Affichage des articles dont le libellé est Sri Lanka. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sri Lanka. Afficher tous les articles

mercredi 20 juillet 2022

Sri Lanka : Đánh đuổi độc tài từ kinh nghiệm biểu tình ở Ukraina và Hồng Kông


Đăng ngày:

Le Figaro giải thích « Làm thế nào làn sóng phẫn nộ đã tăng cao và trong ba tháng đã nhấn chìm quyền lực ở Sri Lanka ». Sinh ra từ những cuộc biểu tình tự phát, phong trào phản kháng tập hợp nhiều tầng lớp xã hội dần dà trở nên có tổ chức. 

Bài học từ Cách mạng Maidan và Cách mạng Dù

Tình trạng thiếu xăng dầu, khí đốt, sữa bột…đã khiến người dân bắt đầu xuống đường từ tháng Ba. Bất mãn tràn ngập trên mạng và trên đường phố, khiến nhiều hiệp hội phi chính trị, nghiệp đoàn, tổ chức thanh niên bắt tay với nhau hành động. Trong số đó có Hội sinh viên liên trường (IUSF), một nghiệp đoàn lớn, Black Cap Movement, một nhóm nhà hoạt động tự do…Đầu tháng Tư, những nhóm xã hội dân sự này cùng với những người nổi tiếng trên mạng liên lạc với nhau, họ thỏa thuận ngày 09/04 cắm trại tại Galle Face, một đại lộ gần văn phòng tổng thống. Từ nơi đó, người biểu tình có thể diễu hành qua trước nhiều cơ quan chính phủ, Ngân hàng Trung ương và Dinh tổng thống chỉ cách 1 kilomet.

vendredi 15 juillet 2022

Sri Lanka vẫn bất định, Ukraina nhen nhúm chút hy vọng ở miền nam


Đăng ngày:

Sri Lanka : Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc Rajapaksa

Liên quan đến châu Á, Le Monde nói về sự sụp đổ nhanh chóng của phe Rajapaksa ở Sri Lanka, gia tộc đã thống trị đất nước này gần 20 năm qua. Vội vã chạy trốn đám đông người biểu tình phẫn nộ xông vào Phủ tổng thống, ông Gotabaya Rajapaksa bỏ quên 17,85 triệu rupi (49.000 euro) và những người dân nghèo khổ đã nộp lại những tờ giấy bạc mới tinh này cho cảnh sát. Ông rất vất vả mới đến được Maldives bằng máy bay quân sự, sau khi đã lỡ nhiều chuyến bay dân sự đi Ả Rập Xê Út do hành khách và cơ quan di trú ngăn trở. Một kết thúc nhục nhã cho gia tộc đã điều hành đất nước bằng bàn tay sắt.

mercredi 13 juillet 2022

Dân Sri Lanka lật đổ chế độ, bẫy nợ Trung Quốc vẫn rình rập các nước


Đăng ngày:

Dân chúng Sri Lanka không còn gì để mất

Ngày thứ Bảy 09/07, sau khi vượt qua các rào cản và cảnh sát, một biển người tràn vào Phủ tổng thống, họ nhảy nhót trên giường, bơi trong hồ tắm, nấu nướng trong nhà bếp, chơi piano, tập thử ở phòng gym của tổng thống Gotabaya Rajapaksa...Tư dinh thủ tướng Ranil Wickremesinghe cũng bị dân chúng tràn ngập rồi phóng hỏa.

lundi 22 avril 2019

ICG: Vụ khủng bố chưa từng có trong 30 năm nội chiến Sri Lanka

Cảnh sát làm việc tại hiện trường vụ nổ nhà thờ Saint Sébastien ở Negombo, Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 22/04/2019.

Hôm nay nghỉ lễ Phục Sinh, chỉ có tờ Le Figaro ra mắt và bắt kịp thời sự,chạy tựa « Lễ Phục Sinh đẫm máu ở Sri Lanka ». Le Monde ra từ hôm trước nhấn mạnh đến hiện tượng « Tự tử trong ngành cảnh sát : Tình trạng khẩn cấp ». Libération số cuối tuần đăng ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris với mái vòm và tháp nhọn được tô màu đỏ, chơi chữ « Một công trường ‘sacré’ » - vừa có nghĩa là thiêng liêng, vừa có nghĩa là gai góc.

Le Figaro dành 4 trang báo và bài xã luận cho vụ khủng bố ở Sri Lanka. Ông Alan Keenan, giám đốc dự án Sri Lanka của tổ chức phi chính phủ International Crisis Group (ICG) nhận xét đó là « Bạo lực chưa từng có trong suốt 30 năm nội chiến » của đất nước này.

Trong thời kỳ quân chính phủ phải chống lại phe nổi dậy Hổ Tamoul (1983-2009) với bạo lực của cả hai phía, vẫn không có vụ tấn công nào làm cho nhiều người chết đến như thế. Cảnh sát đã bắt giữ một số nghi can, cho biết những kẻ khủng bố mang bom tự sát, và nếu như vậy thì có thể nghĩ đến một nhóm Hồi giáo cực đoan chưa được biết đến tại Sri Lanka, thay vì Phật giáo.