Affichage des articles dont le libellé est Lê Vĩnh Triển. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lê Vĩnh Triển. Afficher tous les articles

vendredi 24 mai 2024

Lê Vĩnh Triển - Sư Minh Tuệ và kinh tế thể chế : Bàn về chữ tham

Lòng tham có thể là động lực của sáng tạo, của nỗ lực tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội khi pháp luật công bằng, hữu hiệu và đạo đức được đề cao. Lòng tham cũng là căn nguyên của phá hoại, chiến tranh, tranh đoạt danh lợi, hủy diệt mọi giá trị từ vật chất đến tinh thần của con người, khi pháp luật bị thỏa hiệp và đạo đức suy vi.

Thị trường là nơi thể hiện cụ thể sinh động nhất hai khía cạnh của lòng tham. Hay nói cách khác, lòng tham dẫn dắt thị trường trong sự chi phối của pháp luật và đạo đức.

Luật pháp được con người tạo ra, đạo đức do con người đồng cảm, chia sẻ để hạn chế lòng tham tác oai tác quái, ngăn cản sự tham lam vô bờ bến của chính mình. Nhưng nếu luật pháp chỉ biết kiểm soát và cản trở thì sẽ triệt tiêu luôn cả sáng tạo, triệt tiêu luôn khát vọng vươn tới những giá trị mới về vật chất và tinh thần, vốn là những yếu tố giúp con người thăng hoa và khác biệt với chủng loài khác.

mercredi 15 septembre 2021

Lê Vĩnh Triển - Những người có quyền lực mới...

 

Nếu kéo dài phong tỏa với việc dựng lên các rào chắn dọc ngang, xuôi ngược các tuyến đường, các khu dân cư một thời gian nữa. Thì chắc sẽ xuất hiện sự chuyển biến tâm lý của một bộ phận nhân viên công lực vốn đa dạng từ các nguồn. Từ nhân viên phường đến anh công an hay dân quân tự vệ, mấy hôm trước còn có bộ đội...

Không chỉ là quy luật xã hội mà như quy luật tự nhiên, một số nhân viên được giao những nhiệm vụ thi hành quyền lực, soát xét và quyết định ai được qua chốt kiểm soát một thời gian sẽ có khuynh hướng thủ đắc tâm thế của quyền lực.

Người nhanh thì vài ngày, lâu hơn thì vài tuần sẽ cảm nhận "cái uy" của mình và cứ thế mà làm khó cho dân nhiều khi vô lý. Đối với những người này thì chẳng thể nào tranh luận gì được với họ.

Lê Vĩnh Triển - Bỏ phong tỏa, sống chung với Covid ở Sài Gòn ? Một góc nhìn


Kinh tế kiệt quệ, cuộc sống phần lớn người dân lệ thuộc thu nhập tháng thậm chí ngày (công nhật) cũng đã kiệt quệ. Doanh nghiệp phá sản, giải thể, đời sống hầu hết mọi giới đều suy sụp...

Nhu cầu nới lỏng hay xóa giãn cách/ phong tỏa là rất rõ ràng, để dân tự cứu mình chứ không trông chờ vào các gói an sinh - kêu to nhưng thực chất là không thấm đâu vào đâu. Đối diện với nhu cầu bức thiết này, nhà chức trách lo lắng điều gì?

Không nói ai cũng biết, chính quyền lo dịch bùng phát trở lại và mọi thứ có được (cái gì?) bằng sự hy sinh kinh tế để tránh dịch thời gian qua sẽ bị mất trắng.