Affichage des articles dont le libellé est Vườn rau Lộc Hưng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vườn rau Lộc Hưng. Afficher tous les articles

samedi 19 janvier 2019

Đỗ Trung Quân - Tết của Lộc Hưng



Tuần sau là vào chương trình nấu bánh chưng cho tết của đồng bào Vườn rau Lộc Hưng. 

Tôi đã đọc những bài báo viết về Lộc Hưng nôi dung tóm gọn đại loại :

- Nơi có bọn tệ nạn
- Noi có thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
- Nơi có bọn cất nhà trái phép
- Nơi có tài liệu tuyên truyền chống nhà nước
- Nơi vân vân vân và vân vân…

vendredi 18 janvier 2019

Việt Nam cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng, gây bất mãn cho Công giáo

Hơn 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng bị đập phá. Ảnh TMCNN

Reuters hôm 17/01/2019 nhận định, việc chính quyền phá hủy trên 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Tân Bình trong đó có một cơ sở của Công giáo, đã đẩy Giáo hội vào thế phải phản đối, trong bối cảnh đã có nhiều vụ chính quyền trưng thu đất đai.

Hãng tin Anh cho biết cư dân khu vực này thuộc phường 6 quận Tân Bình, đã không được chính quyền cảnh báo trước khi nhà cửa bị đập phá, và sau đó được đề nghị nhận một món tiền bồi thường nhỏ. Theo báo chí Nhà nước, những căn nhà này được xây dựng bất hợp pháp. 

Hơn 100 hộ dân trong đó có nhiều người sinh sống trên khu đất bị cưỡng chế từ năm 1954, đã gởi đơn kêu cứu lên chính quyền trung ương, và hiện nay đã có 17 văn phòng luật sư nhận trợ giúp pháp lý. Được biết trong số những căn nhà bị phá hủy có một cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế dành làm chỗ trú ngụ cho khoảng 20 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa không nơi nương tựa. 

mardi 15 janvier 2019

Quan điểm của Tòa Tổng giám mục Saigon về Vườn rau Lộc Hưng (năm 2007)



Hôm nay 15/01/2019 trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế và Tin Mừng Cho Người Nghèo xuất hiện văn bản gởi chính quyền năm 2007 với tiêu đề « Quan điểm của Tòa Tổng giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu Vườn rau, phường 6 quận Tân Bình ».

Trong đó khẳng định khu Vườn rau ở đường Chấn Hưng khoảng 5 ha, trước 30/4/1975 hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu. Nhà nước cũ chỉ sở hữu 1,5 ha ; diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số sở hữu chủ khác. Sau 1975, thực tế là không có cơ quan, đơn vị nào của chính quyền cách mạng tiếp quản khu vực này.

Minh Uyên - Lộc Hưng, trăm nghe không bằng một thấy



Vì một khách hủy hẹn nên tôi quyết định qua Lộc Hưng một chuyến, cũng may có một đứa em quen từ bên Nhật cũng chưa đi nên hai chị em hẹn nhau đi.

Trên đường, chúng tôi kể về những kỷ niệm cùng nhau khi em còn ở Nhật, câu chuyện có lẽ hơi nhạy cảm, đánh động đến nhân vật thứ ba trong xe - anh tài xế. Cho nên khi tới vườn rau là anh ấy bảo tụi tui xuống ngay, ảnh nói ảnh phải đi đón khách...

Hai chị em vừa bước xuống xe, cảnh tượng và cảm xúc khó tả.

dimanche 13 janvier 2019

Đoàn Bảo Châu - Sự lừa dối có hệ thống



Luật đất đai về sở hữu "toàn dân" là một cái luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà những người dân đang sống yên ổn trên mảnh đất, trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ và uất hận cho đến chết. 

Chỉ cần doanh nghiệp nào đấy thấy một mảnh đất ngon, câu kết với chính quyền vẽ ra dự án, cố tình vẽ ra vài tiêu chí có vẻ phù hợp với chủ trương chung là có thể hất những người dân ra khỏi chính ngôi nhà, mảnh đất của họ. Bởi người dân không có quyền sở hữu mảnh đất họ sống, chỉ là có quyền sử dụng đất nên một vài cái công văn, quyết định là có thể cưỡng chế, bắt buộc người dân cầm đồng tiền "đền bù" rẻ mạt để bắt đầu cuộc sống vô gia cư. 

Một dự án lưu manh được dựng lên, sau khi đá người dân ra khỏi mảnh đất của họ thì nó thuộc về ai? Nó vẫn thuộc về "toàn dân" về mặt lý thuyết, nhưng thực chất là nó thuộc về thằng chủ dự án, bởi nó có thể bán lại cho khách hàng. Thuộc về toàn dân nhưng dân chân đất mắt toét có thể đặt chân vào được không? Tất nhiên là không. Vào là chúng nó đánh cho vỡ đầu nhập viện ngay. 

samedi 12 janvier 2019

Ngô Thị Kim Cúc - Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ



Những hình ảnh trên mạng xã hội giúp những người quan tâm tới việc “cưỡng chế” ở vườn rau Lộc Hưng- Tân Bình- Tp Hồ Chí Minh hình dung được chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nó chẳng có gì khác so với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi nhà cầm quyền toàn quyền làm tất cả những gì mình muốn, để thực hiện trót lọt những vụ việc sẽ được tính vào “thành tích” cuối năm.

“Thành tích” ở Lộc Hưng là nhà cầm quyền quận Tân Bình đã “cưỡng chế” thành công những nhà dân làm trên khu đất vườn rau Lộc Hưng, biến họ thành những kẻ vong gia thất thổ. Tiến trình việc cưỡng chế không có gì mới: người nhà nước bao vây, chốt chặn ở các ngả đường, để xe chuyên dụng có thể dễ dàng phá sập những căn nhà của người nghèo xây cất một cách không quá kiên cố.

Hoàng Hải Vân - Về vụ cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng



Cưỡng chế 112 căn nhà của dân ngay tại một thành phố lớn nhất nước là chuyện to đùng. Nhưng đáng buồn là đọc thông tin trên báo chí chính thống người ta chỉ thấy cùng một giọng, thậm chí có nhiều câu giống nhau. 

Tôi chưa nói báo đăng đúng hay sai, nhưng một vụ to như vậy, làm báo có nghiệp vụ phải tự mình tiếp cận sự thật. Nó ngay ở Sài Gòn chứ có xa xăm gì đâu. Việc đưa tin một chiều của báo chí chính thống chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cho chế độ, vì nó “kích ngòi” cho báo chí tiếng Việt ở nước ngoài và mạng xã hội đàm luận, sự đàm luận có nhiều mục đích khác nhau. 

Chớ có đem “thế lực thù địch”, đem “bọn phản động” lợi dụng chống phá chính quyền ra hù dọa để biến sự kiện này thành "nhạy cảm". Chẳng có “thế lực thù địch” nào, chẳng có “bọn phản động” nào có thể lợi dụng chống phá chính quyền nếu như hành vi của chính quyền là minh bạch chỉ vì lợi ích của nhân dân. Còn việc bịa đặt để chống phá thì chỉ có thể đáp trả lại bằng lẽ phải và thông tin trung thực.

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía Công giáo im lặng



Việc "mượn" đất sau năm 54 ở Hà Nội và sau 75 ở Sài Gòn là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở Hà Nội, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. 

Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và nhà nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh...là những biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia năm xẻ bảy như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở Hà Nội, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước "cho mượn" lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện "trung ương quản lý". 

Tâm Chánh - Báo chí im re, báo chí chia rẽ hay là báo chí cách mạng ?



Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm. 

Có thể cũng từ nhận định, rằng thực tế phức tạp, nhạy cảm, của các ban biên tập.

Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lý. Nhưng hiện thực ràng ràng như một nỗi ô nhục, đến tiếng kêu đau cũng không mở miệng được thì tội tình Thủ Thiêm có hay không trách nhiệm của báo chí cách mạng?

Tiếng kêu ấy một lần nữa được nghe thấy nhưng báo chí chần chừ, do dự ở Lộc Hưng. 

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.

jeudi 10 janvier 2019

Cù Mai Công - Vườn rau Lộc Hưng ngậm ngùi tháng chạp



Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn".

Cụ thể nó thuộc Tổng nha Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa (khu Nhà dây thép gió Chí Hòa). Sau này, thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. HCM. Góc khu này, ngay sát con hẻm nay là đường Chấn Hưng có một nhà bưu điện nhỏ (hình như mang tên Chí Hòa - tôi không nhớ rõ) mà hồi thập niên 1980 tôi thường hay đạp xe đạp đến đó gửi thư.

Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu ngã ba Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới - Gò Vấp, Bình An – quận 8...) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng là dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài. 

Tâm Chánh - Lộc Hưng nhìn bằng luật tiếp cận thông tin



Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường dối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.

Điều cần phải làm trước tiên loại bỏ lối tư duy quản lý dán nhãn nhạy cảm lên các xung đột phát sinh trong thực tiễn. Lối tư duy này đang tạo điều kiện cho sự áp đặt tuỳ tiện con ngáo ộp “thế lực thù địch” như bóng ma duy trì nỗi sợ hãi trong xã hội. Nó ngăn chận mọi khả năng hợp tác, và biến việc giải quyết thực tiễn luôn ở trong thế lựa chọn đối kháng.

Huy Đức - Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước


Khu vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình bị cưỡng chế.

Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại "vườn rau Lộc Hưng", tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là "đang làm" nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng. 

Nếu quả thực, "Bà con đã đóng thuế 20 - 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý...; Đất vườn rau sử dụng đất 1954..." thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy.