Affichage des articles dont le libellé est Lăng mộ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lăng mộ. Afficher tous les articles

samedi 9 novembre 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Dân làng An Bằng giàu nhất ?

An Bằng, ngôi làng bình dị ven biển thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Vào Google, gõ từ “An Bằng”, không có thông tin về địa danh (làng) mà ra hàng loạt bài viết về nghĩa trang An Bằng; từ Wikipedia đến báo điện tử, trang mạng du lịch, Facebook...

An Bằng nổi tiếng với nghĩa trang hàng trăm lăng mộ bạc tỉ, được mệnh danh là "thành phố lăng mộ". Xưa, chỉ các quan lại, đại gia quyền thế mới có lăng mộ. Thời thế đổi thay, dân nghèo mấy vùng quê miền Trung, đua nhau xây mộ hoành tráng, thiên hạ gọi là lăng mộ.

Gần đây, báo chí và mạng xã hội đưa tin lăng mộ của vợ chồng ông Hồ Thiết (1937) và bà Văn Thị Thuận (1938) nguy nga, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Khu mộ ở mặt tiền trong nghĩa trang An Bằng, hoành tráng hơn so với các khu mộ khác; xây dựng khi chủ nhân còn sống. Gia đình không phải đại gia hay hoàng tộc.

samedi 20 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

Làng Trà Phương (xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) quê tôi bé tí mà cũng có những hai bãi tha ma. Bây giờ gọi tuốt là nghĩa trang, nghĩa địa, chứ ngày xưa chỉ nôm na bằng bãi tha ma.

Thậm chí còn đơn giản hơn, là mả. Một cái có tên Mả Đò ở xóm ngoài, còn cái kia tên Mả Vối xóm trong. Dân làng chết, ai gần chỗ nào thì chôn chỗ ấy. Tại sao tên Mả Đò? Nguyên do cái bãi tha ma này nằm kế ngay bến đò đi qua một nhánh rộng của sông Văn Úc, đò nối từ làng Trà sang làng Tú Đôi thuộc tổng Ngũ Phúc.

Nghe các cụ kể chỗ này từ thời nhà Lý là nơi định cư của những tù binh xứ Chiêm Thành, bị vua Lý bắt về đày ở đó để mở mang khai phá đất đai vùng duyên hải. Mả Đò lúc đầu chỉ chôn cất những kẻ bại trận tha hương, sau dân sở tại cũng chôn đó luôn, thành cái bãi tha ma ngay bến đò. Các bậc tiên tổ, tiền nhân họ hàng nhà tôi cũng chôn ở Mả Đò, mỗi ngôi mộ một nấm cỏ xanh, gia tộc khi sống thì quần tụ với nhau từng khu sau lũy tre làng, chết lại về Mả Đò sum họp nơi âm phủ.

vendredi 19 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (2)

Ở xứ ta, có lẽ do chịu ảnh hưởng những quan điểm về đời sống tâm linh từ Trung Quốc nên cả nghìn năm nay người ta luôn cho rằng tồn tại cõi âm ngoài cõi dương.

Sinh ký tử quy, sống chỉ để tạm gửi thân xác, chết mới là về nơi vĩnh hằng. Người sống có khi chỉ sống tạm bợ, vất vưởng nhưng khi chết lại được tiễn đưa khá hoành tráng rình rang. Sống dầu đèn, chết kèn trống. Cái mộ có khi còn chắc hơn cái nhà. Tiền học cho con không có nhưng vẫn có thể đốt vàng mã linh đình gửi xuống âm phủ cho người chết có cái mà dùng…

Chỉ có điều, tất cả những cung cách ấy được cuộc cách mạng vô sản coi là biểu hiện phong kiến, lạc hậu, cổ hủ. Người vô sản giương cao ngọn cờ vô thần, muốn tiêu diệt hết những thứ mà họ không ưa. Phá đình phá chùa, tịch thu đất nhà thờ, hạn chế cúng bái, hô hào bài trừ mê tín dị đoan… có một thời hoành hành khắp trong nam ngoài bắc. "Rồng 5 móng vua quan thành bụi đất/Mỗi câu thơ đều dội tiếng ta cười" (Chế Lan Viên). Tiếng cười sắc lạnh nghe rất ghê sợ.

lundi 14 août 2023

Trần Đức Anh Sơn - Năng Bố Cái Đại Vương

 

Những hình ảnh trong bài được đăng trên website www.didulich.net, giới thiệu về Lăng Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) tọa lạc ở phố Cát Linh, phường Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội, được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Theo bài giới thiệu về di tích này trên website trên, thì:

"Phía trước lăng là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ: 陵王大馮 (Lăng Vương Đại Phùng, tức là Lăng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

mardi 30 août 2022

Lê Nguyễn - Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

 

Theo tin từ các báo, năm nay lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 26, 27 và 28.08.2022. Lễ giỗ có sự tham dự và thắp hương tưởng niệm đức Tả quân của các vị lãnh đạo cao nhất thuộc Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, cùng nhiều viên chức cao cấp khác tại thành phố.

Những người yêu văn hóa lịch sử hy vọng đây chỉ mới là bước khởi đầu của tiến trình xác định nhận thức về công ơn của tiền nhân đối với đất nước nói chung và mảnh đất miền Nam nói riêng. Sau Tả quân Lê Văn Duyệt, sẽ còn có những bậc công thần nữa cần được khẳng định công lao giữ đất và mở đất, phát triển kinh tế -xã hội, mang cơm no áo ấm lại cho hàng triệu người dân từ tứ xứ tập hợp về miền đất phía Nam này: Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) ….

Nhân sự kiện trọng đại trên, xin giới thiệu lại với các bạn một bài viết về Tả quân Lê Văn Duyệt in trong quyển “Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử”, xuất bản và tái bản vào các năm 2010, 2015, 2016, 2018.

samedi 18 septembre 2021

Trần Trung Đạo - Tương lai của lăng tẩm và mồ mả các lãnh đạo cộng sản

 

Như người viết phân tích trong bài “Tác Dụng Của Tầm Nhìn Chính Trị”, nhìn xa là một đặc điểm cần thiết của những người lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo cộng sản cũng biết nhìn xa, nhưng không phải nhìn xa cho đất nước mà nhìn xa cho phần hậu sự của chính bản thân họ.

Võ Nguyên Giáp nghĩ tới hậu sự khi chọn một nơi hoang sơ, hẩm hiu, phải vượt suối băng đèo mới tới được là Vũng Chùa, thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Được biết Vũng Chùa kín đáo đến nỗi gió cũng không thể lọt vào được, nên mới gọi là vũng.

Trường hợp của Võ Nguyên Giáp khá rõ. Ngay cả khi còn sống Võ Nguyên Giáp biết mình đã chết từ nhiều năm trước. Ngày chết ghi trong giấy tờ của Võ Nguyên Giáp là ngày 18 tháng 4 năm 1984 chứ không phải 4 tháng 10 năm 2013.

vendredi 17 septembre 2021

Tạ Duy Anh - Thời mả lớn

 

Có khi nào bạn hình dung lịch sử sẽ viết thế nào về thời của bạn. Thử đi, thú vị ra phết đấy.

Chẳng hạn, tôi cứ thấy trước một trang sẽ viết thế này:

“Khi ấy, quan lại triều đình, phần lớn là hèn, xu nịnh, bất tài, nhưng tham tàn và háo danh thì không thời nào bằng. Họ làm mọi cách để mua quan bán tước. Khi có quyền trong tay, họ thi nhau vơ vét để ăn chơi và chuẩn bị phần mả cho mình sau khi chết, có khu rộng tới vài héc ta.

Mac Văn Trang - Đành nói vài lời


Tôi không bao giờ muốn nói gì về những người chết mà mình không ưa. Trường hợp Đại tướng Phùng Quang Thanh (PQT) cũng vậy. Chết là cho qua, rồi lịch sử sẽ phán xét.

Nhưng việc tổ chức tang lễ ông PQT như bậc “khai quốc công thần" và khu “lăng mộ” của ông chiếm mấy ngàn mét vuông ruộng đất ở quê, khiến đành nói vài lời.

1. Tang lễ của ông giữa lúc giãn cách vì dịch bệnh nhưng được tổ chức tập trung rất đông người; điếu văn và những lời lẽ ca ngợi ông trên các phương tiện truyền thông... có cái gì đó “Ý Đảng trái với Lòng Dân”; nó che lấp đi điều gì đó trước con mắt của Nhân Dân.

samedi 14 septembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Một thứ đẳng cấp rỗng tuếch



Tôi nghe nói khu mộ của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang có diện tích hơn 60.000 mét vuông. Đây là một diện tích rất lớn với một nước có mật độ dân số như ở Việt Nam. 

Tôi không hiểu não trạng của những người thích có lăng mộ to để làm gì? Nếu họ là anh hùng dân tộc, được dân chúng tôn thờ thì điều ấy có thể chấp nhận được, nhưng nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Trần Đại Quang không có đóng góp gì đáng kể cho sự thịnh vượng của đất nước hay có công khai sáng gì cho người dân cả. 

Nếu các bạn biết về công trạng của ông ấy thì có thể chia sẻ ở đây để mọi người được biết. 

jeudi 12 septembre 2019

Đặng Chương Ngạn - Giận Võ tướng !


Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo SGGP.

Sau khi đọc bài của Tạ Duy Anh, Đỗ Ngọc Thống về lăng mộ ông nguyên chủ tịch nước, suy nghĩ vẩn vơ và bỗng thấy giận cụ Võ tướng.

Từ khi nhà nước công nông ra đời, tất cả các vị lãnh đạo cao cấp lúc về thế giới bên kia thì đều quần tụ bên nhau ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ở đấy, với tiêu chuẩn đặc biệt các vị cũng chỉ chiếm một không gian 10-20 mét vuông đất ở.

Rồi Võ tướng mất. Cụ muốn về với quê hương Quảng Bình. Dân chúng đau buồn tiễn đưa Võ tướng, mừng vui khi cụ được yên nghỉ tại một địa danh đẹp bên sườn núi nhìn ra hướng biển.

Đỗ Ngọc Thống - Nói thêm về chuyến đi xem mộ Trần Đại Quang !


Như đã viết, hôm chủ nhật vừa rồi (8-09-2019) tôi đã cùng nhà văn Tạ Duy Anh, nhà thơ Dương Thuấn và thêm hai bạn lính nữa đi xem mộ Trần Đại Quang. Cuộc đi ấy Tạ Duy Anh đã kể lại khá đầy đủ, tôi chỉ nói thêm vài chi tiết:

Mọi người có thể thắc mắc, ai cho đo mà biết chiều dài và chiều rộng khu mộ ấy. Tôi hỏi thử hai người ở đây cùng một câu hỏi: Khu mộ này dài rộng bao nhiêu mét? Chú công an gác mộ nói: Cái đó cháu không được phép nói. Hỏi tiếp một ông bán hương hoa gần đấy cũng nhận được câu trả lời: Tôi không biết, và có biết cũng không được nói. 

Hỏi thế để xác minh thêm thôi, chứ tôi đã phải chạy xe dọc và ngang khu ấy và đo bằng công-tơ-mét của ô tô. Tạ Duy Anh đã bắt tôi chạy đi chạy lại ba lần để đo cho chính xác.

Vương Toàn - Chưa to


Nhà văn Tạ Duy Anh, tác giả của cuốn tiểu thuyết " Mối Chúa", cùng mấy người nữa, đã về Ninh Bình để xem một ngôi mộ của ông Trần Đại Quang xem nó có đúng là to như lời đồn không.

Sau khi cẩn thận, đo đi đo lại bằng đồng hồ công-tơ-mét ô tô, thì ông khẳng định là: Chiều dài là 550 mét, chiều rộng là 100 mét. Diện tích là 55.000 mét vuông, tức là 5,5 hecta (đằng sau còn lưu không 50 mét nữa) bên trong, giữa khu đất có cái hình tròn kiểu như cái bánh dầy, đường kính 10 mét.

Mình chưa đến nên cũng chưa biết 5,5 hecta thì nó là tầm thế nào, chỉ liên tưởng đến ba công trình đại diện cho ba miền, cả cổ lẫn kim :

Nguyễn Ngọc Chu - Đất của tổ tiên không phải là vỏ hến !


1. Gần đây quan sát thấy xu hướng rời Mai Dịch và không vào Mai Dịch. Trong nhiều nguyên nhân, có hai điểm chốt: Không muốn nằm ở Mai Dịch vì không chung chí hướng; Và sợ hãi nằm ở Mai Dịch.

Không bàn sâu vào nguyên nhân, mà chỉ nói đến hệ quả. Hệ quả là nhân dân mất quá nhiều đất và phải chi quá nhiều tiền của.

2. Nhớ đến ba đám tang của ông Trần Đại Quang đưa về Ninh Bình, ông Đỗ Mười đưa về Thường Tín, ông Lê Đức Anh đưa về TP HCM mà sợ hãi. Tang lễ ở Hà Nội đã tốn kém, đưa về nơi chôn cất lại càng tốn kém hơn. Tốn kém về tiền bạc, tốn kém về phương tiện, tốn kém về nhân lực, tốn kém về thời gian. Tính tổng lại về tiền bạc, mỗi đám tang tốn hết bao nhiêu tỉ đồng?

samedi 25 août 2018

Tây Ban Nha chuẩn bị đưa di hài nhà độc tài Franco ra khỏi lăng

Khu lăng Valle de los Caidos trung vùng San Lorenzo nơi đặt mộ nhà độc tài Franco. Ảnh chụp ngày 03/07/2018.

Chính phủ Tây Ban Nha hôm 24/08/2018 khởi đầu tiến trình đưa di hài nhà độc tài Franco ra khỏi lăng mộ, một vấn đề gây tranh cãi từ 40 năm qua. Lăng này sẽ được chuyển thành khu tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc nội chiến. 

Nghị định ban hành còn phải được Quốc hội thông qua. Đảng Xã Hội chỉ chiếm một phần tư tại đây, nhưng có thể trông cậy vào sự ủng hộ của đảng cực tả Podemos, phe chủ trương Catalunya độc lập và phe dân tộc chủ nghĩa Basque. 

Phó thủ tướng Carmen Calvo tuyên bố : « Chúng ta mừng 40 năm nước Tây Ban Nha dân chủ (…), và điều này không phù hợp với một lăng mộ quốc gia, nơi vẫn tiếp tục vinh danh Franco. Chỉ có di hài những người đã chết trong cuộc nội chiến mới được an nghỉ tại thung lũng mà họ đã ngã xuống ».