Affichage des articles dont le libellé est Indonesia. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Indonesia. Afficher tous les articles

vendredi 22 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Tay ngang bàn chuyện đá bóng

 

Lỗi không phải là hàng công khi Đình Bắc, Nhâm Mạnh Dũng đá chính còn Tiến Linh, Văn Toàn đá phụ, Quang Hải không đá.

Chứng minh, phút 61 Tiến Linh, Văn Toàn vào sân vẫn chẳng có tình huống nào uy hiếp khung thành Indonesia cả. Và trận trước cũng với Indonesia Quang Hải đá chính cũng chẳng nên trò gì.

Vấn đề là hàng thủ thiếu một Quế Ngọc Hải luôn biết phát động tấn công chính xác cho hai cánh. Người chơi cánh xuất sắc và có phẩm chất như Trọng Hoàng là Xuân Mạnh. Mạnh luôn đói bóng được phát lên từ hàng thủ, nên không thể tạo bất ngờ chạy đột xuống vạch biên rồi câu bóng cho Đình Bắc, Mạnh Dũng hoặc Tiến Linh, Văn Toàn được.

lundi 19 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Indonesia thẳng tiến trên đường dân chủ

 

Chế độ Dân Chủ không hứa hẹn tạo ra những người lãnh đạo hoàn hảo, không đòi hỏi các chính trị gia phải hoàn hảo. Dân Chủ là một hình thức sắp xếp chính trị.

Tướng Prabowo Subianto, người chắc chắn sẽ là tổng thống mới của Indonesia, và tổng thống Joko Widodo, người không thể tiếp tục tranh cử do đã hết nhiệm kỳ theo hiến pháp Indonesia, khác nhau về đủ mọi mặt.

Widodo sinh ra trong một khu nhà ổ chuột; năm 12 tuổi đã phải làm việc tại cửa hàng bán giường, ghế, bàn, tủ của ông bố; gia đình sống lần lượt trong ba căn nhà thuê, một căn bị chính thức xếp hạng không thể cư ngụ được vì quá tồi tệ!

samedi 28 octobre 2023

Nguyễn Minh Lê - Như thế nào là du lịch hạng sang?

 

Luxury truyền thống và hiện đại

Du lịch luxury thường được hiểu theo những khái niệm: giá cao (expensive), quý hiếm (rarity), đặc quyền dành riêng (exclusive), thế giá (status), danh vọng uy tín (prestigious), phục vụ đặc biệt (indulgence). Tôi gọi đây là những khái niệm về luxury truyền thống, tạm dịch là hạng sang.

Còn du lịch luxury hiện đại thoát thai từ luxury truyền thống để tạo ra một phân khúc khác, mang yếu tố tinh thần nhiều hơn, với những khái niệm: trải nghiệm (experiences), tính nguyên bản chơn thật (authenticity), giá trị đạo đức (ethics) và tính bền vững (sustainability).

jeudi 25 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Indonesia trên lộ trình Dân Chủ

Evan Laksmana, một giáo sư Đại học Quốc Gia ở Singapore nhận xét: “Thời 1950, 60, ở Indonesia ai bị kết tội ‘thân Mỹ’ thì rất tai hại. Chuyện đó không còn quan trọng nữa. Nhưng bây giờ ai bị gọi là ‘tay sai Trung Cộng’ thì thậm nguy!”

Tuần trước, mục này đã kể chuyện dân Thái Lan đang hy vọng phục hồi chế độ Dân Chủ. Dân Indonesia còn đáng phục hơn nữa: Chế độ Dân Chủ đang tiến những bước vững vàng.

Người Việt nên học tập gương sáng của Indonesia. Đó là một quốc gia mới thành hình trong thế kỷ 20, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa Hòa Lan – trong khi Việt Nam vẫn tự hào mấy ngàn năm văn hiến. Trong 274 triệu dân có 1.300 sắc tộc nói 700 thứ ngôn ngữ, rất khó kết hợp với nhau – còn người Việt gần như thuần chủng, nói cùng một thứ tiếng. Đất nước Việt Nam nối liền một giải gần 2.000 km, dân Indonesia sống trên hàng ngàn hòn đảo; từ Papua đến Aceh xa cách nhau hơn 5.000 km.

mardi 26 octobre 2021

Biển Đông: Tàu Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu Malaysia tại nhiều khu vực dầu khí


Đăng ngày:

Ông Greg Poling, giám đốc AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói rằng tuần duyên Trung Quốc nhắm đến việc « kiểm soát » bãi cạn Luconia, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nơi tập đoàn Petronas của Malaysia có nhiều mỏ dầu khí. 

Tuần trước, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah dự báo tàu Trung Quốc sẽ còn đến quấy nhiễu khi Petronas tiếp tục khai thác mỏ khí Kasawari được phát hiện từ cuối 2011, trữ lượng có thể lên đến 85 tỉ mét khối. Mỏ này giàu tiềm năng đến nỗi tổng giám đốc Petronas nói rằng có thể giúp Malaysia trở thành một trong năm nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

mardi 19 octobre 2021

AUKUS : Indonesia và Malaysia quan ngại về tàu ngầm nguyên tử


Đăng ngày:

Đề cập đến AUKUS, hiệp ước an ninh Mỹ-Anh-Úc được loan báo vào tháng trước, ngoại trưởng Saifuddin Abdullah nói rằng hai quốc gia Đông Nam Á đều có cùng lo ngại về hệ quả của thỏa thuận này.

Hãng tin AP dẫn lời ông Saifuddin trong cuộc họp báo sau khi gặp gỡ đồng nhiệm Indonesia, Retno Marsudi, cho biết đôi bên đều quan ngại khi một nước láng giềng mua tàu ngầm nguyên tử.

samedi 5 juin 2021

Chống Trung Quốc, người Indonesia từ chối vaccin Sinovac


Đăng ngày:

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux tường thuật về tình hình :

« Dù đó là các video của bộ Y tế trên Instagram, với lời kêu gọi : ‘’Tôi muốn chắc rằng cha mẹ, ông bà của các bạn được tiêm chủng. Đừng sợ hãi, tất cả hãy cùng đi !’’. Hoặc là việc phạt tiền đối với những ai từ chối chích ngừa…Từ tháng Giêng đến nay, Indonesia làm mọi cách để thúc đẩy người dân đi tiêm chủng, nhưng không mấy thành công.

mardi 20 octobre 2020

Nguyễn Quang Dy - Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide


(Boxitvn 19/10/2020)
- Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (Chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành Thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là Thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại).

Có thể nói, Chính phủ Suga là sự nối tiếp của Chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của Chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc.

Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?

jeudi 9 juillet 2020

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Đăng ngày:


Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.

Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.

jeudi 18 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Công hàm Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam ?



I.Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên Hiệp Quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. 

Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Công hàm của Chính phủ Indonesia nêu rõ hai điểm đinh:

vendredi 5 juin 2020

Biển Đông : Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc


Quần đảo Hoàng Sa (wikipedia.fr)
Đăng ngày:


Công hàm do đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký, nhằm đáp trả công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh ngày 12/12/2019 đã gởi công hàm này lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) để phản đối việc Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng bên ngoài phạm vi 200 hải lý.

Hoa Kỳ bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tái khẳng định rằng Bắc Kinh không thể yêu sách các đường căn bản hay vùng nội thủy giữa các đảo, và các thực thể dưới nước không thể coi như đất liền. Đồng thời yêu cầu cho lưu hành công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng.

vendredi 10 janvier 2020

Tổng thống Indonesia buộc phải cứng rắn với Trung Quốc về Natuna

Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo thăm quần đảo Natuna ngày 08/01/2020.
Đăng ngày:


Quần đảo này là của Indonesia, và khác với các đảo của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Bắc Kinh không yêu sách chủ quyền, nhưng không ngần ngại đưa vào bên trong « đường lưỡi bò » tự vẽ, bao phủ 80% Biển Đông - đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tuyên là bất hợp pháp năm 2016. 

Từ cuối tháng 10/2019, các tàu đánh cá Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bao quanh Natuna, và đến giữa tháng 12/2019, một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào để bảo vệ các tàu này. Đại sứ Trung Quốc ở Jakarta liền bị triệu tập, nhưng đến ngày 03/01/2020, có đến 30 tàu cá Trung Quốc hoạt động tại Natuna. 

samedi 18 mai 2019

Tư lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi Úc, Indonesia tuần tra Biển Đông


Đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải quân Mỹ hôm qua 16/05/2019 kêu gọi Hải quân Úc và Indonesia hiện diện thường xuyên hơn trên Biển Đông, kể cả việc tuần tra vì tự do hàng hải. Theo ông, mỗi quốc gia Đông Nam Á đều phải kiên quyết đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố trên đây được đưa ra trong khuôn khổ vòng công du của đô đốc Richardson trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore. Theo ông, cả Úc và Indonesia đều ủng hộ mạnh mẽ trật tự luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ nhấn mạnh, các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải sẽ thách đố chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển.

Tuần trước Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc tức giận khi điều hai chiến hạm đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma ở Trường Sa, bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. 

lundi 29 avril 2019

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia.

AP và AFP hôm nay 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : « Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam ».

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do "tai nạn" – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

mercredi 12 septembre 2018

Việt Nam và Indonesia hợp tác chống đánh cá lậu, gia tăng thương mại

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội ngày 11/09/2018.
Phát thanh RFI ngày 12.09.2018


Theo AP hôm nay 12/09/2018, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã loan báo đã thỏa thuận được với Việt Nam về việc hợp tác chống lại nạn đánh cá bất hợp pháp trên biển, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường thương mại song phương.

Trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam ba ngày đồng thời tham dự Diễn đàn Kinh tế ASEAN, ông Widodo (Jokowi) cùng với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã ký kết tuyên bố về việc tự nguyện hợp tác chống đánh cá bất hợp pháp.

lundi 3 septembre 2018

Sau thành công Asiad, Indonesia muốn tổ chức Olympic 2032

Á vận hội 2018 tại Indonesia bế mạc. Ảnh chụp tại sân vận động GBK Main Stadium ngày 02/09/2018.

Tại Indonesia, hôm qua 02/09/2018 đã diễn ra lễ bế mạc Á vận hội, sau 15 ngày tranh tài. Sự kiện thể thao do nước chủ nhà Indonesia đăng cai được đánh giá là thành công tốt đẹp, cho dù có một số nghi vấn. Trước thành công này, ngay cuối tuần qua Jakarta đã hăng hái ứng cử tổ chức Thế vận hội 2032.
Từ Jakarta, thông tín viên RFI Joël Bronner cho biết thêm chi tiết :

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

mercredi 30 mai 2018

Indonesia và Ấn Độ sẽ xây cảng quân sự ở Ấn Độ Dương

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) tiếp đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (P) tại Jakarta, ngày 30/05/2018.

Hai nhà lãnh đạo Indonesia và Ấn Độ hôm nay 30/05/2018 tại Jakarta thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hải quân, với kế hoạch triển khai một cảng quân sự của Indonesia trên Ấn Độ Dương.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi tiếp kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đã nêu ra việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu kinh tế ở Sabang, nằm giữa đảo Sumatra và eo biển Malacca - một trong những kênh thương mại nhộn nhịp nhất. Ông Widodo tuyên bố Ấn Độ là đối tác chiến lược về quốc phòng.

mercredi 6 décembre 2017

Indonesia tịch thu tàu cá Trung Quốc, bắt 21 thủy thủ


Tàu Fu Yuan Yu 831 bị Indonesia bắt giữ.
(Jakarta Post 05/12/2017) Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia đã tịch thu tàu Fu Yuan Yu 831 và bắt giữ 21 thủy thủ trên tàu này, với cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển phía đông của Indonesia.

Trên tàu có đến sáu lá cờ của các nước khác nhau, bị nghi ngờ là được sử dụng để đánh lừa các nhân viên tuần tra.

mercredi 6 septembre 2017

Indonesia tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Miến Điện

Biểu tình trước đại sứ quán Miến Điện ở Jakarta ngày 06/09/2017 phản đối việc đối xử tệ hại với người Rohingya.

Liên Hiệp Quốc ngày 05/09/2017 loan báo, đã có thêm gần 124.000 người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi ở Miến Điện sang Banglasdesh tị nạn. Tại Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tình cảnh của người Rohingya đã khiến chính quyền nước này phải phản ứng. Từ cuối tuần qua, Jakarta cũng đã có những nỗ lực ngoại giao quan trọng để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Từ Jakarta, thông tín viên RFI Joël Bronner cho biết thêm chi tiết :