Affichage des articles dont le libellé est Đạo văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đạo văn. Afficher tous les articles

mardi 30 juillet 2024

Nguyễn Đình Bổn - Long Nhật đưa nghệ thuật chôm thơ lên tầm cao mới!



Chôm thơ đăng Facebook, chôm thơ đăng báo, rồi giờ tên này tiến thêm bước nữa: chôm thơ đưa lên Đài Truyền hình!

Hắn lấy bài thơ của ông Tạ Văn Sỹ, thay Kontum bằng Tuyên Quang rồi nhận của mình!

MỘT CHÚT KONTUM

Bi ln đu em đến quê anh

Anh đưa em xem ph yên lành

Kontum nh bi lòng thung nh

Chm chm thôi, bước vi chi nhanh.

samedi 6 juillet 2024

Bùi Chí Vinh - Một vụ đạo kinh bi hài


Kinh Hòa Bình ca đo Công Giáo

Sao ly làm ca mình

Li còn ghi chú là "li Pht dy"

Chúa chc thêm ln na b đóng đinh

Nhưng Giê Su vn dĩ nhân lành

Ai tát vào má phi, ta chìa thêm má trái

Con người trên trái đt này đu là anh em

Cho nên Chúa chng có gì ái ngi

dimanche 7 janvier 2024

Hiệu Minh - Nói dối mũi dài

 

Nếu nói dối mà mũi dài thì chả cần phạt tù, cứ thả ra đường là đủ cho dân biết đâu là VIP kẻ cắp.

Nhiều bạn nhớ Pinocchio, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (1883) của nhà văn người Ý, ông Carlo Collodi ở vùng Florence, Tuscany.

Một người thợ khắc gỗ tên là Geppetto ở làng Tuscan đã tạc nên Pinocchio. Cậu là một con rối bằng gỗ nhưng có mơ ước trở thành một cậu bé thực sự. Cậu nổi tiếng với chiếc mũi dài, nếu cậu nói dối thì mũi sẽ dài ra.

dimanche 23 octobre 2022

PGS Hoàng Dũng - "Liêm sỉ"

 

Đạo văn thì đâu cũng có, chỉ khác nhau nhiều ít mà thôi.

Nhưng đạo văn đến 33 lần như GS TS Nguyễn Đức Tồn, được bêu tên trong gần 200 bài báo trong và ngoài nước, trên 30 tờ báo giấy và báo mạng, mà vẫn hạ cánh an toàn, vẫn giáo sư tiến sĩ, thì chỉ có xứ ta mới "nhân đạo" như thế.

Ở xứ người, những ai đã trót đạo văn, khi bị phát hiện, thường tủi hổ xin từ chức nếu có chức và tự nguyện rút lui khỏi môi trường học thuật. Đó là vết nhơ mà người tự trọng thấy day dứt, có khi suốt đời.

Hoàng Tuấn Công - Khi trùm đạo văn chủ tọa hội thảo

Chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn như thế nào đã có hàng chục tờ báo (cả hải nội và hải ngoại), với hàng trăm bài viết chỉ rõ.

Giới cầm bút Việt Nam hầu như không ai không biết chuyện này.

Thời ấy, ông Nguyễn Đức Tồn không bị tước chức danh giáo sư do tội đạo văn là nhờ được sự bao che, dung túng của các ông:

dimanche 25 avril 2021

Nguyễn Đình Bổn - Vì sao các ông bà dạy đại học chôm chỉa khắp nơi mà không bị phát hiện?


Hiện nay vấn đề chôm các bài báo, sách đã in, công trình nghiên cứu từ nước ngoài... của các... tiên sư giáo sĩ dạy đại học tại Việt Nam không hiếm. Nhưng tại sao ít bị phát hiện cho đến khi tới tai tác giả thực của nó và họ lên tiếng thì mới... sửa sai?

Đó là do cách đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam.

Tại các nước tiên tiến, kể từ ngưỡng cửa đại học, sinh viên được xem như người đã trưởng thành và đã được trang bị kiến thức nền tảng, họ được dạy, bắt buộc phải thực hành việc nghiên cứu một cách bài bản, có phản biện. Càng lên cao (làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ) càng phải nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, phải viết bài đăng báo về chuyên môn của mình như một tín chỉ tối cần thiết.

Nguyễn Đình Bổn - Đẹp mặt quá !

Đó là mặt của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Cả hai đều là giảng viên đại học, có cả ngàn học trò. Họ đã chôm chỉa phần lớn (85%) nội dung dịch từ bài báo của giáo sư Jim Macnamara (Úc), đã đăng trên tạp chí quốc tế uy tín Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.

Chôm xong họ in thành giáo trình, rồi xuất bản sách để dạy cho sinh viên và bán kiếm danh.

Điều này khiến ngài Jim Macnamara bực bội phải gửi email đến khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH Văn Lang phản ánh nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương (phó khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường Đại học Văn Lang) và Vũ Mộng Lân (giảng viên cùng khoa) đạo văn.

lundi 28 septembre 2020

Nguyễn Hồng Lam - Vụ tiến sĩ-võ sư Phạm Đình Quý : Sự thật cần minh bạch


FACT (THỰC TẾ ĐÃ DIỄN RA):

Tối 23-9, Tiến sĩ-Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang đi ăn cùng vợ thì bị công an bắt giữ. Hai vợ chồng võ sư Quý được đưa đến Phòng cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc trong đêm.

Đến khoảng 4 giờ sáng ngày 24-9, vợ thầy Quý đã được thả cho về, sau khi đã buộc phải ký cam kết không được tiết lộ về cuộc bắt giữ. Còn thầy Quý thì bị đưa về Công an Đắc Lắc.

Đến sáng 28-9, khi làm việc với ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý đến để hỏi tin tức về em trai, cán bộ công an Đắc Lắc xác nhận rằng ông Phạm Đình Quý đang bị tạm giữ tại Đắc Lắc, giấy báo tin báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện nên có khả năng đến chậm.

Đoàn Bảo Châu - Công an Đắk Lắc có nhiều chức năng vậy sao?

Khi có tố cáo đạo văn, sẽ cần lập một hội đồng gồm những nhà khoa học để xác minh xem đơn tố cáo có đúng không, đúng đến đâu. Bởi một luận án tiến sĩ không đơn giản, rất cần một sự xem xét của người có chuyên môn và ý kiến của họ để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Và người bị tố cáo nếu thấy mình bị vu cáo thì khởi kiện, tòa sẽ xử xem bên nào đúng bên nào sai. Tất nhiên là có cơ sở pháp lý từ ý kiến của những nhà khoa học.

Vậy mà công an Đắk Lắk làm thay công việc của những nhà khoa học, làm thay luôn tòa án, thay viện kiểm sát, đột ngột bắt người tố cáo mà không hề có cơ sở pháp luật nào. Thích bắt là bắt và có luôn tội danh là "vu cáo người khác".

dimanche 27 septembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể theo luật của kẻ mạnh

 


PHẢI ĐỐI XỬ VỚI VÕ SƯ TIẾN SĨ PHẠM ĐÌNH QUÝ THEO LUẬT PHÁP CHỨ KHÔNG THỂ THEO LUẬT CỦA KẺ MẠNH

1. TINH THẦN THƯỢNG VÕ

Dân tộc Việt Nam chiến thắng được giặc ngoại xâm là một phần rất lớn nhờ vào khả năng võ thuật và tinh thần thượng võ. Nhờ võ thuật mà quân sĩ trở nên thiện chiến, góp phần tiêu diệt kẻ thù trong chiến trận.

Tinh thần thượng võ nuôi dưỡng tính không khuất phục và trượng nghĩa. Trượng nghĩa là giúp kẻ yếu trước bạo ngược của kẻ mạnh. Không khuất phục trước giặc ngoại xâm mạnh đã góp phần bảo toàn dân tộc trước sự cai trị ngàn năm của giặc phương Bắc.

vendredi 25 septembre 2020

Tuấn Khanh - Hoảng kinh cho cái gọi là pháp luật


Ngày 23/9, một tiến sĩ, giảng viên của trường đại học Tôn Đức Thắng bị bắt giam, thẩm vấn chờ ra tòa vì dám tố cáo bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk về việc ông này có nghi vấn đạo văn để lấy bằng tiến sĩ.

Trước đó, tiến sĩ, giảng viên Phạm Đình Quý đã gửi thư tố cáo đến cho báo chí, làm đúng luật với việc công khai danh tính và dẫn giải về việc đạo văn lấy bằng tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường, bí thư.

Nội dung nói thẳng là ông Cường "đạo văn vì mục đích không trong sáng", được tìm thấy vào cuối tháng 8/2020 trên nhiều báo.

lundi 26 février 2018

Vụ ông Nhạ đạo văn



Nguyễn Quang Lập : Đây là bài báo vừa đăng lên báo Người Lao Động đã bị hạ xuống. Vụ này chắc chắn cấp trên không cản trở. Vậy thì ai cản trở? Cứ hỏi ông Nhạ thì biết

Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.

Nội dung chính của báo cáo chứng minh GS Nhạ "tự đạo văn", "trích dẫn khống", một số nghiên cứu được cho là công bố quốc tế nhưng thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học", cũng như kém về tiếng Anh.

Thông tin trên lập tức gây sốt trên mạng, đặc biệt là trong giới trí thức khoa bảng Việt Nam. 

Báo cáo trên đã được GS Nguyễn Tiến Dũng gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam (HĐCDGSNN) hôm 18-2. Theo GS Dũng, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, đã nhận được báo cáo này nhưng chưa hồi âm. 

Vậy các vấn đề mà GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự nêu trong báo cáo, nên hiểu như thế nào? 

Báo cáo trên có mục đích làm rõ sự không bình thường trong việc phong hàm GS cho ông Nhạ hồi năm 2016 khi ông đã là bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT). 

Đạo văn thì ai cũng hiểu nhưng còn "tự đạo văn"? Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan, Úc): "Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là "tự đạo văn" (self plagiarism). Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới nhưng thực chất là "xào nấu" dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây".
 
Báo cáo nêu trên đã chứng minh hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, là đã tự đạo văn. Kiểm tra qua phần mềm tra cứu Turnitin, kết quả cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%. 

Về vấn đề trích dẫn, báo cáo nêu ra 3 bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác là tác giả có biểu hiện bất thường về trích dẫn; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo nhưng không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học. Một số trích dẫn không thể truy ra nguồn. 

Báo cáo cũng chỉ ra 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học".
 
Sở dĩ vấn đề của ông Phùng Xuân Nhạ được quan tâm là vì cách đây không lâu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT và HĐCDGSNN xem xét, rà soát lại việc bổ nhiệm GS, PGS đợt năm 2017 một cách ồ ạt, bị dư luận lên tiếng.

Ngay sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành báo cáo Chủ tịch HĐCDGSNN, do chính ông đảm nhiệm và yêu cầu trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn GS, PGS theo quy định thì cương quyết không công nhận. 

Chuẩn GS và PGS đang là vấn đề nóng trong giới khoa bảng Việt Nam. Theo các GS đầu ngành, thực tế cho đến nay, các Hội đồng ngành và liên ngành đã rà soát xong các đối tượng được phong GS, PGS đợt năm 2017 và khó phát hiện trường hợp nào thiếu chuẩn, vì đơn giản chuẩn của Việt Nam không cao. Trong khi đó nếu xét chuẩn về ngoại ngữ thì chắc chắn có nhiều vị "rụng rơi"! 

Trở lại báo cáo nêu trên, báo cáo cho rằng với những kết quả khảo sát đó, cho thấy GS không xứng đáng với chức danh GS mà ông được phong năm 2016. Vì tính "Tính giả khoa học" của GS Nhạ nên những khuyến cáo mà ông đưa ra "đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước". 

Thực tế tại Việt Nam vấn đề đạo văn được các trường đại học rất quan tâm. Nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã cung cấp cho sinh viên các công cụ phát hiện đạo văn. Tuy nhiên, vấn đề "tự đạo văn" ở nước ta ít được quan tâm, dù đây là chuyện không mới với thế giới. Nếu đem chuẩn về "tự đạo văn" áp dụng với các luận văn tiến sĩ, các công trình khoa học ở nước ta, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều vấn đề "giả khoa học". 

Trong giới khoa học ai cũng biết nạn đạo văn, tự đạo văn đã làm tan nát sự nghiệp nhiều chính trị gia. 

Ở góc độ người quản lý nhà nước cao nhất về giáo dục, đặc biệt là với tư cách là Chủ tịch HĐCDGSNN, GS Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng chính thức về báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự. Cách tốt nhất là GS Nhạ cần có một báo cáo khoa học để phản biện lại những vấn đề nêu trong báo cáo của GS Dũng, khẳng định các công trình của mình là khoa học chứ không phải "giả khoa học". 

Đó là cách tốt nhất chứ không phải im lặng trước những dư luận rất bất lợi như hiện nay. Đó cũng là cách để GS Nhạ bảo vệ uy tín khoa học của mình, bảo vệ uy tín cá nhân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và đặc biệt bảo vệ uy tín của Chủ tịch HĐCDGSNN trước giới khoa bảng Việt Nam.

FB NGUYỄN QUANG LẬP 26.02.2018