Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles

dimanche 10 novembre 2024

Cù Mai Công - Cư xá Tự Do : Văn nghệ sĩ chung xóm tướng tá, chính khách

 

Sau 1975, nhà văn – nhà thơ Hoàng Hải Thủy nổi tiếng viết bài thơ khá nhiều người biết “Áo vàng hoa”. Cuối bài thơ, ông ghi: “Tháng 7, 1977 - Nhà 259/29A Phạm Hồng Thái, Cư xá Tự Do, Ngã ba Ông Tạ, Sài Gòn”.

Cư xá này trên đường Lê Văn Duyệt nối dài/Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám), đoạn gần ngã tư Bảy Hiền - khu vực cuối của xã Tân Sơn Hòa, cách ngã ba – trung tâm Ông Tạ khoảng nửa cây số.

“Ngã ba Ông Tạ” ở đây hàm nghĩa khái niệm “vùng/phạm vi (thuộc) Ông Tạ”. Vậy nên, không chỉ nhà văn - nhà thơ Hoàng Hải Thủy, nhiều cây bút ở miền Nam trước đây cũng xác định cư xá Tự Do cách ngã ba Ông Tạ hơn nửa cây số thuộc vùng Ông Tạ.

samedi 12 octobre 2024

Hoàng Dũng - Giải Nobel và chuyện chăn gà


Hình trên đây chụp ngày 21.01. 2017, cho thấy quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xin lỗi văn nghệ sĩ. Tất nhiên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và văn nghệ sĩ xứ kim chi, chứ không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn nghệ sĩ xứ ta.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cho Yoon Sun bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc lập ra danh sách đen gồm ngót chục nghìn nghệ sĩ và nhân vật văn hóa dám phê phán chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Park Geun Hye.

Đáng chú ý trong danh sách đen, có những người nổi tiếng, đang làm sáng danh Hàn Quốc trên trường quốc tế.

samedi 24 août 2024

Song Chi - Lại vẫn trò “đấu tố”, và những màn xin lỗi, phân bua

Gần nửa thế kỷ rồi mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thể vượt qua nỗi ám ảnh, thù hận. Sợ hãi lá cờ vàng và tất cả những gì liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Đám hồng vệ binh, dư luận viên, ăn lương của nhà cầm quyền đi lùng sục tìm mọi cơ hội để “đấu tố” tất cả những ai có dính dáng tới cờ vàng, tới Việt Nam Cộng Hòa. 

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận có những người thường, nhất là giới trẻ, sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, đã bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền lệch lạc, bóp méo lịch sử suốt bao nhiêu năm nên cũng hăng hái không kém trong những trò “đấu tố” này.

jeudi 18 avril 2024

Huỳnh Chí Viễn - Quấy rối tình dục là biểu hiện của sự thiếu nam tính


Mười bốn năm trước khi tôi chuẩn bị xuất bản tác phẩm đầu tay “The Beatles - Nửa thế kỷ, một huyền thoại”, tôi có nhờ sự giúp đỡ về khâu xin giấy phép và xuất bản từ một nhà văn thuộc hàng tiền bối và cũng khá nổi tiếng.

Tất nhiên, đã là nhờ vả thì phải có chuyện mời đi ăn uống xã giao. Mỗi lần các thủ tục xin bản quyền và giấy phép xuất bản xong khâu nào thì tôi lại mời ông đi ăn để đáp lễ và sẵn tiện bàn bước tiếp theo. Vì ông đáng tuổi cha chú nên tôi thường chọn những quán ăn có phong cách trang nhã lịch sự, vừa để có thể yên tĩnh bàn công việc vừa thể hiện sự tôn trọng đối với ông. Nhưng một hai lần như vậy ông có vẻ không thích và đề nghị để ông dẫn đến quán quen.

Đó là một quán nhậu cao cấp với các nữ tiếp thị bia mặc váy rất ngắn và áo khoét rất sâu. Thấy ông, các nữ tiếp viên vây quanh cười nói tíu tít như có vẻ rất thân thiết rồi bắt đầu khui bia, đập khăn lạnh lau mặt và cười đùa cợt nhả. Thấy tôi có vẻ không thoải mái, ông đùa bảo: “Cứ thoải mái lên, tự nhiên như ở nhà đi cháu. Bác không méc người yêu cháu đâu!

Dạ Thảo Phương - Không là không


Khi nghe câu chuyện về cô gái ấy, hơn tám giờ tối mới tìm cách thoát được ra khỏi phòng vị giám đốc nhiều chữ, tôi lập tức xác định tôi đứng bên cô và người nhà của cô.

Tôi có thời gian làm việc cùng phòng ban với anh ta trong một tờ báo lớn. Giữa tôi và anh ta chưa từng có một xích mích nào. Anh ta chưa bao giờ viết/ biên tập một điều ngu ngốc cho bạn đọc, chưa bao giờ làm một điều khuất tất với đồng nghiệp hay cộng tác viên.

Giữa tôi và anh ta còn có không thể đếm hết những người quen - bạn bè chung, là các nhà văn, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ. 

lundi 29 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Biết nghe sự thật khó hơn

 

Sáng qua bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ một số trí thức văn nghệ sĩ theo lời mời của Viện Nghiên cứu Phương Đông.

Ông Nên chân thành và mộc mạc nói:

“Hôm nay coi tờ lịch ngày 28.01.2024 có dòng chữ: “Những tình yêu chân thành thường không bằng phẳng”. Có nghĩa là tình yêu chân thành thường gặp chuyện này, chuyện khác. Chúng ta cũng vậy. Yêu nước, yêu quê hương, yêu nghề chắc chắn gặp bao gập ghềnh không bằng phẳng. Hôm nay gặp các anh chị tôi chỉ muốn nghe, kể cả những điều không bằng phẳng.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.

samedi 9 décembre 2023

Cù Mai Công - Cà phê Thăng Long, Ông Tạ một thời đủ mặt văn nghệ sĩ Sài Gòn

 

Rất lạ khi nhiều ngôi nhà, khu vực Ông Tạ, kể cả chợ Ông Tạ, chợ Nghĩa Hòa, rạp Đại Lợi… từ 2021 trở về trước, hầu như không tìm ra ảnh. Cà phê Thăng Long trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) xưa là nơi tụ tập của nhiều nhà văn, nhà báo… tên tuổi cũng vậy.

Lần này, xin mạn phép lần đầu xuất hiện vài tấm ảnh hiếm hoi và cà phê này. Nguồn cung cấp: Một khách hàng ruột xưa của quán, anh Đỗ Trung Quân.

(Lược trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2)

Hoàng Nguyên Vũ - Nhân dân nào xét?

 

Một điều nghịch lý là danh hiệu mang tên “Nghệ sĩ nhân dân” ở ta, nhưng chẳng có “nhân dân” nào xét cả.

Thậm chí có không ít người, gọi họ là "nghệ sĩ" còn khó gọi. Thế mà cũng "nghệ sĩ nhân dân", trong khi "nhân dân" chẳng mảy may biết gì về sự nghiệp của họ cả.

Vậy là bao năm nay khái niệm bị đánh tráo, đúng hơn là bị ngụy tạo. Cái từ “nhân dân” đã trở thành trang sức của không ít những ông bà nghệ sĩ hám danh, được quyết định bởi một hội đồng xét duyệt bắt đầu từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

vendredi 8 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

Ann Đỗ - Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được hưởng quyền lợi gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính sách cũng quy định mức thưởng cho các tên tuổi đoạt Nghệ sĩ Nhân dân là 18,6 triệu đồng mỗi người (gấp 12,5 lần mức lương cơ sở), với Nghệ sĩ Ưu tú là 13,41 triệu đồng mỗi người (gấp 9 lần mức lương cơ sở).

Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội năm 2022, Nghệ sĩ Nhân dân được hỗ trợ thêm 80.000 đồng, Nghệ sĩ Ưu tú được thêm 40.000 đồng/buổi tập, tương đương mức bồi dưỡng của diễn viên chính trong vở diễn sân khấu, opera, ballet, ca sĩ hát chính, nhạc công độc tấu.

jeudi 7 décembre 2023

Hoàng Quốc Dũng - Chạy, chạy nữa, chạy mãi...?

 

Ai cũng biết là ở Viêt Nam, mọi chuyện đều phải “chạy” mà chạy bằng tiền. Không ai chạy bằng nước bọt.

Có những nhu cầu buộc người ta phải chạy, vì không chạy là chết, như chuyện phải chạy khi vào bệnh viện. Có những chuyện không chạy thì khổ một đời, thí dụ như chạy cái tờ giấy khai sinh cho đứa con. Tức là chạy ngay từ khi chưa biết đi.

Việt Nam mà đi chạy thi thì chạy chậm nhất thế giới, nhưng “chạy việc” thì nhất quả đất. Cả nước chạy, lúc nào cũng chạy.

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

 

Hà Nội vừa có cuộc triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ tiêu biểu làm bằng gò đồng. Nhưng Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội đã cấm trưng bày chân dung 31 vị, trong đó có tôi.

Tôi xin nói thật, từ lâu tôi đã một mình một cõi không muốn dây dưa vào giới văn nghệ và với bất cứ ai. Cũng vì quá nể nhà thơ kiêm nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường (mà tôi chưa gặp mặt) nòi tình đồng điệu nên tôi mặc nhiên để ông sáng tạo những gì ông thích.

Tuy vậy khi ông điền tôi vô danh sách triển lãm là tôi đã thấy ái ngại. Xin lỗi, ngoài 31 nhân sự bị cấm, không ít nhân sự còn lại tôi còn không muốn bắt tay huống hồ gì treo tranh chung.

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

 

Phạm Xuân Trường - Một thi sĩ tài hoa, một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Dịp này, thi sĩ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường đang bày triển lãm tranh tại Hà Nội. Điều bất ngờ đến sửng sốt là: Có hơn 180 bức chân dung gò đồng được ông trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hà Nội để xin cấp giấy phép triển lãm nhưng chỉ có 154 bức chân dung được cấp phép.

Còn lại, Sở VHTTDL Hà Nội, sau khi thẩm định, đã cấm treo rất nhiều bức. 

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

jeudi 30 novembre 2023

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.