Các chính khách, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ họp lại trong
năm ngày tại thủ đô Bồ Đào Nha nhằm tìm ra giải pháp tránh những « tác động dây chuyền » đang đe dọa môi trường và nhân loại.
Ông Guterres báo động : «
Hành tinh bị hâm nóng khiến nhiệt độ đại dương lên đến mức kỷ lục, dẫn
đến những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn.
Mực nước biển dâng lên. Các đảo quốc có độ cao thấp bị đe dọa ngập lụt,
cũng như nhiều thành phố lớn ở vùng duyên hải trên thế giới ».
Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình
trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập
Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.
Chiếc
tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ
tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy
là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại
di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.
Theo Econotimes hôm nay 17/11/2020, lo ngại trước nguy cơ xảy ra đại
chiến thế giới lần thứ ba, đặc biệt trong bối cảnh xung đột giữa nhiều quốc gia
tại Biển Đông, NATO và Lầu Năm Góc cùng triển khai công nghệ giám sát đại dương.
Hai cơ quan trên, cụ
thể là Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Hàng hải tại Ý cùng phối hợp với Cơ
quan Mỹ về các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) để thiết kế một
mạng lưới theo dõi các hoạt động trên đại dương. Đây là sự hợp tác mới nhất của
đôi bên, sau khi Trung Quốc và Nga đã có nhiều tiến bộ về công nghệ tương ứng.
Theo một báo cáo của
DARPA, các thiết bị được sản xuất bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có
thể thông tin về những hoạt động trên biển ngay lúc đang diễn ra. Mỗi một vật
nổi thông minh chứa nhiều cảm biến thu thập các dữ liệu môi trường như nhiệt độ
mặt biển, trạng thái nước biển, cũng như dữ liệu về các hoạt động của tàu buôn,
máy bay, kể cả việc di chuyển của các loài động vật hữu nhũ sống ở biển. Các
phao thông minh này truyền dữ liệu định kỳ thông qua vệ tinh đến một mạng lưới
đám mây để lưu trữ và phân tích trong thời gian thực tế.
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/03/2018.
Câu hỏi đầu tiên : Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?
Trước
đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ
tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn
sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế
chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More
giải thích : « Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân ».
Hoa
Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có
thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã
khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tử xứ Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền.
Pháp vừa mở rộng quyền chủ quyền trên biển thêm
579.000 cây số vuông, gần bằng diện tích cả nước Pháp. AFP hôm nay
10/10/2015 nhận định, đây là lợi thế lớn của Paris, khi sở hữu được
nhiều nguồn lợi trên mặt đất và dưới đáy biển để khai thác trong tương
lai.
Bốn nghị định đã được đăng
trên Công báo vào cuối tháng Chín, ấn định các giới hạn thềm lục địa của
Pháp ngoài khơi Martinique, Guadeloupe, Guyane, quần đảo Kerguelen và
Nouvelle-Calédonie. Chính nhờ các lãnh thổ hải ngoại này mà Pháp có thể
trở thành cường quốc biển đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, với 11
triệu kilomet vuông vùng đặc quyền kinh tế.