Affichage des articles dont le libellé est Nước. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nước. Afficher tous les articles

vendredi 24 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Sau khi đăng phần 1, vài chuyên gia, thân hữu đã bày tỏ quan tâm đến tập tài liệu nội bộ của chánh quyền Sài Gòn trước 1975 này.

Tiến sĩ Bùi Mẫn, từng là “dân Ông Tạ gốc”, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE); từng là giảng viên cầu đường tại Đại học Bách khoa TP.HCM và làm việc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh như Fugro, WS Atkins, Amec Foster Weller. Anh cho rằng đây là “tài liệu quý”.

Anh vừa có bài viết về chống ngập ở TP.HCM trên báo Dân Trí sáng nay 24-05-2024. Còn anh Nguyễn Leo Long (Calitech - Chuyên gia Xử lý nước từ Hoa Kỳ) cho biết: năm 1997, anh có đi với một phóng viên của Đài truyền hình Mỹ CBS đến Việt Nam tìm tập tài liệu này ở một số nhà sách cũ như Bố Già mà không tìm được.

jeudi 23 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (1)

Đây là một dự án thoát nước năm 1972 của Sài Gòn và ngoại ô, với “hợp tác và yểm trợ của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)” có tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, ước tính mốc dân số Sài Gòn của dự án từ năm 1971, 1972 này gần như khớp với thực tế dân số TP.HCM 25-30 năm sau, cụ thể vào các năm 1995, 2000…

Đó là trình độ và tầm nhìn của nhà quy hoạch, điều mà lâu nay chúng ta luôn thiếu và yếu. Để cứ ngập lụt lại đổ cho mưa lớn, mưa quá thiết kế, hệ thống cũ, quy hoạch cũ (cũng của ta) không phù hợp... Gần đây thêm do biến đổi khí hậu. Tức toàn do khách quan, do ông Trời và do dân (đổ rác bậy) chứ không do trình độ, tầm nhìn của con người, của vô số cán bộ lẫn chuyên gia.

Việc chống ngập ở Sài Gòn và ngoại ô lúc ấy, ở giai đoạn đầu, tập trung cho thoát nước ra các kinh rạch. Giai đoạn 2 sẽ là xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và thoát nước dơ riêng biệt.

mercredi 8 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Nhà báo Võ Đắc Danh có tầm nhìn xa hơn các bộ trưởng


Năm 2002, nhà báo, nhà văn kiêm đủ loại nhà Võ Đắc Danh đã đăng bài cà khịa trên báo Văn Nghệ Trẻ số 47, gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo - mượn cớ nhà thơ bức xúc và chửi xéo bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về dự án sách giáo khoa cà chớn, đã làm lãng phí vài chục tỉ đồng.

Võ Đắc Danh khuyên Trần Mạnh Hảo bớt nóng, khi đem mức thất thoát ít của sách giáo khoa so với mức thất thoát hàng trăm tỉ để xây các cảng cá ở Cà Mau rồi bỏ trống cho con nít đá banh. Hoặc phí phạm 1.400 tỉ đồng để xây các công trình ngăn mặn, ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Hay hàng chục ngàn tỉ lãng phí đã đổ vào các công trình thoát lũ, ngăn lũ, vượt lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long !

Võ Đức Danh viết:

Mai Bá Kiếm - Làm sao để dân Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn ?

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/04 – 020/5), độ mặn 4 ‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, Bến Tre), cách cửa sông 44,3 km.

Liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “Đồng bằng sông Cửu Long cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Độ mặn là tổng hàm lượng muối hòa tan trong nước, có đơn vị dưới dạng phần ngàn (‰). Độ mặn 4 ‰ là có 4 gram muối trong một lít nước, tức nước ở Quế Sơn mặn gần phân nửa nước muối sinh lý (9 ‰). Tôi thử nghiệm rót nước muối sinh lý vô nửa ly, rồi đổ thêm nước đóng chai cho đầy ly, rồi uống thử. Xin lỗi, tôi không thích nghi nước mặn như cá ngừ đại dương được!

lundi 6 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

samedi 4 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Hiền nhân đâu vắng tá?

Một vài con số :

18 triệu dân, tương đương 18 % dân số

12,8 % diện tích cả nước

11,95 % GDP quốc gia

5 0% sản lượng lúa cả nước

Chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét.

jeudi 2 mai 2024

Dương Quốc Chính - Kênh Phù Nam và Liên bang Đông Dương

Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng 80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước trung bình 4,5-5 mét.

Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng 15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới 4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.

Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

dimanche 21 avril 2024

Võ Đắc Danh - Ký ức mùa hạn

 

Năm 2010, khi làm xong ngôi nhà vườn ở Nhà Bè, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện đi tìm mua những cái lu cũ về để một hàng bên mái hiên.

Đó là hình ảnh ghi đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Hồi ấy ở quê tôi, nhà nào cũng có một hàng lu nước, lu lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. Nghèo thì năm mười cái lu sành, khá giả thì vài chục cái lu xi măng, gọi là máy đầm, giàu thì xây hồ chứa, gọi là "si-tẹc nước".

Ngoài lượng nước mưa dự trữ trong lu, trong si-tẹc để uống, để nấu ăn, mỗi nhà còn đào ao đào đìa để chứa nước  sinh hoạt như tắm giặt, chăn nuôi, trồng rau...trong mùa khô hạn.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Bùi Chí Vinh - Khát nước ở miền Tây

 

Em k v min Tây anh nghe

Tri có mây, dưới nước có ghe

Khiến cho anh biến thành con cá

Mc lưới, làm sao nh li v

         Em k v min Tây hôm qua

         Còn hôm nay châu th xót xa

         Kinh rch sông h trơ cn đáy

         Hn hán lòng em hết đm đà

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

vendredi 20 octobre 2023

Huy Đức - Lãnh đạo Hà Nội có đủ « trong veo » để ra quyết định

 

Hơn ba ngày trước, một Facebooker tên tuổi, post lên tường nhà: "Mất nước không chỉ là nguy cơ". Khi ấy đang "trend thoát Trung", ít ai nghĩ là Hà Nội lại mất nước thật.

Về mặt lý thuyết, Hà Nội không thiếu nước sạch. “Nhu cầu sử dụng nước sạch lúc cao điểm của Hà Nội vào khoảng 1.250.000 - 1.350.000 m3/Ngày đêm [ngđ]. Trong khi, tổng công suất nguồn cấp nước hiện nay là khoảng 1.530.000 m3/ngđ” [theo báo cáo của UBND TP Hà Nội]. Nhưng tại sao cư dân khu vực được cấp nước bởi công ty Thanh Hà lại đang ở trong tình trạng mất nước.

Thanh Hà lấy nguồn từ Nước sạch Hà Đông và nguồn từ trạm khai thác nước ngầm của chính họ. Hà Đông lấy nguồn từ Sông Đà và các nguồn nước ngầm khác. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị cấp nước đều khẳng định đã cấp tối đa. Theo chỉ đạo của Sở Xây Dựng, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đã nâng công suất cấp nước cho Hà Đông lên 26.000 - 27.000 m3/ngđ [so với bình thường là 25.000 m3/ngđ]. Mức cấp nước này là tới hạn vì đường ống không thể chịu áp lực lớn hơn.

mercredi 6 septembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”

mardi 6 juin 2023

Thọ Nguyễn - Nước Nga và tội ác ecocide

 

Vụ phá đập Kachowka hôm nay trên sông Dnipro là một tội ác mới của Nga mà người ta gọi là tội "ecocide" (hủy diệt môi trường).

Thảm họa này bên cạnh việc gây lũ lụt cho hàng ngàn km² diện tích ở hạ lưu sông, còn có thể gây nguy hiểm cho việc làm lạnh các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporijia. Họa vô đơn chí.

Dù Nga có đổ tội cho ai thì việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược, tàn phá đất nước láng giềng, tạo ra cuộc khủng hoảng môi trường này là trách nhiệm hàng đầu của Nga. Hơn thế nữa, cả khu vực đập Kachowka và cả nhà máy điện hạt nhân đều nằm trong khu vực Nga chiếm đóng. Và từ tháng Chín năm ngoái, tình báo Ukraine đã cảnh báo về việc quân Nga gài hàng tấn thuốc nổ quanh đập. 

samedi 31 octobre 2020

Chu Mộng Long - Sụt lún, sạt lở : Viện Địa chất giải thích như trẻ con

VTV phỏng vấn các chuyên gia thuộc Viện Địa chất Việt Nam về hiện tượng sạt lở vừa qua ở Quảng Nam. Các chuyên gia đều giải thích: mưa to, lớp đất trên bề mặt nặng hơn, với độ dốc của núi đồi, lớp đất đó sẽ đổ ập xuống.

Giải thích như vậy mà cũng học đến giáo sư tiến sĩ!

Tôi xem hình ảnh trên VTV, nơi sạt lở là nơi trồng toàn bạch đàn. Rễ cây bạch đàn chỉ bám trên bề mặt. Theo lời người dân, mưa mới chỉ có một ngày chứ không phải dài ngày. Tôi khẳng định, chính rừng cây bạch đàn đã làm cho lớp đất trên bề mặt núi đồi bị oằn nặng và trượt nhào xuống. Nó giống như trò chơi cầu tuột của trẻ em vậy!

samedi 24 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Sau lũ lụt, nước ngầm sẽ cạn kiệt


Ấy là do rừng bị phá. Nhưng đạo lý đó của thiên nhiên vẫn bị các bề trên Tài nguyên và Nông nghiệp cố tình tung hỏa mù để chạy tội.

Lũ lụt hay hạn hán giờ đã có con ma để đổ tội : Biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu diễn ra từ khi trái đất mới hình thành, chưa có lúc nào là không biến đổi, nay tự nhiên dựng lên thành một con ma cho tội ác núp bóng. Cái chương trình chống biến đổi khí hậu mỹ miều gì đó đã bị chính phủ Mỹ “bái bai” là có lý do của họ.

dimanche 12 avril 2020

Trương Châu Hữu Danh - ATM Út Chen



Đường ống nghĩa tình Út Chen vừa lắp. Ảnh Thắng Thế Lê

Ở Long Thới, Chợ Lách, có cây "ATM nước ngọt Út Chen". Cặp đường nhựa, có hai trụ bơm cao tầm 3 mét, mỗi trụ đều trang bị remote có hai chữ A - B. Có hai mô tơ điện nối hai trụ bơm vào hồ chứa 500m2 do anh nông dân Út Chen thi công cách đây vài tháng.

Mỗi ngày, người dân Long Thới cứ đưa xe tới trụ bơm, thường mỗi xe chở bồn 1 - 2m3, bấm chữ B thì nước chảy ra, khi đầy bình thì bấm chữ A để tắt. Cứ thế là đi về, không tốn xu nào. 

Để có nước miễn phí cho bà con, anh Út Chen đào hồ chứa, lót bạt, rồi làm ống nhựa phi 90 dài hơn nửa kilomet nối ra sông lớn, tiền ống hết 18 triệu đồng. Anh lại mua một lần nguyên sà lan 100 - 200m3 nước, bơm lên hồ để biếu bà con. "Nhìn cây cối chết, mà bà con còn khó khăn quá tui chịu hổng nổi, nên hai vợ chồng đồng lòng mua nước hỗ trợ bà con".