Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Duy Ngô Nhĩ. Afficher tous les articles

mercredi 28 décembre 2022

« Cách mạng giấy trắng », cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919


Đăng ngày:

Bị khóa kín tứ bề, người dân chết cháy


Libération dẫn lời nhà nghiên cứu Úc Nathan Ruser cho biết có ít nhất 56 cuộc biểu tình đã diễn ra tại 18 thành phố để biểu lộ tình liên đới với 10 người Duy Ngô Nhĩ bị chết cháy trong tòa nhà bị phong tỏa ở Urumqi. Trong bài « Tại Tân Cương, vụ hỏa hoạn đã đổ dầu vào lửa », tờ báo kể tên một số nạn nhân, từ một em bé 5 tuổi vui cười trong hình với món đồ chơi Siêu nhân cho đến một bà mẹ hai con, tất cả đã bị thiêu sống hôm thứ Năm 24/11 ở Urumqi.

dimanche 20 novembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Justin Trudeau đụng Tập Cận Bình

 

Câu chuyện dài chưa tới một phút, được báo chí khắp thế giới tường thuật. Ông chủ tịch Trung Quốc ám chỉ là ông thủ tướng Canada không trung thực. Ông kia bèn dạy lại một bài học thế nào là trung thực...

Tập Cận Bình làm chủ 1,4 t dân Trung Hoa lục địa, nói gì ai cũng phải nghe. Ông mang ảo tưởng mình có thể dạy dỗ cả thế giới. Justin Trudeau mới phá vỡ ảo tưởng đó.

Tới dự cuộc họp thượng đỉnh 20 nước kinh tế lớn nhất G20 ở Bali, Indonesia, ông Tập Cận Bình kéo thủ tướng Canada ra nói chuyện riêng. Ông trách ông Trudeau tiết lộ để cho báo chí loan tin về những đề tài họ đã bàn bạc. Ông Trudeau gật đầu công nhận, Tập Cận Bình bèn trách rằng không nên làm như thế; và “lên lớp” dạy: “Nếu ông trung thực thì khi chúng ta nói chuyện ông nên giữ thái độ kính trọng, nếu không sẽ gây những hậu quả khó lường.”

dimanche 4 septembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Dân Uyghur sống trong nạn diệt chủng

 

Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghur ở tỉnh Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc chữ “diệt chủng” (genocide).

Người Uyghur đang đứng trước mối lo bị người Trung Quốc đồng hóa, như người Việt 800 năm trước đây từng lo. Tập Cận Bình tìm cách xóa bỏ nền văn hóa của họ, như Minh Thành Tổ đã ra lệnh thi hành ở nước Đại Việt vào đầu thế kỷ 15.

Ủy hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) mới công bố hồ sơ về dân Uyghurs ở tỉnh Tân Cương. Bản báo cáo tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền, nhưng không nhắc chữ “diệt chủng” (genocide).

lundi 23 mai 2022

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến Tân Cương, cuộc điều tra đầy bất trắc


Đăng ngày:

Bà Michelle Bachelet trao đổi qua video với các đại sứ ngoại quốc tại Trung Quốc trước khi đến Urumqi, thủ phủ Tân Cương và Kashgar, thành phố có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống. Bà cũng sẽ gặp một số quan chức cao cấp trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, giới kinh doanh và đại học, phát biểu tại một cuộc họp tại trường đại học Quảng Châu.

Đây là lần đầu tiên cao ủy nhân quyền đến Trung Quốc kể từ 2005. Chuyến thăm 6 ngày dường như rất khó khăn đối với cựu tổng thống Chilê, bà không thể tự do đi tham quan và có nguy cơ bị chính quyền Bắc Kinh lợi dụng để khỏa lấp những tội ác - theo các nhà quan sát.

mercredi 19 janvier 2022

Quốc hội Mỹ thúc giục Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo Tân Cương trước Olympic Bắc Kinh


Đăng ngày:

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.

Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn. Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».

mardi 11 janvier 2022

Trung Quốc : Tướng đàn áp tại Tân Cương trở thành tư lệnh lực lượng trú đóng ở Hồng Kông


Đăng ngày:

Hãng tin AP dẫn thông báo của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đích thân tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã ký lệnh bổ nhiệm này. Sáng hôm qua tướng Bành Kinh Đường đã gặp gỡ trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) để thảo luận về việc cùng "bảo vệ an ninh" và "duy trì sự thịnh vượng, ổn định lâu dài" ở Hồng Kông.

Theo báo chí Nhà nước Trung Quốc, ông Bành Kinh Đường từng chỉ huy lực lượng công an vũ trang ở Tân Cương từ năm 2018, nơi Trung Quốc giam giữ hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo.

mercredi 3 novembre 2021

Liên minh nghị sĩ chống Trung Quốc khiến Bắc Kinh đau đầu


Đăng ngày:

Từ Hồng Kông đến Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan: Bắc Kinh thành bị cáo

Không thiếu bất cứ một chủ đề nào có thể khiến Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ. Chà đạp lên quyền tự do ở Hồng Kông? Có La Quán Thông (Nathan Law), cựu lãnh tụ sinh viên đến phát biểu. Tây Tạng bị chiếm đóng do tổng thống chính quyền lưu vong Penpa Tsering đại diện. Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ được nhạc sĩ, nhà đấu tranh Rahima Mahmut nêu ra. Sự đe dọa nền dân chủ Đài Loan được ngoại trưởng đảo quốc Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) trình bày rất rõ qua hội nghị truyền hình.

vendredi 10 septembre 2021

Tiểu Vũ - Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài : Trên cả gián điệp

 

Nước nào cũng có gián điệp và tình báo ở bên ngoài lãnh thổ. Lãnh sự quán, Đại sứ quán thường là tiền đồn để họ làm điều đó...Nhưng trong nhiều năm nay, Trung Quốc đã sử dụng các đại sứ quán và lãnh sự quán của mình để làm những điều nhiều hơn hơn một mạng lưới gián điệp.

Lập trường cứng rắn thời chính quyền Tổng thống Trump còn đương nhiệm đối với các hoạt động bất hợp pháp ở các lãnh sự Trung Quốc tại Mỹ, là một động thái cho thấy ông Trump thời đó muốn công khai giải quyết Trung Quốc núp bóng ngoại giao để hoạt động tình báo tại Mỹ.  Hành động của ông Trump cũng đẩy quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng suốt một thời gian.

Hồi giữa tháng 7.2020,  Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston để "bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ". Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, một cơ sở nằm ở vùng nội địa xa xôi của Trung Quốc.

lundi 24 mai 2021

Trung Quốc : Trong địa ngục cải tạo Tân Cương


Đăng ngày:


Hôm nay 24/05/2021 là ngày nghỉ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các báo Pháp đều nghỉ, chỉ có duy nhất tờ Le Figaro xuất bản với tựa trang nhất « Cảnh sát bất lực trước nạn đua xe ». Le Monde ra số đúp từ cuối tuần trước, với chủ đề « Covid làm 6 đến 8 triệu người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới ».

Về châu Á, trong bài « Tại Tân Cương, trong địa ngục trại cải tạo », một cựu giáo viên thuật lại với Le Monde những điều khủng khiếp mà Bắc Kinh buộc người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan ở vùng này phải chịu đựng.

Ác mộng về Tân Cương

mardi 11 mai 2021

Trung Quốc đề nghị hủy bỏ một hội nghị về Duy Ngô Nhĩ tại Liên Hiệp Quốc


Đăng ngày:

Hãng tin AFP trích thông cáo của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc nói rằng hội nghị này dựa vào « các dối trá và định kiến chính trị ». Bắc Kinh « cổ vũ các nước đồng tổ chức lập tức hủy bỏ sự kiện can dự vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, và kêu gọi các nước thành viên khác bác bỏ ».

Thông cáo khẳng định : « Tình hình hiện nay ở Tân Cương chưa bao giờ tốt đẹp như thế, với sự ổn định, phát triển kinh tế nhanh chóng và chung sống hài hòa giữa những người thuộc tất cả các sắc tộc ». Phái đoàn Trung Quốc cũng tố cáo Hoa Kỳ và các bên ủng hộ « đã sát hại nhiều người Hồi giáo tại Afghanistan, Irak, Syria ».

samedi 3 avril 2021

Tin chắc phương Tây suy tàn, Trung Quốc chớp lấy thời cơ để tung hoành


Đăng ngày:

Bắc Kinh thô bạo hơn, với chủ nghĩa dân tộc hung hăng

Khao khát trở nên giàu có và hùng mạnh, 40 năm qua Trung Quốc hiếp đáp những nước yếu hơn và thận trọng đối với bất cứ nước nào có khả năng trả đũa. Tuy nhiên gần đây Bắc Kinh dường như đã thay đổi trong cách tính toán rủi ro. Trước hết, Dương Khiết Trì đã lên mặt giảng đạo đức cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Alaska, và sau đó được coi như người hùng tại Hoa lục. Tiếp theo, Bắc Kinh trừng phạt các chính khách, nhà ngoại giao, giáo sư, luật sư, nhà hoạt động dân chủ Anh, Canada, châu Âu, để trả đũa các trừng phạt của phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.


Gần đây nhất ngành ngoại giao và tuyên truyền Trung Quốc ra sức nói rằng các báo cáo về cưỡng bức lao động để sản xuất bông ở Tân Cương là « dối trá, bóp méo thông tin », hoan nghênh các công dân đã tẩy chay những thương hiệu nước ngoài từ chối sử dụng bông Tân Cương. Một lãnh sự Trung Quốc còn tweet rằng thủ tướng Canada là « con chó theo đuôi Mỹ » !

dimanche 28 mars 2021

Duy Ngô Nhĩ: Trung Quốc trả đũa việc Mỹ và Canada trừng phạt


Đăng ngày:

Biện pháp của Bắc Kinh nhắm vào hai thành viên ủy ban Mỹ về tự do tín ngưỡng quốc tế, Gayle Manchin và Tony Perkins, cùng với dân biểu Canada Michael Chong và một ủy ban Quốc hội Canada về nhân quyền. Tất cả bị cấm nhập cảnh vào Hoa lục, Hồng Kông, Macao, và không được giao dịch làm ăn với công dân cũng như các định chế Trung Quốc.

Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada trừng phạt « trên cơ sở tin đồn và thông tin bị bóp méo ». Các nhân vật bị Bắc Kinh cấm vận « phải chấm dứt xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, nếu không họ sẽ phải hối hận ».

vendredi 26 mars 2021

Trung Quốc xấc xược, quần hùng phương Tây liên thủ


Đăng ngày:

Pháp tiến hành tiêm chủng hàng loạt, sự chia rẽ của các đảng trước kỳ bầu cử tổng thống lần tới, Covid đã làm đảo lộn kỹ nghệ dược phẩm, nạn kỳ thị người châu Á, là những đề tài trên trang nhất báo Pháp hôm nay. Ở trang trong, tất cả các báo đều bình luận về quan hệ đang căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây.


Le Monde tóm tắt « Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa », Les Echos nhận xét « Quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc xuống cấp trầm trọng », còn đối với La Croix « Trung Quốc quyết định ăn miếng trả miếng với phương Tây ». Libération mô tả « Duy Ngô Nhĩ : Nghệ thuật chiến tranh giữa Trung Quốc và châu Âu ».

Châu Âu trừng phạt Trung Quốc lần đầu kể từ 30 năm

vendredi 15 janvier 2021

Quốc hội Mỹ : Trung Quốc có thể đã phạm tội « diệt chủng » người Duy Ngô Nhĩ


Đăng ngày:

Ủy ban về Trung Quốc (CECC), một ủy ban độc lập có nhiệm vụ giám sát nhân quyền và phát triển pháp trị ở Trung Quốc, trực thuộc Quốc hội Hoa Kỳ cho biết đã có những bằng chứng mới trong năm 2020 về các « tội ác chống nhân loại, và có thể là tội diệt chủng » đã diễn ra tại Tân Cương. Ủy ban cũng tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Mỹ. Báo cáo kêu gọi Hoa Kỳ ra nghị quyết về vấn đề này.

Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những ngày cuối còn tại vị tỏ ra kiên quyết trong hồ sơ trên, nhưng bối cảnh lộn xộn tại Washington khiến khả năng loan báo một nghị quyết đã bị dời lại. Dân biểu Dân Chủ Jim McGovern, đồng chủ tịch CECC coi các hành động chà đạp nhân quyền của Trung Quốc là « gây sốc, chưa từng thấy », cổ vũ Quốc hội và chính quyền sắp tới của Joe Biden buộc Bắc Kinh phải trả giá.

mercredi 13 janvier 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Nhập cư trái phép từ Trung Quốc và sự cần thiết phải có tường biên giới


Càng ngày sẽ càng có nhiều người nhập cư trái phép từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đó là điều không tránh khỏi nếu chưa có Tường biên giới.

Minhchứng cho điều này là “Đáng chú ý, thời gian gần đây, Công an TP.HCM phát hiện nhiều người nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc cư trú quá hạn, nhập cảnh trái phép từ biên giới phía Bắc đến TP.HCM”.

“Người nước ngoài tạm trú và lợi dụng du lịch vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố có dấu hiệu gia tăng. Các hoạt động vi phạm phổ biến là tổ chức cá cược ăn tiền trái phép, tổ chức sàn chứng khoán online, tổ chức các cược thể thao, trò chơi qua mạng, gọi điện giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy...”.

I. TẠI SAO TRUNG QUỐC XÂY TƯỜNG THÀNH BIÊN GIỚI PHÍA NAM ?

mardi 15 décembre 2020

Tòa án Hình sự Quốc tế từ chối điều tra việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ


Đăng ngày:

Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, trong thông cáo nói rằng đó là những sự kiện xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh không ký kết Quy chế Roma thành lập CPI, nên việc điều tra là bất khả.

Theo CPI, do điều kiện tiên quyết này không được đáp ứng nên không thể thụ lý đơn kiện của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Ngoài ra, về việc trục xuất người Duy Ngô Nhĩ sống ở Tadjikistan và Cam Bốt sang Trung Quốc, « hiện chưa có đủ yếu tố để mở điều tra ».

mercredi 9 décembre 2020

HRW : Nhiều người dân Tân Cương bị bắt vì phần mềm chỉ điểm


Đăng ngày:

Human Rights Watch cho biết đang nắm trong tay một danh sách 2.000 tù nhân, bị bắt từ năm 2016 đến 2018 tại Aksu, thuộc khu tự trị Tân Cương, nơi Bắc Kinh đàn áp dữ dội người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo đạo Hồi.

Những người này bị chính quyền đặt trong tầm ngắm sau khi bị nhận diện bởi một phần mềm có tên « nền tảng phối hợp hoạt động », chuyên phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ mạng lưới giám sát bao trùm lên Tân Cương.

jeudi 1 octobre 2020

Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước cưỡng bức lao động


Đăng ngày:

Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố danh sách được cập nhật hai năm một lần, về các loại hàng hóa được cho là do trẻ em bị cưỡng bức lao động làm ra. Trong danh mục này có 17 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ găng tay cho đến các đồ vật trang trí mùa Giáng Sinh.

Tổng cộng danh sách năm nay có 155 mặt hàng từ 77 nước, trong có có hơn 20 mặt hàng mới được thêm vào như lá Khát của Ethiopia được dùng như chất kích thích, và cá do các đội tàu Đài Loan đánh bắt xa bờ khai thác.

dimanche 6 septembre 2020

Malaysia sẽ không cho dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Quốc


Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur, Malaysia bày tỏ tình đoàn kết với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, ngày 05/07/2019. AFP - Mohd Rasfan
Đăng ngày:


Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.

Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ». 

vendredi 24 juillet 2020

Bằng chứng sống về việc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ




Biểu tình ngày 03/07/2020 gần Nhà Trắng kêu gọi chính quyền Mỹ có biện pháp trước tình trạng Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. © REUTERS/Leah Millis
Đăng ngày:


Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã được lược bớt).

Cưỡng bức triệt sản phụ nữ

« Tất cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc, cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người Hán nào ».