Affichage des articles dont le libellé est tranh chấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est tranh chấp. Afficher tous les articles

lundi 22 juillet 2024

Dương Quốc Chính - Luật Đất đai và di sản của ông Trọng


Mấy hôm nay nhiều người chửi ông Trọng về vụ Đồng Tâm, quy trách nhiệm cho ông. Mình thấy oan cho ông ấy. Thậm chí ngược lại, kể từ vụ đó, ông ấy đã để thêm được một di sản có giá trị.

Lưu ý là mình không có thói quen bưng bô ai, cũng không e ngại nhiều thứ, nói đúng thì thôi. Tất cả phải dựa trên phân tích lý tính.

Mình lười tra lại, nhưng nhớ mang máng là cỡ 80-90 % các vụ dân oan, khiếu kiện dài ngày là liên quan tới đất đai, cụ thể là đền bù đất với giá không hợp lý, dẫn đến người dân ấm ức, thậm chí dẫn tới manh động. Như vụ anh Vươn, vụ gì ở Tây Nguyên, Dương Nội, hay Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm là dẫn tới hậu quả đau thương nhất cho cả bên chính quyền và người dân. Sau đó lại thêm nhiều người bị tù tội, mà nguyên nhân sâu xa đều từ đất đai cả.

vendredi 16 septembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Hai vấn đề nan giải sau quyết định ân giảm án cho Đặng Văn Hiến

 

1. TIN VUI CHƯA TRỌN VẸN

Hôm nay truyền thông đưa tin, Chủ tịch nước ký quyết định ân giảm từ án tử hình xuống án chung thân cho tử tù Đặng Văn Hiến. Sau mấy năm không ngừng kêu oan, với sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức và công luận, cuối cùng Đặng Văn Hiến thoát án tử hình.

Thoát án tử hình, là tin vui cho Đặng Văn Hiến và người thân, là "thành  tựu" khiêm tốn của những ai tham gia và lên tiếng bảo vệ công lý cho Đặng Văn Hiến. Nhưng đó là một tin vui chưa trọn vẹn, một "thành tựu" mặn chát đắng cay.

vendredi 27 mai 2022

Thích Thanh Thắng - Cường quốc ngụy thiện

 

Ngày 09/05 vừa qua, Ferdinand Marcos Junior, con trai cố tổng thống độc tài Ferdinand Marcos (1965-1986) đã trở tân thành tổng thống của đất nước Philippines.

Ông Marcos Junior cũng đã bổ nhiệm bà Sara Duterte, con gái cựu tổng thống Rodrigo Duterte làm phó tổng thống. Điều đó cho thấy vị tổng thống này sẽ theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, tiếp nối các chính sách của chính quyền Tổng thống Duterte trước đó.

Việc Philippines để ngỏ khả năng “gác tranh chấp cùng khai thác” không thể không tác động đến chính sách của Việt Nam tại Biển Đông.

mardi 7 décembre 2021

Trần Thị Sánh - Đất và tình


Rất nhiều quan chức Việt Nam giàu nhanh, giàu kinh khủng từ đất. Nhưng cũng rất nhiều người vào tù, vào lò và nhục nhã, ê chề cũng từ đất.

Trong đó phải kể đến các quan chức tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến vụ Thủ Thiêm, các quan chức TP Đà Nẵng liên quan đến vụ Vũ Nhôm. Rồi vụ Trần Văn Nam ở Bình Dương, vụ đất vàng ở đường Hai Bà Trưng thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến các quan chức Bộ Công Thương, và nhiều vụ khác ở các địa phương …

Rất nhiều gia đình hạnh phúc ấm êm vì đất, song cũng không ít gia đình anh chị em, con cái mất đoàn kết, dứt tình anh em, thậm chí chém giết nhau vì đất.

mercredi 3 novembre 2021

Đánh cá: Pháp tạm hoãn trừng phạt Anh, bắt đầu đối thoại


Đăng ngày:

Tối qua, quốc vụ khanh phụ trách châu Âu Clément Beaune thông báo Pháp tạm ngưng các biện pháp trả đũa. Ông cho biết đã nhận được những dấu hiệu đầu tiên từ chính quyền Anh để đẩy nhanh thương lượng, và đồng nhiệm Anh David Frost được mời đến Paris ngày thứ Năm 04/11 để thảo luận. Reuters dẫn lời ông Clément Beaune khẳng định, các biện pháp mà Pháp đã loan báo và chuẩn bị sẽ không được áp dụng trước cuộc họp này.

Thông báo trên đây được chính phủ Anh hoan nghênh, và cho biết ông David Frost đã nhận lời mời.

mercredi 21 avril 2021

Tổng thống Philippines muốn gởi chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ nguồn lợi dầu khí


Đăng ngày:

Ông Duterte tuyên bố, các tàu của hải quân Philippines đang « tuần tra bảo vệ chủ quyền » trong khu vực. AFP dẫn lời tổng thống Philippines nói rằng không muốn xung đột về việc đánh cá vì không tin nguồn lợi hải sản đủ để tranh chấp, nhưng khi bắt đầu khoan tìm dầu khí, sẽ đưa chiến hạm đến để hỗ trợ cho yêu sách của mình. Duterte không quên nhấn mạnh ý định « vẫn là bạn bè » và « chia sẻ nguồn lợi ».

Rodrigo Duterte khi vừa lên cầm quyền năm 2016 đã xích lại gần với Bắc Kinh, đang là mục tiêu bị chỉ trích vì tỏ ra thụ động trước sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

vendredi 26 mars 2021

Hơn 200 tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu: Việt Nam phản đối, Philippines điều tàu chiến đến


Đăng ngày:

Báo chí trong nước cho biết trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc vi phạm làm phức tạp tình hình, không có lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tại Manila, trung tướng Cirilito Sobejana, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân các lực lượng vũ trang Philippines ra lệnh cho hải quân đưa thêm nhiều tàu đến khu vực Đá Ba Đầu để tăng cường, đồng thời « bảo đảm an toàn cho ngư dân, tài nguyên biển và toàn vẹn lãnh thổ ». Sobejana cho biết ông đã yêu cầu tùy viên quốc phòng Trung Quốc tại Philippines giải thích về sự hiện diện của đông đảo tàu dân quân tại rạn san hô này.

dimanche 8 novembre 2020

Lê Văn Luân - Pháp trị : Đắc cử trên truyền thông ?


Một vùng đất có tranh chấp, không một ai thực sự trở thành chủ của vùng đất đó, cho đến khi ngã ngũ bởi một phán quyết của tòa án, hoặc do hòa giải (các bên thừa nhận. Tuy vậy sự hợp pháp quan trọng hơn hòa giải vì đối tượng không thuộc về hai bên mà của dân chúng). Đây là điều cơ bản.

Nhưng nhiều người, và cần lưu ý là một số nhà dân chủ, lại coi truyền thông là một cơ sở để tuyên bố một tổng thống là đắc cử. Trong khi cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban bầu cử các bang và liên bang cũng đều chưa cho kết quả, Tối cao Pháp viện cũng chưa có một phán quyết nào.

Điều đó cho thấy, tính chi phối và sự “thù ghét” của báo chí dành cho Tổng thống thứ 45 là hiển nhiên rõ. 

jeudi 1 octobre 2020

Địa Trung Hải : Thổ Nhĩ Kỳ dịu giọng với Hy Lạp


Đăng ngày:

Tuy Athens có được sự hỗ trợ của châu Âu, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại được hầu như toàn dân đồng tình ủng hộ, theo nhận xét của thông tín viên Anne Andlauer tại Istanbul.

« Ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trước cửa hàng thiết bị điện thoại di động của mình, Oguz không tỏ dấu hiệu lo ngại nào về tình hình căng thẳng với nước Hy Lạp láng giềng ở phía đông Địa Trung Hải. Người bán hàng này nhiệt tình ủng hộ đất nước và tổng thống Erdogan.

dimanche 6 septembre 2020

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ngoài khơi các đảo Hy Lạp gây tranh chấp hiện nay giữa hai bên.. REUTERS/Yoruk Isik
Đăng ngày:


Thông cáo của bộ Ngoại giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».

Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.

samedi 27 juin 2020

Ấn Độ và Trung Quốc ồ ạt đưa quân lên biên giới


Đoàn xe quân đội Ấn Độ trên đường đến Ladakh, Ảnh 18/06/2020. REUTERS - DANISH ISMAIL
Đăng ngày:


Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava tuyên bố : « Đôi bên triển khai quân với số lượng lớn trong khu vực, trong khi vẫn tiếp tục duy trì liên lạc về quân sự và ngoại giao ». Ông Srivastava cũng tố cáo Trung Quốc đã gây ra căng thẳng, và là phía đầu tiên đã đưa đông đảo binh lính lên vùng biên giới, nên Ấn Độ cũng phải triển khai quân.

Hôm 15/06, lính Ấn Độ và Trung Quốc đã xáp chiến tại Ladakh (bắc Ấn Độ) bằng gậy gộc, gạch đá, các cú đấm… làm 20 quân nhân Ấn thiệt mạng. Thiệt hại về phía Trung Quốc không được công bố, Bắc Kinh có thể giấu kín được nhờ kiểm soát internet và nơi giao chiến là địa điểm hẻo lánh. Đây là vụ đụng độ đầu tiên giữa đôi bên kể từ 45 năm qua. Hai nước láng giềng đổ lỗi cho nhau.

vendredi 19 juin 2020

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:


« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 

Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

mercredi 13 mai 2020

Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:


Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai « quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh

lundi 20 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Ba việc liên quan đến Đồng Tâm hé mở thêm sự thật


1.

Trên báo Bảo vệ Pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có bài viết về gia đình thượng tá Nguyễn Duy Thịnh:

"Nguyễn Gia Huy, con trai lớn của anh Thịnh sụt sùi nước mắt kể lại thời khắc cuối cùng được gặp cha: "Tối 8.1 mẹ cháu đưa em gái đi học, cháu định đi tắm, còn bố ngồi ăn cơm một mình. Bố bảo cháu đừng đi tắm vội, ngồi đây đơm cơm cho bố để bố đi công tác không muộn. Hỏi bố bao giờ về, bố bảo: “Yên tâm đi, mai kia bố về, bố còn đi lớp bồi dưỡng cán bộ”.

Như vậy trung đoàn Cảnh sát cơ động của Công an Hà Nội đã được lệnh điều động đi Đồng Tâm từ tối 8.1 - trước sự kiện mà trung tướng Quang nói với báo chí sớm ngày 9.1 một nhóm người Dân khiêu khích, ném vật nổ tấn công chốt công an 16 (lý do chính đáng để công an tấn công trừng trị nhóm Dân chống người thi hành công vụ mà không cần lệnh của Viện Kiểm sát).

mardi 14 janvier 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đồng Tâm : Đừng để oan oan tương báo !


Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm.

Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn. Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến bốn người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng. Mới thấy mạng người trong bi kịch Đồng Tâm không được quý trọng.

Quyền được sống trong câu mở đầu Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lấy từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ - “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” - sau 74 năm vẫn còn là điều không đạt được với nhiều người.

vendredi 14 juin 2019

Bắc Kinh : Vụ tàu cá Philippines bị đánh đắm chỉ là tai nạn bình thường

Các thủy thủ trên tàu F/B Gimver 1 được cứu thoát chụp ảnh chung với các sĩ quan hải quân Philippines.
Phát thanh RFI ngày 14.06.2019



Bắc Kinh hôm qua 13/06/2019 tuyên bố vụ một tàu cá Philippines bị tông chìm ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông chỉ là một tai nạn hàng hải bình thường, tuy Philippines đã chính thức gởi công hàm phản đối.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng sự cố này « chỉ là một tai nạn hàng hải bình thường », và cho biết đang tiến hành điều tra. Ông Cảnh Sảng còn tố cáo ngược lại Manila là « vô trách nhiệm », khi « chính trị hóa một sự kiện mà không kiểm tra lại ».

jeudi 13 juin 2019

Biển Đông : Manila lên án Trung Quốc hèn nhát khi đâm tàu Philippines

Vị trí Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Philippines hôm nay 12/06/2018 lên án « hành động hèn nhát » của một tàu cá bị nghi là của Trung Quốc, đã đâm vào một tàu đánh cá Philippines rồi bỏ mặc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông. 

Chiếc tàu này đã tông vào một tàu Philippines đang neo đậu gần Reed Bank, ngọn núi ngầm dưới biển mà Trung Quốc gọi là Lễ Nhạc ở Trường Sa, khiến tàu này bị chìm cùng với 22 thủy thủ, rồi bỏ đi. 

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố : « Chúng tôi cực lực lên án hành động hèn nhát của chiếc tàu bị nghi ngờ là của Trung Quốc vì đã bỏ mặc thủy thủ đoàn Philippines. Đó không phải là hành vi của một dân tộc có trách nhiệm và hữu nghị ». Ông Lorenzana kêu gọi mở điều tra vụ đánh đắm tàu này, và có những hành động ngoại giao để tránh những sự cố tương tự tái diễn.

samedi 6 avril 2019

Mỹ quan ngại vì tàu Trung Quốc dày đặc trên Biển Đông

Đảo Thị Tứ, ảnh năm 2015. Chính quyền Philippines hôm 04/04/2019 tố cáo có khoảng 200 tàu Trung Quốc ở gần đảo.

Sự hiện diện của một số lượng lớn các tàu Trung Quốc gần các đảo đang do Philippines quản lý tại Biển Đông là mối quan ngại đối với Hoa Kỳ. Hãng tin AP hôm 05/04/2019 dẫn tuyên bố của trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Felter cho biết như trên.

Ông Felter, phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á ở Lầu Năm Góc, đến Thái Lan để tham dự hội nghị các viên chức quốc phòng ASEAN. Khi được hỏi về tình hình Biển Đông, ông nhận định : « Hoa Kỳ quan ngại về các hành động hiếu chiến của bất kỳ nước nào trên Biển Đông, và trong trường hợp này là Trung Quốc. Các hành động của Bắc Kinh tỏ ra hung hăng, khiêu khích, chúng tôi thấy rằng đó là vô ích và không chính đáng ».

jeudi 7 février 2019

Nhật phản đối Trung Quốc khoan dầu tại vùng biển tranh chấp

Dàn khoan khai thác khí tại vùng mà Trung Quốc gọi là Xuân Hiểu (Chunxiao), còn đối với Nhật là Sirakaba.

Nhật Bản hôm nay 07/02/2019 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu khoan dầu đến một mỏ khí đốt tại vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Phản kháng của Nhật thông qua con đường ngoại giao được đưa ra sau khi Tokyo khẳng định chiếc tàu này vào tháng Giêng đã di chuyển đến gần đường phân cách giữa hai nước trên Biển Hoa Đông, dường như đang thăm dò tài nguyên. Trước đó vào tháng 9/2018, Nhật đã phát hiện chiếc tàu đang khoan dầu khí, sau đó tàu này dời đi nơi khác.