Affichage des articles dont le libellé est Tây Tạng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tây Tạng. Afficher tous les articles

vendredi 23 août 2024

Tuấn Khanh - Bắc Kinh nổi điên trước việc Mỹ trọng vọng Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì sao?


Bắc Kinh mới đây đã giận dữ lên tiếng phản đối Washington, sau khi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma lưu vong được các quan chức cấp cao của Mỹ tại New York, tiếp đón, thăm viếng và trọng vọng.

Trung Cộng vẫn luôn cảnh cáo Hoa Kỳ về chuyện không được cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia vào "các hoạt động ly khai" khi đến thăm đất nước này.

Và Bắc Kinh đã "long trọng phản đối" - tức một hình thức phản đối cao độ về mặt ngoại giao - với Washington sau khi các quan chức cấp cao của Mỹ phớt lờ lời cảnh cáo, và vẫn tìm gặp nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của người Tây Tạng ở New York, hôm thứ Tư 21 Tháng Tám.

vendredi 1 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Mất quê hương

Bạn đã bao giờ được… khóc khi nghe đọc kinh Phật chưa?

Vâng, hôm qua tại Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng nơi Đức Phật đắc đạo, gã đã được… khóc khi nghe 210 phật tử người Tây Tạng đọc kinh.

Cả 210 kẻ bị cộng sản Trung Quốc xua đuổi khỏi quê hương Tây Tạng hùng vĩ của mình cùng đồng thanh đọc kinh Phật. Gã không hiểu đó là bài kinh gì. Gã chỉ biết âm vang của nó như tiếng thổn thức đớn đau kiếp tha hương khi trầm khi lắng, và ào ạt muôn sóng dữ hờn căm bọn cướp quê hương, và như tiếng hú hoang dại bầy thú thẫn thờ, hoảng hốt giữa rừng cháy.

lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.

lundi 1 mars 2021

Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Pháp


Đăng ngày:

Pháp có 18 Viện Khổng Tử, trong khi Mỹ ngăn chận

Tuần báo bất bình nhận xét, giới chức Pháp không muốn đề cập đến ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong giới học thuật, trước nguồn lợi học phí từ 35.000 sinh viên Hoa lục. Bộ trưởng Giáo dục Frédérique Vidal tháng 2/2019 đã sang Bắc Kinh ký một loạt thỏa thuận. Mười tám Viện Khổng Tử đã mở ra tại Pháp trong 15 năm qua, trong đó có 10 viện nằm trong các trường đại học.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã xếp mạng lưới các Viện Khổng Tử vào diện « phái bộ ngoại giao », để ngăn chận các hoạt động gây ảnh hưởng, và giới hạn số du học sinh từ Hoa lục.

mercredi 27 janvier 2021

HRW: Cái chết của một nhà sư trẻ cho thấy Trung Quốc đàn áp dữ dội Tây Tạng


Phát thanh RFI ngày 27.01.2021

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.

Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima ở Tứ Xuyên bị bắt ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020 lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.

mardi 29 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Tổng thống Trump lại làm Trung cộng choáng !


Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 27/12 (giờ địa phương) chính thức ký ban hành dự luật ngân sách, bao gồm Đạo luật Bảo đảm Đài Loan (Taiwan Assurance Act of 2020).

Những điều khoản trong đạo luật này làm Trung Quốc choáng váng !

Ông Trump đã chính thức ký thông qua dự luật ngân sách chính phủ trị giá 2.300 tỉ USD, ngoài gói cứu trợ kinh tế 900 tỉ USD hậu đại dịch, ngân sách năm tới của Mỹ còn bao gồm TAA và Đạo luật Chi viện và Chính sách Tây Tạng (TPSA).

dimanche 12 juillet 2020

Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đầu tiên bị Mỹ trừng phạt vì Tân Cương

Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh chụp ngày 12/03/2019. REUTERS/Jason Lee
Đăng ngày:


Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) 64 tuổi bị đưa vào danh sách đen cùng với ba quan chức cao cấp khác. Trần Toàn Quốc và Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân Cương ; Vương Minh Sơn (Wang Mingshan), giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân (Huo Liujun), cựu bí thư đảng ủy Công an Tân Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.

Lệnh trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công dân Mỹ làm ăn với những người này. Một viên chức bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters, danh sách đen không phải là trò đùa, không chỉ mang tính biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến tên tuổi, hạn chế khả năng di chuyển và kinh doanh.

jeudi 9 juillet 2020

Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đến đàn áp Tây Tạng

Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020. REUTERS - POOL New
Đăng ngày:


Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.

Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi trường là đầu nguồn các con sông châu Á bị suy thoái. Washington cũng khẳng định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây Tạng.

mercredi 29 janvier 2020

Tây Tạng : Hạ viện Mỹ thông qua dự luật bảo vệ Đạt Lai Lạt Ma

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma (G) trong một buổi thuyết giảng ở Bodhgaya, Ấn Độ, ngày 04/01/2020.
Đăng ngày:


Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh chọn lưa, sau khi thủ lãnh tinh thần Tây Tạng qua đời. 

Dự luật này còn phải được Thượng viện chấp thuận, và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio - vốn nhiều ảnh hưởng ở Thượng viện, đã từng vận động thành công luật nhân quyền Hồng Kông - hứa sẽ ủng hộ. Sau đó sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump để phê chuẩn. 

lundi 8 juillet 2019

Nepal hủy lễ mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma do áp lực của Trung Quốc

Do Bắc Kinh gây sức ép, người Tây Tạng tại Nepal không thể mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma.

Lễ mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma tại Nepal đã bị chính quyền nước này hủy bỏ, dưới sức ép của Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức từ Katmandou hôm qua 07/07/2019 cho AFP biết như trên.

Ông Krishna Bahadur Katuwal, một quan chức Nepal nói với hãng tin Pháp: « Chính quyền không cho phép vì có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh. Cũng có thể là không có chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi phải thận trọng trước khả năng diễn ra những hành động không hay, thậm chí là tự thiêu ».

Cảnh sát được tăng cường đông đảo hôm thứ Bảy tại các khu vực người Tây Tạng sinh sống, nhất là tại một tu viện nơi dự kiến tổ chức lễ sinh nhật. 

lundi 25 mars 2019

Vợ của chủ tịch Interpol mất tích đòi Macron chất vấn Tập Cận Bình

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình khi ông đến dự buổi ăn tối ở Villa Kérylos, Beaulieu-sur-Mer, gần Nice, miền nam Pháp. Ảnh tối 24/03/2019.

Người vợ của ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), cựu chủ tịch tổ chức Cảnh Sát Quốc Tế Interpol, bị bắt cóc cách đây sáu tháng, đã yêu cầu tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ra vụ này với ông Tập Cận Bình nhân chuyến viếng thăm chính thức của chủ tịch Trung Quốc bắt đầu hôm nay 25/03/2019.

Trong lá thư gởi đến Phủ tổng thống Pháp, bà Grace Meng muốn được biết chồng bà hiện đang ở đâu và tình trạng của ông như thế nào. Bà đòi hỏi phải cho luật sư vào thăm ông Mạnh Hoành Vĩ cũng như hỗ trợ tư pháp cho ông. 

dimanche 24 mars 2019

Paris : Biểu tình ủng hộ Tây Tạng trước chuyến thăm của Tập Cận Bình



(AFP 24/03/2019) « Trung Quốc sát nhân ! », « Chúng tôi muốn tự do », hôm nay 24/03/2019 trên 1.000 người biểu tình ủng hộ Tây Tạng đã xuống đường tại Paris đòi tái lập đối thoại giữa Đạt Lai Lạt Ma và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, viếng thăm chính thức nước Pháp kể từ ngày mai 25/3.

Dưới bóng rợp những lá cờ Tây Tạng mang hình sư tử tuyết, những người biểu tình diễu hành từ quảng trường Nhân Quyền ở Trocadéro đến Bức tường Hòa Bình (trên đó từ « hòa bình » được viết bằng 49 thứ tiếng trong đó có cả tiếng Việt – TM) ở phía Champ de Mars, có sự tham gia của chủ tịch cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp, ông Tenpa. 

samedi 14 juillet 2018

Tây Tạng dưới gót giày Đại Hán

Toàn cảnh quần thể tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương (Larung Gar) trước đây, nay đang bị cưỡng chế giải tỏa.

Le Figaro hôm nay 13/07/2018 cho biết « Bắc Kinh tăng cường đô hộ Tây Tạng », mà điển hình là việc cưỡng chế giải tỏa tu viện Phật giáo Lạc Nhược Hương (Larung Gar). Hàng ngàn tăng ni đã bị trục xuất khỏi quần thể tu viện bị giám sát nghiêm ngặt.

Lạc Nhược Hương là một trong những thiền viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, với tu viện trung tâm bao quanh là vô số những ngôi nhà gỗ nhỏ sơn đỏ, cất chi chít quanh sườn đồi ở độ cao 4.000 mét thuộc huyện Sắc Đạt (Sertar), châu tự trị Tạng Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên.

Chính quyền Trung Quốc từ mùa hè 2016 đã tung ra chiến dịch san ủi nhà cửa, cưỡng chế tăng ni đi nơi khác. Tuy nhiên khó thể biết cụ thể những gì đang diễn ra tại đây, vì muốn vào Lạc Nhược Hương phải đi qua một trạm kiếm soát của công an để kiểm tra danh tính, còn người ngoại quốc thì bị cấm cửa. 

samedi 16 juin 2018

Thụy Điển: Dọ thám người tị nạn Tây Tạng, một người Hoa bị kết án

Người tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển.


Cộng đồng tị nạn Tây Tạng tại Thụy Điển chỉ có 130 người, nhưng cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của tình báo Hoa Nam !
 
Một người Trung Quốc hôm 15/06/2018 đã bị tòa án Thụy Điển tuyên án 22 tháng tù vì đã dọ thám cộng đồng người tị nạn Tây Tạng tại quốc gia Bắc Âu này, thu thập các tin tức cho Bắc Kinh.
Dorjee Gyantsan, 49 tuổi, bị tòa khẳng định đã trà trộn vào cộng đồng người Tây Tạng gồm khoảng 130 người sống tại Thụy Điển, để thu thập các thông tin về nghề nghiệp, tình trạng gia đình và hoạt động chính trị của họ. Sau đó những tin tức này được chuyển giao cho tình báo Trung Quốc để được nhận tiền thưởng.

mardi 18 juillet 2017

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2016 tại Aundh in Pune cách Mumbai, Ấn Độ, 140 cây số về phía Đông Nam. Ảnh minh họa.

Báo chí Ấn Độ ngày 17/07/2017 dẫn nguồn tin từ Hoa lục cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng, trong bối cảnh biên giới Ấn-Trung đang căng thẳng.
Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, địa điểm diễn ra cuộc tập trận là khu tự trị Tây Tạng, nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Còn theo Hoàn Cầu Thời Báo, đơn vị tham gia là bộ chỉ huy quân sự khu vực Tây Tạng, một trong hai đơn vị cao nguyên của quân đội Trung Quốc, hiện đang giám sát đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tại nhiều đoạn giáp với vùng núi Tây Tạng.

samedi 25 mars 2017

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để "uốn nắn ý thức hệ"

Larung Gar tức Lạc Nhược Hương, khu vực tu viện nổi tiếng của Tây Tạng đang bị chính quyền Bắc Kinh âm thầm giải tỏa.

Trong bài phóng sự « Chính sách xe ủi đất tại Larung Gar », Le Monde cuối tuần cho biết từ đầu thập niên 80, các ni sư và người hành hương đổ xô đi viếng tu viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng trên vùng núi cao ở Tứ Xuyên. Hiện tượng này khiến chính quyền Trung Quốc không hài lòng. Từ một năm qua, Bắc Kinh âm thầm cho trục xuất cư dân và cưỡng chế phá dỡ nhà cửa vùng này, nhân danh « các giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội ».
Larung Gar tức Lạc Nhược Hương trong chữ Hán, là hàng ngàn ngôi nhà nhỏ bé làm bằng những thân gỗ tròn và xi-măng, sơn màu đỏ tía, gắn chi chít vào sườn núi như những hàng ghế của rạp xiếc. Những khung cửa sổ lớn chiếm lĩnh mặt tiền nhà, như những đôi mắt mở to quan sát.

Khu vực tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương nằm ở độ cao 4.200 mét, nhìn xuống thung lũng Sertar, tỉnh Tứ Xuyên, sẽ không còn mang bộ mặt xinh đẹp này bao lâu nữa. Sau nhiều năm tương đối nương tay, nay chính quyền Trung Quốc muốn siết lại cộng đồng Phật giáo đông đảo có 10.000 đến 20.000 thành viên. Và họ muốn hành động lặng lẽ không nhân chứng, đặc biệt là người ngoại quốc.

jeudi 16 juin 2016

Tổng thống Mỹ tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng

Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện cho các nạn nhân vụ thảm sát Orlando tại Viện Hòa bình ở Washington, 13/06/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 15/06/2016 tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng. Sự kiện này một lần nữa khiến Trung Quốc tức tối.

Cuộc hội đàm với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng vào lúc 10 giờ 15 (14 giờ 15 GMT) không diễn ra tại "Phòng Bầu dục", mà trong "Phòng Bản đồ" và không mời báo chí tham dự.

samedi 26 mars 2016

Praha : Cờ Trung Quốc bị bôi đen trước chuyến thăm của Tập Cận Bình


Hàng mấy chục lá quốc kỳ Trung Quốc được treo trên các đường phố Praha nhân chuyến viếng thăm sắp tới của chủ tịch Tập Cận Bình, đã bị những bàn tay vô danh bôi xóa bằng sơn đen. AFP dẫn lời cảnh sát Cộng hòa Séc hôm nay 26/03/2016 cho biết như trên.
Phát ngôn viên cảnh sát Jan Danek tuyên bố : « Hàng mấy chục lá cờ Trung Quốc đã bị một hay nhiều người vô danh bôi đen trong đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy. Cảnh sát đã mở điều tra, xem xét các hình ảnh từ camera giám sát trên đường phố ».

lundi 16 novembre 2015

Dân biểu Mỹ thăm Tây Tạng: Đạt Lai Lạt Ma được ủng hộ mạnh tại Hoa Kỳ


Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng được ủng hộ mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Bà Nancy Pelosi, thủ lãnh phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ hôm nay 14/11/2015 nói với các quan chức Trung Quốc như trên, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về vấn đề nhân quyền, trong chuyến viếng thăm Tây Tạng tuần này.

Bà Pelosi lâu nay luôn chỉ trích Trung Quốc về mặt nhân quyền, đang dẫn đầu một đoàn dân biểu Mỹ đi thăm Tây Tạng, vùng đất mà Bắc Kinh đang cai trị với bàn tay sắt sau khi « giải phóng một cách hòa bình » vào năm 1950.

mardi 13 octobre 2015

Trung Quốc xây xong công trình thủy điện lớn nhất tại Tây Tạng


Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng công trình thủy điện Tạng Mộc (Zangmu) lớn nhất tại Tây Tạng. Reuters hôm nay 13/10/2015 dẫn nguồn tin từ tập đoàn phụ trách dự án này cho biết như trên. Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng đến hạ nguồn.
Dự án thủy điện tại dòng sông Yarlung Zangbo, nhánh thượng nguồn của dòng sông xuyên quốc gia Brahmaputra nằm cách thủ phủ Lhassa khoảng 140 km, có chi phí xây dựng 9,6 tỉ nhân dân tệ (1,52 tỉ đô la). Công trình gồm sáu nhà máy, do Hoa Năng (Huaneng), tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc đầu tư và vận hành.