Affichage des articles dont le libellé est Công bằng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Công bằng. Afficher tous les articles

samedi 2 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

lundi 27 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Cần trả lại công bằng cho sư Minh Đạo

Giáo hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nếu phạt sư Thích Minh Đạo vì nói về Đầu Đà Minh Tuệ, thì nên ban hành văn bản phạt luôn Pháp chủ Thích Trí Quảng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì hai vị này nói y như nhau.

Trước đó, đối nghịch với cách công nhận Đầu Đà Minh Tuệ của sư Thích Minh Đạo, thì sư Thích Chân Quang nói phong long rằng tu kiểu ôm nồi cơm điện là… thằng ba trợn. (Làm tôi khởi ý muốn “tương tác” vào mỏ sư Thích Chân Quang như lần ông này nói Lý Thường Kiệt đánh Tống là hỗn. Mô Phật! Bốp Bốp…)

Giáo hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không phạt sư Thích Chân Quang vì sửa năm giới Phật là rất bậy bạ, mà lại phạt sư Minh Đạo vì nói đúng.

vendredi 14 juillet 2023

Ngô Nhân Dụng - Bà Yellen đến Bắc Kinh và hiện tượng cầu vồng bảy sắc

 

Nhưng lời tiên đoán của ông Lý Cường “sẽ thấy cầu vồng còn xuất hiện” rất khó thành sự thật. Hai chế độ chính trị và chính sách kinh tế trái ngược nhau quá nhiều; cuộc chạy đua sẽ tiếp diễn cho đến khi nào Trung Cộng chấp nhận theo luật chơi quốc tế.

Tháng trước, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ chối không gặp bộ trưởng Mỹ trong lúc hai người cùng dự một hội nghị ở Singapore. Tiếp theo, Antony Blinken sang Bắc Kinh, nói chuyện 6 tiếng với bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương, thêm 3 tiếng với quốc vụ khanh Vương Nghị, cuối cùng được gặp 35 phút để nghe Tập Cận Bình lên án chính phủ Mỹ cấm bán chíp cho Trung Quốc là hành động phi pháp.

Cuộc đón tiếp Janet Yellen khác hẳn. Cộng sản Trung Quốc không đặt một “điều kiện tiên quyết” nào trước khi ngồi xuống nói chuyện với bà bộ trưởng Tài chánh. Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang, ,) nói rằng máy bay của bà vừa tới Bắc Kinh thì đã thấy điềm lành: Cầu vồng bảy sắc xuất hiện! Ông giải thích: “Mối bang giao Trung Quốc và Mỹ không phải chỉ có mưa và gió! Chắc chắn chúng ta sẽ còn thấy nhiều cầu vồng nữa.”

vendredi 18 novembre 2022

Tạ Duy Anh - Giáo dục, đứa con bị bỏ rơi

 

Khi tôi học lớp Năm thì Mỹ quay trở lại bắn phá miền Bắc lần thứ hai. Do nằm trong vành đai bảo vệ Hà Nội, nên quê tôi rất dễ là mục tiêu oanh kích. Để an toàn, chúng tôi không đến lớp mà học tại nhà.

Tôi còn nhớ cô giáo chủ nhiệm tên là Hương, người Thạch Thất, ở trọ trong một gia đình nông dân, ngày nào cũng phải đi bộ hàng chục ki lô mét, đến tất cả các nhóm học ở các làng để giao bài cho học trò và kiểm tra xem chúng tôi học hành ra sao. Cô ăn mặc như một phụ nữ nông thôn, nghĩa là rất mộc mạc.

Có bận cô vừa xuất hiện thì cũng là lúc máy bay Mỹ ầm ầm hú hét trên bầu trời. Thế là cô nhanh chóng trở thành người chỉ huy để chúng tôi xuống hầm trú ẩn có trật tự và nhanh nhất. Khi không còn đứa nào trên mặt đất, cô mới chui vào sau cùng và ngồi chắn ngoài cửa hầm. Mặc dù tiếng gầm rú của máy bay, tiếng tên lửa tầm thấp, tiếng đạn pháo thỉnh thoảng khiến cô giật mình, nhưng cô luôn giữ được một nụ cười trên miệng cùng với lời động viên: “Các em đừng sợ”.

mercredi 18 mai 2022

Duy Lễ - Giải tỏa đền bù ở Mỹ

 

Chúng tôi cưới nhau xong thì trở thành tay... đen (người ta tay trắng, còn mình tay đen) vì nợ (năm 2003). Chồng láo ngáo mới qua Mỹ, vợ còn đang đi học nên rất nghèo! Vậy mà hai năm sau cũng mua được căn nhà cũ do mượn ngân hàng (năm 2005).

Lần đầu tiên được lên chức chủ nhà, ngày đi làm, chiều về dồn hết sức cho căn nhà: cắt cỏ, chặt cây, dọn dẹp… Vì căn nhà bỏ hoang khá lâu, nên công việc ngập đầu!

Hơn hai năm sau, khi chuyện nhà cửa đâu vào đó thì một ngày đẹp trời, chúng tôi nhận được giấy từ Quận thông báo sẽ… giải tỏa, lấy đất để mở rộng đường! Họ nói sẽ có người tới đo đạc rồi sẽ thông báo chính thức sẽ lấy bao nhiêu đất, có lấy nhà hay không và cả giá cả đền bù bao nhiêu.

mercredi 3 novembre 2021

Lưu Trọng Văn - Đã đến lúc đánh giá công bằng về hai nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu

 

Hôm nay theo lịch dương là ngày mất của cụ Ngô Đình Diệm. Rất nhiều bà con mạng tưởng nhớ tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Gã chú ý bài viết của nhà văn Phạm Phú Thép ở quê bọ Quảng Bình:

"Năm 2002, Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình có in cuốn "Quảng Bình nhân vật chí"do cụ Nguyễn Tú sưu tầm và biên soạn. Cấp phép xuất bản là Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình.

mercredi 16 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Nông dân


Buồn buồn xem lại cái bản đồ bầu cử Mỹ. Dấu chấm đỏ là bầu cho Cộng Hòa, chấm xanh là Dân Chủ.

Nhìn thì thấy cả nước toàn màu đỏ. Ngay cả các tiểu bang thành trì Dân Chủ. Ủa? Kỳ vậy? Xem kỹ lại thì thấy đa số vùng quê bầu cho Cộng Hòa, vùng đô thị bầu cho Dân Chủ. Dân Chủ chiếm được đô thị nên số phiếu phổ thông nhiều.

Bên Úc cũng vậy, dân chúng bây giờ tập trung ở thành thị. Đất đai mênh mông mà vắng bóng người. Nhưng nếu tìm hiểu về văn hóa thì phải về vùng quê vì nơi đây còn người gốc, đã lập nghiệp ở nước này qua nhiều thế hệ. Còn ở thành thị, đa số là người mới nhập cư một hoặc hai thế hệ. Lâu lâu đi du lịch về quê thích lắm. Nhưng nếu bảo về đó sống luôn thì không thể.

dimanche 15 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Sự công bằng !


Gã tính sẽ không viết về bầu cử ở Mỹ nữa cho đến khi có kết quả chính thức. Nhưng tin tức hai chiều trái ngược nhau quá nên xin có đôi nhời thôi.

Nhời một.

Nếu phải chọn lựa Trump thắng cử khi chứng minh đảng Dân chủ gian lận, với Trump thất cử khi chứng minh đảng Dân chủ không gian lận thì Trump à, gã chọn lựa thà để ngài thất cử còn hơn. Bởi gã tin rằng sức mạnh của nước Mỹ có được hôm nay là nhờ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, hết thế hệ đảng viên này đến thế hệ đảng viên khác tạo nên.

samedi 7 novembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Ban Mê Thuột

Tháng 10 vừa rồi, lần đầu tiên xứ miệt dưới bầu "hội đồng xã" bằng thư. Tui thấy cách này tiện lợi thiệt chứ, khỏi phải xếp hàng, lại có thì giờ nghiên cứu lá phiếu và đánh dấu.

Mấy lần trước đi bầu xếp hàng gần một tiếng, vô được phát lá phiếu to, bầu một lúc đủ thứ và có cả trưng cầu dân ý. Tui quẹt đại cho lẹ, cứ xem cái tên ai có vẻ phe ta là ok. Đứng lâu quá người ta tưởng mình... không biết chữ (không biết thiệt, nói thì bập bẹ, chữ nào khoảng bốn năm mẫu tự thì dịch được, chữ dài hơn là thua, dân thợ hồ được vậy là hay rồi).

Cái vụ bầu bằng thư tui thì ủng hộ. Ông già vợ (sắp cưới) cũng thích. Ổng 85 tuổi, đâu có đi được, mà " bỏ bầu " là bị phạt cả trăm đồng chớ không như nước Mỹ.

dimanche 1 novembre 2020

TS Lê Trung Tĩnh - Lắng nghe nước Mỹ và thường dân


Dầu kết quả bầu cử sắp tới thế nào, thì có hai điều chúng ta có thể đọc được từ nhiệm kỳ của ông Trump cũng như sự trỗi dậy của ông ấy. Đó là thế giới cần hiểu nước Mỹ, và cần lắng nghe nhau nhiều hơn.

Trong thời gian đi học ở Pháp gần 20 năm trước, tôi ở Ký túc xá sinh viên quốc tế ở phía Nam Paris và sinh hoạt sâu sát với những du học sinh từ nhiều nước Nam Mỹ như Colombia, Venezuela hay Bắc Phi như Algeria, Tunisia. Một trong những đề tài hằng ngày của du học sinh ở đây là chỉ trích đế quốc Mỹ xâm lược, sen đầm, can thiệp, làm rối loạn, hành hạ thế giới.

Các trao đổi này rất hòa nhịp với môn thể thao tinh thần thường trực của báo đài từ Pháp đến Tây Ban Nha, những bài xã luận, những đoản văn trí thức mạt sát nước Mỹ và các vị Tổng thống Mỹ, đặc biệt là các Tổng thống Cộng Hòa: Bush là tên học dốt nhờ danh tiếng ông cha mà được vào Yale và lên làm Tổng thống Mỹ, Trump thì khỏi phải nói thất học, lỗ mãng, trọc phú.

vendredi 30 octobre 2020

Võ Xuân Sơn – Cứu trợ


Hồi năm 2016, tôi có kể câu chuyện, rằng đoàn cứu trợ vô bản người Rục cứu trợ. Khi ấy nước ngập, phải đi đò vô, rồi lội bộ mấy cây số mới tới bản. Việc đi lại vào thời điểm đó rất khó khăn.

Do trục trặc thông tin về số lượng hộ dân của bản, mà đoàn cứu trợ mang thiếu một số phần quà. Sau khi phát hết các phần quà được chuẩn bị sẵn cho mỗi gia đình, thì vẫn còn một số gia đình chưa nhận được quà cứu trợ.

Đoàn cứu trợ hẹn tuần sau sẽ mang cho mỗi gia đình chưa nhận được quà lần này một phần y như phần của các gia đình khác. Trên thực tế, đã có hàng ngàn phần quà được soạn sẵn, nhưng vì giao thông khó khăn, nên đoàn chỉ mang vừa đủ số phần quà cho số hộ được thông báo.