Affichage des articles dont le libellé est Thi cử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thi cử. Afficher tous les articles

jeudi 31 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ai phông ai bạt


Tôi cực lực phản đối việc trường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn ra đề kiểm tra Văn "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đó không phải là thứ đưa vào đề Văn, mà nó chỉ là chủ đề của những cuộc nói chuyện tầm phào, rảnh rỗi, buôn chuyện khi trà lá, rỗi hơi.

Làm gì có thứ văn như thế. Vậy nhưng vẫn có những tờ báo xúm vào khen là sáng tạo, đổi mới, bắt kịp những thay đổi của cuộc sống. Báo cũng tầm phào luôn.

samedi 26 octobre 2024

Ngọc Vinh - Ngu hóa


Anh Tô nói rồi, nghẽn thể chế sinh ra nghẽn nhân sự. Mà nghẽn nhân sự thì phát sinh bộ trưởng...chập mạch.

Trông nhân sự bộ Giáo dục hôm nay mà phát rầu vì sở thích ban bố đặc quyền sảng và...đần.

Cha nội bộ trưởng đột nhiên nổi hứng đòi miễn học phí cho con giáo viên. Dân chúng phản ứng quá nên phải bỏ.

vendredi 18 octobre 2024

Cao Huy Thọ - Con ai ?


Cả cõi mạng lẫn báo chí đang rần rần quanh câu chuyện của Quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Phe thì ủng hộ quan điểm "cứ đúng là được". Phe thì bảo "Đúng chưa đủ, mà cần phải có đạo đức".

Nghe ồn ào, tôi cũng mở lại xem sao. Và nhân đây cũng nói thiệt, chương trình này đã nhiều năm nay không theo dõi vì nó thật sự là một gameshow nhuốm mùi showbitz chứ không phải là một cuộc thi cổ súy cho tinh thần học tập, khoa học.

Khoa học gì, học tập gì khi mà giờ cũng có bộ đề luyện, cũng có chiến thuật mà như nhiều bạn tham gia đã trả lời báo chí là "em phải luyện bấm nút cả giờ"!

mercredi 16 octobre 2024

Nguyễn Thị Bích Hậu - Luật chơi của một cuộc thi trên truyền hình

Trên thế giới các cuộc thi trên truyền hình đã có từ rất lâu, đặc biệt là các cuộc thi tài dành cho giới trẻ hay các tài năng nghệ thuật. Tuy nhiên, những tay tổ luôn suy tính rất kỹ khi họ sáng tạo ra một cuộc chơi hấp dẫn.

1/ Cuộc thi có nội dung và giải thưởng càng hấp dẫn thì càng phải thiết kế kỹ càng, từ câu hỏi, luật chơi, cách chơi...Tránh mọi rủi ro và khủng hoảng truyền thông liên quan tới cuộc thi có thể xảy ra.

2/ Đạo diễn hiểu rất sâu về mọi chi tiết của cuộc thi, ví dụ như các khía cạnh trong năng lực hay kỹ năng của thí sinh, các tiêu chí là chuẩn để tham gia thi. Do đó họ có thể đưa ra các chi tiết này ngay trong phần đầu mỗi chương trình để thấy sự so sánh giữa các thí sinh với nhau.

lundi 14 octobre 2024

Đặng Nhật Minh - Từ « Olympia » đến ngọn đuốc tri thức


Sau gần 5 năm ở Swinburne, mình biết rõ sự thật đắng hơn thuốc về gameshow Đường lên đỉnh Olympia. Đây không phải lò luyện nhân tài, quán quân cũng chưa phải hiền tài và giải thưởng cũng chẳng bõ so với rất nhiều suất học bổng sẵn có khác mà chẳng cần thi vẫn có thể săn được.

Chúc các thí sinh Olympia ngày mai thật tự tin, không chỉ trong từng khoảnh khắc của cuộc thi, mà còn sau khi cuộc thi kết thúc, đặc biệt là với quán quân bởi vì:

1. Các em sẽ phải đối mặt với một lượng không nhỏ khán giả thiển cận đổ lỗi "chảy máu chất xám" cho nước Úc tuyển nhân tài, mà không hề nghe thật kỹ câu trả lời gần nhất của tổng bí thư Tô Lâm về việc có thể ở lại nước ngoài để cống hiến cho toàn cầu.

jeudi 10 octobre 2024

Lê Thanh Phong - Thi trượt thành thủ khoa không phải lỗi tại em

Thật là trớ trêu, nếu không có đơn thư phản ánh và nhà trường không tổ chức chấm lại, thì học sinh này là thủ khoa. Trớ trêu hơn, khi mọi chuyện rõ ràng, em lại phải thôi học.

Không đủ điểm trúng tuyển, đương nhiên em không được học, đó là công bằng. Nhưng có điều không công bằng với em, đó là các thầy chấm thi sai sót, dẫn đến tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" cho em.

Tiếp tục học ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong không được, xin học trường khác cũng không xong, vì năm học mới đã bắt đầu hơn một tháng.

mardi 20 août 2024

Võ Khánh Tuyên - Đâu đến nỗi kinh hoàng ?

Các báo đồng loạt giật tít « kinh hoàng, sốc, không ngờ được » khi các Trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển vượt quá 9 điểm/1 môn thi. Cá biệt có Trường lên đến 9,7 điểm/1 môn.

Thực sự có đến mức « vô lý » đến kinh hoàng như thế không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không. Bởi các lẽ sau:

- Tuyển sinh vào các trường theo chỉ tiêu là chủ yếu, gần như không xét đến điểm số. Theo tiêu chí lấy từ cao xuống thấp.

Hà Phan - Tuyển sinh đại học có công bằng cho thí sinh nghèo ở quê ?


Bất chấp quá nhiều phản đối thì việc xét tuyển vào đại học bằng học bạ vẫn được nhiều trường ưa chuộng, vì dễ "vét" thí sinh và tiện lợi cho họ.

Trong khi đó, vì tương lai con em và cả "chúng ta", không ít nơi đã hào phóng với điểm cấp 3 để đẹp lòng các bên và vẹn toàn nhiều thứ. Nếu không sớm bỏ hình thức xét tuyển nhiều lỗ hổng này, thì bất công và tiềm ẩn tiêu cực còn tranh cãi dài dài.

Riêng việc tuyển thẳng qua chứng chỉ SAT, IELTS có lẽ chỉ phù hợp với thí sinh ở nhiều thành phố lớn, gia đình có điều kiện. Từng đó thời gian và tiền bạc để học rồi luyện thi, học sinh dưới quê lấy đâu ra để cạnh tranh sòng phẳng với học sinh thành thị?

lundi 19 août 2024

Hà Phan - Con cháu chúng ta đã thành siêu nhân ?


Tuổi Trẻ chạy tít "Điểm chuẩn đại học 2024: Kinh hoàng mỗi môn 9 điểm vẫn trượt".

Còn chúng ta kinh khiếp với những điểm chuẩn gần ngưỡng tuyệt đối !

Nhưng kinh khủng hơn khi các ngành tuyển tổ hợp văn - sử - địa điểm chuẩn cao chót vót, bỏ xa các ngành xét tuyển toán - lý - hóa. Riêng ngành báo chí, có khi mỗi môn 9 điểm vẫn không vào được đại học, chứ đừng chế giễu 3 môn 9 điểm như lâu nay.

mardi 23 juillet 2024

Cù Mai Công - "Ngôn ngữ thơ" hoang thai vô đề Văn học trò

 

Bài thơ ấy có đoạn:

"Mặt trời thì tròn mặt trăng viên mãn

Mặt biển thủy triều phồng lên hoang thai

Đẻ ra ngữ ngôn lang thang cuối trời"

Tôi bỗng nhớ một bài thơ về "con hoang thời đại" ở miền Nam trước 1975. Đó là bài thơ được dạy ở Trường đại học Vạn Hạnh (nay là khuôn viên chi nhánh Trường đại học Sư phạm TPHCM) trước 1975, của nhà thơ Hà Thượng Nhân (ghi lại theo trí nhớ, có thể sai sót vài chỗ), Bắc 54 Thanh Hóa.

dimanche 30 juin 2024

Bùi Xuân Đính - Từ vụ án trường thi thời Lê-Trịnh, nghĩ về vụ "tiến sĩ nhảy cóc Vương Tấn Việt"

A.Từ các vụ án trường thi thời Lê - Trịnh

Thi cử là biện pháp chính để tuyển chọn đội ngũ quan lại cho Nhà nước phong kiến.Đi học, thi đỗ để ra làm quan là con đường tiến thân chính.

Không chỉ mong được “đổi đời” cho bản thân, mang vinh quang về cho gia đình, dòng họ và cho cả làng xã của nhiều người; mà còn là ước vọng, hoài bão được “thi thố với đời”, được “lập thân, lập công, lập ngôn, lập đức”, để góp phần “trị quốc bình thiên hạ” của biết bao kẻ sĩ.

Vì vậy, xưa kia, phần đông học trò khắc phục khó khăn, thiếu thốn, miệt mài đèn sách trong học tập, mang tinh thần và ý chí “quyết thắng” khi đi thi. Họ là những người “học thật, thi thật, để trở thành tài thật”, hay bằng cấp, học vị của họ sánh cùng tài đức. Và, với trách nhiệm chọn ra được những người đỗ đạt thực tài, phần đông các vị quan được cử làm nhiệm vụ ở các kỳ thi đều nghiêm khắc với việc thi cử.

jeudi 13 juin 2024

Mai Bá Kiếm - Tị nạn giáo dục


Sau Tết Nguyên đán 2022, giải tỏa rào chắn Covid, Nguyễn Cường (thằng em ở cùng phường) mời tôi và Lê Sang đến nhà (trong hẻm chợ Tân Thuận) uống bia.

Cường cho biết, Sở di trú Mỹ cấp visa cho vợ chồng và hai con Cường đi định cư (em gái Cường bảo lãnh từ 13 năm trước). Cường vừa mừng vừa lo, nhưng lo nhiều hơn mừng. Vì Cường 55 tuổi, từng lái cần cẩu ở Cảng Sài gòn, tiếng Anh bập bẹ. Con trai 23 tuổi, chưa có việc làm ổn định. Con gái học lớp 11, tiếng Anh cũng không khá.

Cường hỏi tôi có nên đi không? Tôi nói "Tao 71 tuổi, nếu được như mầy tao vẫn đi. 

vendredi 7 juin 2024

Nguyễn Thông - Thi vào lớp 10

Đã đến lúc, thậm chí quá muộn. Phải dồn tiền bạc định dùng vào việc xây tượng đài, nhà lưu niệm, cổng chào, mua sắm hoa hoét, cờ đèn kèn trống, tiền chi cho hội nghị hội nghiếc, đón rước ông nọ bà kia. Hội thảo kỷ niệm ngày sinh ngày mất, in sách không ai đọc, thậm chí cả quốc tang tỉnh tang... để xây thêm xây đủ trường cho trẻ con có chỗ học hành.

Phải làm sao, bất cứ đứa trẻ nào học hết cấp 1 thì có ngay chỗ học tiếp cấp 2, hết cấp 2 thì có ngay chỗ học cấp 3. Không phải thi.

Cần dẹp ngay việc tổ chức thi chuyển cấp, cụ thể là thi tuyển sinh vào lớp 10. Đày ải bọn trẻ thì cũng đày vừa vừa thôi, chứ như đang đày thi vào lớp 10 thì bụt đất cũng phải mở miệng.

mercredi 5 juin 2024

Mai Thanh Sơn - Một kiểu chửi xéo không thể đểu hơn

Mấy hôm nay một vài nhà văn tỏ ra không mấy hài lòng trước cái đề thi (vào lớp 10 chuyên văn) của Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không hài lòng, nhưng thực ra các nhà văn cũng đếch cãi được, nên cũng chỉ biết hậm hực vậy, rồi im, và dĩ nhiên ngậm đắng nuốt cay. Cá nhân tôi thấy rằng, mấy ông thầy ở Đại học Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đếch ra sao, vừa đểu vừa hèn.

Các ông đểu, vì cùng là dân cầm bút với nhau, nhưng lại lôi đồng nghiệp ra bóc phốt, ví công việc sáng tạo của họ với những người thợ đóng gạch.

Dương Quốc Chính - Thà học dốt Văn


Đọc đề Văn thi vào khối Chuyên của Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, rồi đọc cả nhận xét của các cô giáo Văn về đề này, mình mới nhận thấy là mình học dốt Văn là đúng rồi. Có khi lại là may mắn mới được dốt !

Mình nghĩ đề này rất có vấn đề về mặt nội dung, và kiến thức nền của người ra đề là khá tệ. Hơn nữa, các cô giáo nhận xét kiến thức cũng không hơn gì về kiến thức xã hội. Đoạn văn được lấy làm đề bài thông thường là được trích từ một tác phẩm văn học, không rõ đề này có vậy không?

Một tòa nhà tráng lệ đúng là được xây từ các viên gạch ; nhưng một tòa nhà đẹp không bao giờ là công sức, sự khéo léo, sáng tạo, tâm huyết của người thợ đóng gạch hay vẻ đẹp của các viên gạch. Người thợ đóng gạch đóng vai trò cực kỳ thứ yếu để tạo nên một ngôi nhà đẹp, không hơn gì người thợ nung vôi, làm xi măng...

jeudi 25 avril 2024

Nguyễn Thông - Văn dị dạng

Coi cái đề kiểm tra văn học kỳ 2 lớp 10 của trường trung học phổ thông Marie Curie ở thành Hồ dài gần kín 3 trang A4, thấy con người thời nay điên cả rồi. Điên nặng, vô phương cứu chữa.

Làm thầy cô giáo, dạy người khác thành người, mà chỉ mỗn việc ra cái đề cũng không biết phải thế nào cho hợp lẽ, thì còn làm được cái gì.

Chỉ khổ bọn trẻ, chúng chịu sự dạy dỗ của những đấng bậc như vậy.

mercredi 17 avril 2024

Đặng Chương Ngạn - Tội phản quốc !

Theo tin báo chí, thí sinh thủ khoa này đã bị đuổi học, một số thủ khoa không dám nhập học.

Nhưng giả sử cái ông dốt hơn bò này mà nhập học, rồi cũng vẫn bài mua điểm ông ấy tốt nghiệp xuất sắc, rồi quân đội cử ông đi du học, làm tiến sĩ nước ngoài.

Về ít lâu ông lên tá, lên tướng.

Thì loại tá, tướng ngu này sẽ không bao giờ biết chiến thuật, biết đánh trận cho nên hồn, nên sẽ nướng quân và thua trận.

jeudi 11 avril 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Nghịch lý ở Vinh : Hiếu học mà không đủ trường để học

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Trường trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng – Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/09/1920, là trường danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh – Nghệ - Tĩnh.

Trường THPT thứ hai ra đời ở Vinh là Trường vừa học vừa làm Nghệ An, nay là trường THPT Hà Huy Tập, được thành lập ngày 22/12/1975, 55 năm sau trường Trường Quốc học Vinh.

Trường THPT thứ ba ở Vinh là Trường Cấp 3 Vinh 2 thành lập năm 1976, năm 1977 mới đi vào hoạt động, năm 1979 đổi tên là Trường Cấp 3 Vinh 3, nay là Trường THPT Lê Viết Thuật.

dimanche 10 mars 2024

Lê Quý Hiền - "Cô biết tôi là ai không?"

 

Một vị chức sắc be bé đi thi đang chép bài từ "phao" (chả biết đứa bỏ mẹ nào tuồn vào, giấy nguyên tờ phẳng phiu) bị em cán bộ Vụ Sau đại học làm nhiệm vụ thanh tra khi vào phòng thi phát hiện.

Em đang cầm tờ phao trên tay, thì thí sinh ngước lên hỏi :

- Cô biết tôi là ai không ?

jeudi 24 août 2023

Dương Quốc Chính - Đề thi đại học hiện nay và đề thi tú tài thời Việt Nam Cộng Hòa

 

Vụ hai cháu thủ khoa tốt nghiệp mà trượt đại học, cho thấy rằng cách tuyển sinh đại học đang rất có vấn đề. Điểm thi tốt nghiệp không phân loại được thí sinh, và nó tạo ra sự vô lý quá mức.

Hồi bọn mình thi đại học, các trường tự tổ chức, thì không có chuyện đó. Đề có sự phân hóa rất rõ, tầm 5-6 điểm một môn là đỗ. Tầm 28-30 điểm chỉ có vài thí sinh, thủ khoa chỉ có một, hai người, thường được chọn đi du học.

Các trường cũng có mức độ khó dễ khi ra đề khác nhau. Thường khối khoa học cơ bản và kỹ thuật thì đề khối A khó nhất, khó hơn khối A của khối đại học kinh tế, luật, Y... Nên phân loại thí sinh rất rõ.