Affichage des articles dont le libellé est Donacoop. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Donacoop. Afficher tous les articles

dimanche 15 mars 2020

Virus corona : Tăng 900 ca dương tính trong vòng 24 giờ, Pháp chuẩn bị siết chặt cô lập


Reuters tối Chủ nhật 15/03/2020 dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, chính phủ Pháp đang chuẩn bị ra sắc lệnh để buộc người dân Pháp ở nhà, hạn chế tối đa việc di chuyển để cố gắng ngăn chận nạn dịch virus corona lan tràn trên toàn quốc.

Cho đến hôm nay, con virus từ Vũ Hán đã làm cho 127 người chết tại Pháp và 5.423 người bị lây nhiễm (tăng 900 ca trong vòng 24 giờ), khiến chính quyền buộc lòng phải loan báo vào tối thứ Bảy 14/3 ra lệnh đóng cửa các quán cà phê, nhà hàng, quán bar và những cơ sở thương mại không thiết yếu. 

Đức đóng cửa biên giới với 5 nước châu Âu

lundi 21 mai 2018

Ngô Nguyệt Hữu - Dân mất dất, doanh nghiệp và báo giới!



Mồ hôi, nước mắt cả đời nông dân tan hoang sau một cuộc cưỡng chế lấy đất cho Dona.Coop.

Cá nhân tôi cho rằng đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, nó liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng như lương tâm người làm báo.

Long Hưng, điểm nóng đất đai tại tỉnh Đồng Nai với doanh nghiệp DonaCoop là đơn vị đầu tư. Được những ưu ái khó hiểu của UBND Tỉnh này, đặc biệt là ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND Tỉnh, DonaCoop rộng tay tạo nên một trường oan khiên không hồi kết tại nơi này.

jeudi 12 avril 2018

Dự án “tỉ đô”của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (10)



Kỳ 10 : Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

(PLO12/4/2018) - Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư).

Án tù đã mang, có người đã chết oan khuất, sinh kế không còn, nhưng nhiều nông dân vẫn quyết bám trụ với nhà cửa vườn tược ruộng đồng. “Cuộc chiến” mới lại nổ ra, những nông dân yếu thế một lần nữa uất nghẹn chứng kiến những “mưu ma chước quỷ” hòng cắt nguồn sinh kế của họ.

mercredi 11 avril 2018

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (9)




Làng xóm khi xưa nay điêu tàn, “thành phố trong mơ” vẫn chỉ là những bãi đất nhấp nhô san lấp.

Kỳ 9 : Từ điểm nóng đất đai đến 'lò lửa' oan án

(PLO 11/04/2018)  Bốn mươi sáu nông dân bị án tù trong vụ “gây rối” ngày 17 - 18/2/2009 ở xã Long Hưng, mỗi bản án là một nỗi oan khuất thế nào, phiên xử có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ nhân chứng ra sao, đến bây giờ người ta mới được nghe.


Có người bị cho là chỉ vì bộc trực dám “mắng” lãnh đạo xã, mà bị vu là “cầm đầu”, bị tù năm năm. Bố đã như vậy, con trai cũng bị giam cả tháng trời, không kết tội được nhưng không một lời xin lỗi, không một xu bồi thường.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (8)




Đi qua đám đông và được gọi vào bán nửa cây đá, anh Tám cũng bị kết án tù 18 tháng.
Kỳ 8 : 'Tui là Trần Văn Tám ở tù oan đây'

(PLO 10/04/2018) - Anh Tám kể trước ngày ra tòa, có người tìm đến nhà, nói với ba mẹ anh nếu chấp nhận giao đất cho Dona.Coop thì con trai ông bà sẽ được hưởng án treo. Còn nếu không giao sẽ đi “tù ở”. Và anh đã bị đi tù thật, thậm chí là đến 18 tháng tù giam chỉ vì lúc đi qua đám đông, anh được người ta gọi nên đã tấp vào bán nửa cây nước đá.

“Bị can Trần Văn Tám (SN 1974 tại Đồng Nai, Nơi ĐKTT: ấp An Xuân, xã Long Hưng, Long Thành (nay đã thuộc Biên Hòa - NV).

lundi 9 avril 2018

Dự án "tỉ đô" của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (7)



Phiên tòa kết tội 46 nông dân.

Kỳ 7 : Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

(PLO 09/04/2018) - Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác. Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13 giờ – 23 giờ ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (6)




Một căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”.

Kỳ 6 : “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại


(PL+ 07/04/2018) - Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.

“Tức nước, vỡ bờ”

Những ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”. Clip một buổi “họp dân triển khai quyết định thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (5)




Diện tích hơn 2.000m2 đất và năm căn nhà của bà Sáng chỉ được áp giá bồi thường 816 triệu.

Kỳ 5 : Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

(PL+ 06/04/2018) - Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ. Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.

Trong các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành ngồi một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có người giới thiệu: “Bả là “bà già gân”, một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất ngờ.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (4)




Bốn căn nhà với 562m2 đất, chỉ được “bồi thường” 327 ngàn đồng VN.

Kỳ 4 : “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng


(PL+ 05/04/2018) - Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi thường 327 ngàn đồng.

“Miếng mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc

Dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư) hình thành vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (3)




Khu mộ bị “dựng tường thành” xung quanh biến thành cái rốn nước mỗi khi mưa xuống.

Kỳ 3 : “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết

(PL+ 04/04/2018) - Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét tình cảnh của họ.

Trong bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình hình khiếu nại, tố cáo đông người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ cuối năm 2012, đã ghi nhận “người dân khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng, yêu cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài sản, tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong tái định cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế sai pháp luật.

Chính quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (2)




Bà Thu liêu xiêu đi về “căn nhà” dựng bên dự án tỉ đô.
Kỳ 2 : Túp lều dập dềnh bên dự án tỉ đô

(PL+ 03/04/2018) Đêm đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay đã bị san lấp phân lô, bán nền, chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng bố tinh thần” nên sợ hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không chốn dung thân, nhẫn nhục chịu đựng lầm than.

Gia đình Dương Minh Tâm (SN 1993, từng ngụ tại số nhà 559, khu 3, ấp Phước Hội) là một trong những trường hợp điển hình vì dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư), mà bị đẩy vào cảnh bần cùng.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (1)






Bảy năm qua, cứ mỗi lần nhắc lại ngày bị thô bạo cưỡng chế nhà, ông Hoa lại uất ức bật khóc.
(Pháp Luật plus 03/04/2018) - Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.

Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Chỉ cách trung tâm Biên Hòa (Đồng Nai) mươi cây số, 10 năm nay, hàng ngàn nông dân sống trong cảnh lầm than. Người sống không còn nơi dung thân, mò ốc bắt còng sống qua ngày; người chết cũng không nơi chôn cất. Cuộc sống điêu tàn, oán thán chất chồng.