Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

 

Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa, và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ.

Tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70, đều đã thành đạt trong cuộc sống. Nếu có rải rác đâu đó những người không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế. Tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ.

Nhưng có lẽ nhờ được làm thầy nên ngoài số đông học trò "thứ thiệt - học trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào, nhưng họ vẫn gọi  tôi bằng thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp.

mercredi 20 novembre 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.11.2024

1. "Giao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục để tháo 'nút thắt' thừa, thiếu giáo viên"- Hehe nhà cháu dăm lần đề xuất rồi, và may mắn, ý kiến quốc hội trùng với nhà cháu. May thế chứ lị. Nó buồn cười bao năm ai cũng thấy mà như là... không thấy.

Nhân 20/11 năm nay nhà cháu xin kính chúc tất cả các thầy cô giáo mạnh khỏe yêu đời yêu trò và hạnh phúc, được phụ huynh yêu hihi. Nhà cháu cũng nhận vào lời chúc từ học trò mình, và cũng nhắn tin chúc mừng cô giáo cấp 2 của nhà cháu và được cô gọi lại nói chuyện.

2. "Đại biểu muốn đường sắt cao tốc kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau"- Ngay và luôn đi ạ, tiếc gì đoạn nữa hihi.

Nguyễn Văn Tuấn - Nên lấy ngày nào làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam ?

 

Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.

Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].

FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?

Lê Nhàn - Tại sao bác sĩ được mở phòng khám còn giáo viên không được dạy thêm ?

 

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều thầy cô. Đáng lẽ chúng ta được trả một mức lương đủ sống, không phải trầy trật để lo kiếm ăn bên ngoài.

Đồng nghiệp của mình có khi đi cả tuần không về nhà vì giờ hành chính làm ở bệnh viện, sau đó lại đi trực cho bệnh viện tư, sáng hôm sau về làm ở bệnh viện, cứ thế, không có thời gian về nhà. Khi họ đủ thời gian hành nghề quy định tại bệnh viện thì sẽ được mở phòng khám để khám ngoài giờ.

Bác sĩ mở phòng khám đã giảm tải cho bệnh viện rất nhiều, giải quyết các ca bệnh nhân mà họ không có thời gian để đi khám bệnh giờ hành chính.

Võ Khánh Tuyên - Kín và hở!

 

Buổi chiều mấy lúc rảnh rỗi đi bộ tập thể dục cho giãn gân cốt, thế là tôi "điểm danh" được cỡ chục tụ điểm "không hợp pháp" nhưng cũng không đến nỗi ...phạm pháp.

Đó là những phần nhà với khoảng phòng trước, cửa chỉ mở he hé. Cánh cửa nào có khoảng hở thì được che bằng những tấm bạt hoặc những miếng vải che chắn tầm nhìn từ bên ngoài.

Lúc đầu tò mò không hiểu chuyện gì, dòm vào thì thấy trên tường có gắn tấm bảng, thấy có "một người lớn" - nam hoặc nữ - đang viết viết vẽ vẽ mấy con chữ hay con số. Phía dưới là mấy em nhỏ đang hí hoáy viết theo, lâu lâu nghểnh cổ ngó lên bảng.

Hoàng Nguyên Vũ - 20/11: Kính mong các thầy cô luôn được yêu quý, kính trọng!

 

"Tôn sư trọng đạo" không chỉ là truyền thống, mà là một giá trị của dân tộc. Điều này không phải chỉ đề cao vai trò của người thầy, mà còn thể hiện cái lễ, cái nghĩa, cái đạo, cái văn cần có trong cốt cách của con người.

Cuộc sống hôm nay dù hơi "âu hóa", nhiều giá trị hòa chung với thế giới khi thế giới đã phẳng bằng công nghệ, thì cũng không thể làm loãng cái giá trị cốt lõi "tôn sư trọng đạo" của dân tộc mình.

Điều này cũng là áp lực cho cả hai.

Võ Xuân Sơn - Ngày vinh danh

 

Năm 1966, tôi vô lớp 1. Ngày 20/11 năm ấy, tôi đến trường chúc mừng các thầy cô. Các thầy cô hết sức bất ngờ, vì ngoài các thầy cô, thì hầu như tất cả học sinh và phụ huynh học sinh ở khu vực đó chưa ai biết đến ngày này.

Kể từ đó, hàng năm, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên miền Bắc, và từ năm 1975, ngày này được tổ chức trên cả nước. Có thể nói năm sau tổ chức lớn hơn năm trước. Càng về sau, càng có nhiều hình thức tri ân thiết thực hơn, màu mè hơn, tốn kém hơn.

Những năm trước dịch, có lẽ một trong những ngày hoa được bán nhiều nhất trong năm là ngày 20/11. Một trong những ngày kẹt xe nhiều nhất trong năm trên đường phố của thành phố Hồ Chí Minh, cũng là ngày 20/11. Thế nhưng, tỉ lệ nghịch với cách tổ chức ngày càng rình rang, tốn kém, ngày càng màu mè, kèm theo cả sự thực dụng, là sự xuống cấp của giáo dục.

mardi 19 novembre 2024

Nguyễn H. V. Hưng - Một số phận độc đáo và đau buồn

 

(Kể về cô sinh viên Nguyễn Hoài Phương)

Từ lâu, một câu hỏi không chịu buông tha tôi: “Có số phận nào vInh quang mà không cay đắng không?”. Có khi, tưởng chừng tôi đã có câu trả lời, nhưng sự việc lại tuột đi.

Cuộc đời đưa đẩy tôi tới việc viết bài này. Một cách tình cờ, tôi nhận ra mình có lẽ là người duy nhất (?) có thể kết nối những mảnh hiểu biết của mỗi người trong cuộc. Tuy ở trong cuộc, nhưng chưa chắc họ đã nhận ra.

Phạm Nguyên Trường - Chat với ChatGPT : Quả là không thể ngờ được!

 

Hỏi: Hai nhà sư nhìn lá cờ, một người bảo lá cờ đang động, người kia hỏi lại: Cờ đang động hay tâm anh đang động. Xin bạn kể lại chuyện này.

Trả lời của ChatGPT: Câu chuyện bạn nhắc đến là một giai thoại thiền học nổi tiếng, thường được kể lại để minh họa về cách nhìn nhận thực tại và tâm thức. Dưới đây là câu chuyện theo cách kể phổ biến: Hai nhà sư đang cùng nhau đứng trong sân chùa, nhìn lá cờ đang phấp phới trong gió. Một vị nói:

"Nhìn kìa, lá cờ đang động."

lundi 18 novembre 2024

Bông Lau - Về nơi gió cát

Trên đường trở lại cái căn cứ có căn phòng ọp ẹp và cái mền tình iu đỏ chót sến. Nơi có những đêm trăn trở trong tiếng nổ của trọng pháo 105 bắn từ C130.

Ghé phi trường quốc tế Dubai 5 tiếng đồng hồ, nên tận hưởng những giây phút cuối cùng của sự tiện nghi tư bổn. Vào một quán bar/restaurant lịch sự gọi dĩa salad, một ly Coca Cola đá lạnh, và ngồi trên ghế da lót nệm êm ái sạch sẽ thẩm mỹ. Vì ngày thứ Ba lại phải mặc áo giáp ngồi trên ghế lưới của máy bay C130 trực chỉ hướng bắc nơi vùng đất gió cát bất ổn.

Những ngày zui quá ngắn. Những giây phút tự do hỏng có sự kiểm soát của quy luật này nọ quá ít ỏi.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bắt tay

 

- Mọi công dân bình thường khi bắt tay với lãnh đạo thì bắt một tay, đứng thẳng người, không phải khúm núm xun xoe quỵ lụy.

Vì chúng nó chỉ là công chức, không phải là vua quan như ngày xưa. Và người dân là công dân, chứ không phải là nô dân như thời phong kiến.

- Thầy giáo mà bắt tay với học trò làm quan chức thì càng phải thẳng người. Chúng nó không khom lưng với thầy thì tại sao thầy phải xun xoe khom lưng trước chúng nó.

Thái Vũ - Trầm uất

 

Tôi lại nói chuyện thằng thích chân quang. Vì Facebook vừa lên cái cờ líp quang dạy bảo chúng sinh, và được chúng sinh vỗ tay rần trời.

Quang giải thích nguyên nhân trầm cảm, và dạy "trầm cảm là buồn vô cớ, các con nhớ giùm thầy nha, cứ ai hỏi thì trả lời ba từ, buồn vô cớ". Và loanh quanh một hồi thì lại vô cái vòng giải nghiệp thâm căn cố đế.

Những thằng trọc quốc doanh, chúng nó không biết gì, chưa hết lớp 3 bổ túc văn hóa. Ta không trách được.

Trung Dũng - Ngày xửa ngày xưa...

 

Có một vị hành giả áo vá, chân đất, đầu trần. Ăn ngày một bữa chay, ôm lõi nồi cơm điện đi bộ vòng quanh nhiều vòng đất nước...

Thầy ấy nguyện suốt đời kiên trì thực hành giới hạnh và tập học theo đúng lời dạy của đức Thích Ca Mầu Ni cho đến khi nào đắc quả Phật mới thôi.

Hôm nay, 18.11.2024,

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.11.2024

 

1. "Ông Minh Tuệ thông báo dừng đi khất thực"- Có thư ông Minh Tuệ, có dấu xác nhận của công ty anh ông Minh Tuệ xác nhận chữ ký của ổng (vì hôm nọ thư không dấu mọi người không tin). Rồi có cả cái clip ông Minh Tuệ nói, hàng chục báo đăng vân vân, bà con vẫn không tin he he.

Nhà cháu còm cho một bạn nhà báo khi bạn ấy đưa cái link nói là ông Minh Tuệ bị công an ép: "Chết ông ấy không sợ thì sợ đếch gì mấy ông công an với chính quyền. Nhưng ông ấy là người hiểu biết. Anh qua đấy, mỗi ngày hàng mấy ngàn người chen lấn xô đẩy hò hét khóc lóc mỗi khi ông ấy xuất hiện, thì ông ấy tránh là đúng chứ có gì đâu mà cứ thêu dệt đủ thứ. Dân mình rất lạ. Nhất là khi ông ấy biết mình bị lợi dụng".

Hiện nay ông Minh Tuệ bị tới ba, bốn phe lợi dụng, kể cả người nhà, cơ khổ là ông ấy, muốn đi tu cũng không được. Và thôi, đây là tin nhà cháu điểm cuối cùng về Minh Tuệ. Không thể thắng được sự u mê he he.

dimanche 17 novembre 2024

Trần Nhã Thụy - Về sự rèn luyện

 

Mấy năm trước, sau khi rời nghề báo, tôi cặm cụi với nghề xuất bản. Làm nghề này, dĩ nhiên là tiếp xúc với rất nhiều bản thảo.

Tôi thấy có điều hơi trái khoái như thế này: Những tác giả tỏ ra tham vọng nhất, muốn gây tiếng vang nhất, nghĩ rằng tác phẩm của mình là ghê gớm nhất… thì thường ứng xử với bản thảo một cách cẩu thả nhất.

Biểu hiện của sự cẩu thả đó là gì? Là lỗi chính tả chi chít từng trang, trang nào cũng vài chục lỗi. Bên cạnh lỗi chính tả còn lỗi hành văn, viết câu bất tận, không chấm không phẩy, không xuống dòng. Không một nhịp điệu. Lại thêm lỗi kỹ thuật vi tính, ví dụ: Cuối câu thì phải buông ngay dấu chấm (.) mà không cách ra, nhưng họ cứ cách ra rồi mới chấm, và các dấu khác cũng… ngẫu hứng lý qua cầu như vậy.

Phạm Lưu Vũ - Còn một huyệt chưa chôn ?

 

Trên mạng lại xuất hiện clip "sư phụ" Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) đón "phi công vũ trụ" (đi nhờ) Phạm Tuân tại "Thiền tôn Phật Quang".

Đây chắc là một clip cũ, từ thời vừa "oanh", vừa "liệt" của tên trọc dối trá và bẩn thỉu này. Nay sự háo danh đã chôn vùi y, thông qua vụ bằng giả.

Và còn nhiều "tên tuổi" khác bị "tuẫn táng" cùng với y như Hoàng Chí Bảo, Đại học Luật Hà Nội, "anh hùng" Phạm Tuân...

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 17.11.2024

 

Tin sáng

1. Nước ta có bạo hành trẻ em, phụ nữ không? Có? Nhưng có phổ biến không: Không. Thậm chí nếu chẻ hoe ra bọn đàn ông mần chồng còn bị bạo hành nhiều hơn ấy. Nhưng mấy hôm nay ngoài đường la liệt băng rôn về bạo hành.

Ví dụ câu như này: "Hãy chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái" nó khiến chúng ta, nhất là khách nước ngoài, họ nghĩ Việt Nam là bạo hành dữ dội lắm, và cái câu lệnh ấy có nghĩa là bạo lực bạo hành đang rất dữ dội, phải chấm dứt ngay. Các cái cán bộ ngồi nghĩ ra các cái khẩu hiệu ấy, chịu khó nghĩ xa chút, hiểu kỹ tiếng Việt cái, để được cái ta mà không ảnh hưởng tới cái chung, cái đất nước giùm đi ạ. Đây chỉ là một ví dụ, chứ nhà cháu từng nêu nhiều khẩu hiệu rất... buồn cười.

2. "Muốn nước giàu, bộ máy phải tinh gọn, hiệu quả"-  Nhà cháu cũng bàn chuyện này nhiều rồi, nhưng những người trong... bộ máy thì họ không ưng, mà họ không ưng thì làm sao tinh gọn làm sao hiệu quả. Nên những người ngồi nghĩ ra các câu khẩu hiệu buồn cười vẫn có ghế ngồi để... nghĩ. Có người còn lắc đầu, khéo mà tinh giản hết người làm được việc, còn lại toàn anh em 5C thì vui.

samedi 16 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Bản sắc cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ nhạt nhòa

Dần dần rồi thì cộng đồng người Việt ở đây (Úc) cũng … hòa tan. Và sẽ mất căn cước tính (loss of identity).

Hôm nọ, tôi theo anh bạn đi dự buổi dạ tiệc gây quỹ cho kỷ niệm 50 năm Thuyền Nhân.  Đây là lần đầu tiên đối với tôi. Hơn 500 đồng hương đến dự và đóng góp nhiều tiền. Vậy là thành công rồi.

Nhưng việc tổ chức buổi tiệc làm tôi suy nghĩ về tương lai cộng đồng. Ban tổ chức mở màn buổi tiệc với một bài hát của một ca sĩ trẻ ở trong nước. Nhiều người, kể cả tôi, ngạc nhiên.