các loại vũ khí như súng máy, súng cối tầm xa.

mercredi 28 septembre 2022

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Về tính pháp lý của các cuộc "trưng cầu dân ý" do Nga tổ chức ở Ukraine

 


Nếu có các nhóm cho rằng đây là các cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp, hợp lệ, các độc giả ủng hộ Ukraine có thể tham khảo trước hai quan điểm từ các ngành luật khác nhau của Công pháp Quốc tế dưới đây:

A. Pháp luật Nhân đạo Quốc tế (International Humanitarian Law)

Do xung đột giữa Nga và Ukraine là xung đột vũ trang quốc tế (International Armed Conflict - IAC), xung đột này sẽ được điều chỉnh bởi nhóm pháp luật IHL.