1. Trên báo Đời sống và Pháp luật, cơ
quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội
đồng Quỹ chống hàng giả Việt Nam (ACF) thẳng thắn tuyên bố : ”H-Capita là thuốc
giả, bộ Y tế đang bao che cho VN Pharma”.
Ai cũng biết rằng vụ án thuốc giả do
Pharma - sân sau của nhiều thế lực - bị công luận lên án và tòa án xét xử là cú
tát đau điếng đối với bọn buôn lậu, buôn bán hàng giả, thao túng thuốc tây và
thế lực chống lưng cho chúng.
Ông Phạm Ngọc Hùng nói thẳng với gã, “Trần
Hùng và tôi cùng tham gia vụ vạch trần Pharma đầy quyền lực này”.
Từ vụ Bộ Y Tế thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm serum của nhãn
hàng Huyền Phi Cosmetics vì chứa chất cấm, cho thấy một thực tế đáng báo động
hiện nay:
- Rất nhiều "doanh nhân" tự phong, nhờ sự tiếp tay
của những kẻ bảo kê mà nhanh chóng biến thành "doanh nhân thành đạt",
tiếp tục dùng thủ thuật, bất chấp pháp luật để kiếm tiền bằng mọi giá.
- Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay như một bãi rác độc
hại, ô uế và lay lan khắp các ngõ ngách, từ thành phố đến vùng quê, miền xuôi đến
miền ngược.
Hôm
qua, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một bản báo cáo tiết lộ rằng đoàn xe tăng Nga
tiến vào thủ đô của Ukraine cách trung tâm thành phố Kiev 30 km nhưng không
tiến thêm được chút nào so với ba ngày trước đó, vì “sự kháng cự của Ukraine, phương tiện bị hư và tắc nghẽn ”
Karl
Muth, một học giả tại Đại học Chicago và là một chuyên gia về lốp xe, đã lên
Twitter để đặt ra giả thiết cho rằng lốp xe giá rẻ của Trung Quốc là nguyên
nhân dẫn đến sự chậm tiến của đoàn xe Nga.
Ông
nói: “Đây là chiếc lốp mà tôi thấy lần
đầu tiên ở Somalia và Sudan, đó là một bản sao tồi bắt chước loại của hãng
Michelin XZL nhưng chất lượng rất kém.”
Cho
tới giờ này có thể nói bộ kit test Covid của Việt Á là đồ dỏm, nhưng được mua
bán với giá trên trời.
Đã
lộ diện ít nhất hai cơ quan cấp bộ tiếp tay cho Việt Á làm được chuyện táng tận
lương tâm và báng bổ pháp luật này. Đó là Bộ Y tế và
Bộ Khoa học-Công nghệ.
Ngày
26/4/2020, Bộ Khoa học-Công nghệ đã công bố trên website của bộ thông tin "Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ
KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học
viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản
xuất".
Ngày
12/9/2007, Thủ tướng ban hành Quyết định 151/2007/QĐ-TTg quy định "về việc nhập khẩu thuốc chưa có số
đăng ký tại Việt Nam". Điều 12 giao Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm
quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc
chưa có số đăng ký tại Việt Nam.
Tuy
nhiên, phải đợi đến 3 năm sau, Thứ trưởng Cao Minh Quang mới ký ban hành Thông
tư 47/2010/TT-BYT. Tuy có căn cứ Quyết định 151/2007/QĐ-TTg, nhưng Quang không
đưa điều 5: “Thương nhân nước ngoài cung
cấp thuốc chưa có số đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam phải là các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do Bộ Y tế cấp”
vào Thông tư 47.
Cao
Minh Quang bỏ điều 5 của Quyết định 151, khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa có
giấy phép hoạt động ở Việt Nam - kể cả doanh nghiệp ma như Helix, vẫn được cấp số đăng ký,
cấp phép nhập thuốc vào Việt Nam!
Ngành
Y luôn nhận được những lời phàn nàn mà chủ yếu nói về thái độ phục vụ, sự vô
cảm, thiếu tận tụy. Xem bệnh nhân như hình nhân, như khách hàng hái ra tiền còn
bác sĩ hành xử như cái máy.
Môt
số bác sĩ kê đơn theo chỉ định của những đồng tiền của trình dược. Một số trình
dược là ma cô bán thuốc giả. Thuốc giả được nhập từ những công ty có thương
hiệu và đàng sau nó, dư luận cho rằng có các VIP bảo trợ.
Tình
trạng cỗ máy ngốn tiền của bệnh nhận thất đức như trên hiện nguyên hình trong
vụ án VN Pharma bán thuốc giả, thậm chí thuốc ung thư giả mà như nhiều nạn nhân
đã kêu gào. Một số thầy thuốc Việt Nam chỉ coi bệnh nhân (bất kể bệnh gì), là
khách hàng, họ coi việc kê đơn bán thuốc là việc kinh doanh đơn thuần. Nghĩa là
lợi nhuận càng cao, doanh thu càng lớn thì tổng thành lợi nhuận càng lớn, làm
giàu càng nhanh.
Ngày
3/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối
với Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng”, nhưng vẫn chưa bị tạm giam. Và không biết thứ trưởng Cường có
quốc tịch nước ngoài như thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chưa?
Năm
2013, khi làm Cục trưởng Cục Quản lý dược, Trương Quốc Cường đã ký công văn cho
VN Pharma nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg. Lô thuốc trị ung thư này
đã được xác định là giả nguồn gốc xuất xứ, không được dùng chữa bệnh cho người,
nhưng 8 năm sau Cường mới bị khởi tố!
Trong
khi từ năm 2014, Nguyễn Minh Hùng (chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám
đốc VN Pharma) và đồng bọn (10 người) đã bị tạm giam để điều tra về hành vi
“Buôn bán hàng giả”. Lẽ ra, Bộ Y tế phải tạm định chỉ công tác của Cường để
phục vụ điều tra.
Nhưng,
cuối cùng thì không có cái chuyện ông “không bị gì”.
Tướng
công an bị bắt vì đại án đánh bạc. Thứ trưởng Bộ Y tế bị bắt vì đại án thuốc
giả. Nghe cũng khá chua xót đấy, nhưng cũng chứng minh thêm một điều rằng: pháp
luật không có vùng cấm.
Đôi
lời: Bài này đã đăng trên RFI cách đây hai ngày, TM bận quá nên giờ mới
đăng lại trên blog. Nhưng có người cũng đã nhanh tay cóp lại ý trong bài, thêm
mắm thêm muối cho ly kỳ, cường điệu hóa vấn đề (dù thực tế cũng đã bi thảm) - và
không phải là lần đầu. Rất mong những ai tự xưng là “nhà báo” nên trung thực
hơn với người đọc, đừng làm nhiễu thông tin trong thời kỳ dịch bệnh khốn khó này.
Đăng ngày:
Chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » của Bắc Kinh có vẻ đang trên đà
thành công rực rỡ, tuy nhiên mới đây lại trục trặc vì tai tiếng hàng
dỏm.
Cuối tuần rồi, bộ Y tế Hà Lan đã phải cho thu hồi 600.000
khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc
giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng. Thứ Năm 26/3, chính quyền
Tây Ban Nha rút lại 58.000 bộ xét nghiệm của công ty Trung Quốc Shenzhen
Bioeasy Biotechnology vì độ tin cậy chỉ có 30%. Tại Cộng hòa Sec, các
bộ xét nghiệm nhanh được giao cho một bệnh viện ở Ostrava cũng bị phát
hiện chất lượng tồi.
Ông Phạm Văn Tam, chủ nhân Asanzo và cú lừa hàng Tàu hóa hàng Việt.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business,
ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường:
“Rất nhiều công
ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung
Quốc… Chúng
tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ
gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng.”
Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp
tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để
tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung.
Thượng bất
chính…
Vào ngày 14/3/2018, phát biểu tại Trường Đại
Học Quốc Gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động
hiệu Samsung lên khoe: “Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện
đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung
khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”
Báo Dân Trí đăng
bài ca ngợi “Nữ hoàng văn hóa tâm linh”
được giao làm Phó ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam, gọi là
“bông hồng trên mặt trận chống hàng giả”.
Báo này không
quên dẫn lời bông hồng dọa sẽ “xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm”, chứng tỏ bông hồng có gai.
Báo Tuổi Trẻ lên
tiếng gọi danh hiệu này là “bá đạo”
và phanh phui một số sự thật chẳng thiện lành gì xung quanh bông hồng này.