Xin đốt mấy nụ trầm lên khói
Nhờ gió thổi về phía Vị Xuyên
40 năm rồi còn đau nhói
6X – hai bờ nhớ và quên
Hồi nớ nếu không vào đại học
Có thể mình lên bám chốt rồi
Đi giữa nghĩa trang : bao bè bạn
Bia đề, sinh : thập niên sáu mươi
Xin đốt mấy nụ trầm lên khói
Nhờ gió thổi về phía Vị Xuyên
40 năm rồi còn đau nhói
6X – hai bờ nhớ và quên
Hồi nớ nếu không vào đại học
Có thể mình lên bám chốt rồi
Đi giữa nghĩa trang : bao bè bạn
Bia đề, sinh : thập niên sáu mươi
Ngày 12/07/1984, quân đội Việt Nam tổ chức trận đánh phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sư đoàn 356 có 593 chiến sĩ hy sinh, 820 chiến sĩ bị thương. Ngày 12/07 hàng năm trở thành Ngày Giỗ trận Vị Xuyên đầy xót xa...
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, Việt Nam đã đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/03.
Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam, khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.
Có thể bạn chưa biết ngày 12 tháng Bảy là ngày gì ? Xin trả lời là ngày cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang gọi là ngày GIỖ TRẬN.
Tháng 2/1979 Trung Quốc đưa quân xâm lược trên 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, bị quân và dân ta đánh thiệt hại buộc Trung Quốc phải rút quân vào ngày 18/03/1979. Tuy vậy Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng bám sát biên giới và chiếm giữ một số điểm cao trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ ngày 28/04/1984 đến ngày 16/05/1984 quân Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và chốt giữ khu vực điểm cao 1509 - 772 - 685 - 233 - 226 - 1030 thuộc Huyện Vị Xuyên, và điểm cao 1250 thuộc Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang.