Affichage des articles dont le libellé est Nghĩa trang. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghĩa trang. Afficher tous les articles

samedi 29 juin 2024

Đặng Đình Mạnh - Khuya nào từ nghĩa trang Hàng Dương…

Hẹn hò mãi, chúng tôi mới thu xếp được chuyến đi đến Côn Đảo với vợ chồng anh bạn.

Ở đảo có cảnh quan thiên nhiên về biển cả, núi non đẹp mê hồn, nhất là các bãi biển hoang sơ tựa mình vào những bãi đá bạt ngàn, hầu như có thể tắm tiên được nếu du khách không ngại ngần trước những ánh mắt tò mò của vài chú khỉ đang lò dò ra tận mép biển ngắm du khách 

Không chỉ cảnh thiên nhiên, mà trên đảo cũng còn lưu giữ được khá nhiều di tích, nơi từng lưu nhiều dấu chân cũng như khí phách tiền nhân "Những kẻ vá trời khi lỡ bước/ Gian nan chi kể sự con con" [1], như: Nhà tù khổ sai, các dinh thự ở và làm việc của người Pháp còn giữ nguyên lối kiến trúc cũ. Hoặc các điểm thăm thú có tính cách lịch sử, tâm linh như miếu Cậu Cải (còn gọi là Thiếu Gia Miếu, thờ hoàng tử Cải, người được nhắc tên trong câu ca dao “Gió đưa cây Cải về trời/ Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”), miếu Bà Phi Yến (bà phi của vua Gia Long khi ngài bôn tẩu), miếu Năm Cô…

jeudi 6 juin 2024

Dương Quốc Chính - Nghĩa trang quân đội Biên Hòa

Ông nào nghĩ ra việc trồng cây cạnh mộ là mưu rất cao và thâm sâu. Nghĩa trang của người ta mà ông trồng cây ngay cạnh mộ thì tan nát hết một cách từ từ, tránh tiếng ác, trong khi nhìn tổng thể thì có vẻ đẹp và sinh thái!

Xem ảnh tư liệu thì có vẻ như cây được trồng tầm năm 199x về sau thôi.

Mình nghĩ khó nhất là trùng tu cái đền tử sĩ, vì không nghĩ ra được lý do gì cho cả hai bên. Vì nó là cái đền chứ không phải nghĩa trang. Nghĩa trang thì buộc phải để người ta vào sửa mộ rồi. Riêng cái Nghĩa Dũng Đài chắc không ai cho phép phục chế lại chiều cao đã bị cắt. Không hiểu tại sao lại phải cắt?

Lâm Bình Duy Nhiên - Từ La Cambe nghĩ về 30 tháng Tư

LBDN : Kỷ niệm 80 năm D-Day (6/6/1944). Một trong những bài viết tâm đắc nhất, khiến tôi luôn cảm động và suy tư nhiều mỗi khi đọc lại.

(NCTG) “Sử sách ghi lại những sự kiện đã xảy ra không nhằm khơi dậy lòng thù hận giữa các dân tộc. Họ cố gắng nhiều để loại bỏ những sai lầm trong quá khứ. Họ không khẩu hiệu, kêu gọi hay khích động lòng tự tôn dân tộc hay cổ súy cho chủ nghĩa dân túy. Họ nhìn vào tương lai. Họ Lớn khi họ biết Tha thứ”.

Mùa hè năm 2018, vợ chồng tôi lái xe từ Thụy Sĩ sang vùng Normandie (Pháp), để đi dọc theo các bãi biển nổi tiếng từng là vết tích bi hùng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi chọn Cabourg làm nơi nghỉ. Đây là một thành phố nhỏ, nằm giữa Deauville thơ mộng và Caen nơi có Đài Tưởng niệm Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc Đổ bộ Normandie giàu cảm xúc.

Đặng Tuấn Trung - Nghĩa trang nào cho "bên thua cuộc" và dân thường chết oan ?

La Cambe German War Cemetery là nghĩa trang chôn cất và đài tưởng niệm hơn 21.200 lính Đức Quốc Xã thiệt mạng trong cuộc đổ bộ tại Normandy (Pháp) do người Pháp xây dựng.

Họ là tử thù trong Thế chiến 2. Kết thúc chiến tranh họ cùng nhau hàn gắn xây dựng lại đất nước họ và tạo động lực phát triển chung cho châu Âu (trừ phần Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội).

Con người văn minh họ hành xử văn minh tử tế. Dù là kẻ thù nhưng khi hạ vũ khí vãn hồi hòa bình thì họ trân trọng nhau. Bởi đều là con người, ít nhất là vậy.

mercredi 29 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất Quảng Trị thiệt "có phước"!

 

Lê Đức Kiêm, Chủ tịch UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) và Nguyễn Thuận Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Thành thật là hai cán bộ gương mẫu.

Các ông khoát tay, ông giơ tay, ông hướng tay đầy sinh động để mời Đầu Đà Minh Tuệ khỏi nghĩa trang xã ông quản lý. Giọng các ông thật uy nghiêm, sang sảng: "Thầy đi chỗ khác!", "Thầy đến chỗ đằng kia"!...

Đầu Đà Minh Tuệ vẫn nhẹ nhàng lắng nghe rồi rời đi. Lành thay sự kham nhẫn của bậc chân tu.

lundi 29 avril 2024

Mai Bá Kiếm - Kẻ bại trận nợ người tử trận !

Cứ đến "tháng Ba gãy súng" là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới "Nghĩa trang Nhân dân Bình An".

Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các "vùng xôi đậu" thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.

Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca 2 người, 1 tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.

samedi 27 avril 2024

Huy Đức - Thành cổ Quảng Trị nên được thờ như một Nghĩa Trủng Đàn


Vào thời Tự Đức mà một Trung nghị đại phu Phó đô ngự sử của nhà Nguyễn, ông Hoàng Hữu Lợi, có thể lập "Nghĩa Trủng Đàn" quy tập "hơn 1.000 hài cốt binh lính Tây Sơn" hy sinh khi cùng Quang Trung ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu [1789].

Thì trong thời đại ngày nay, mọi con dân người Việt sao lại không có một chỗ thờ phụng đàng hoàng. 

Theo báo Dân Việt, nước ta hiện có "3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ". Thế nhưng, 49 năm sau chiến tranh, linh hồn của những tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn gần như bơ vơ, phiêu dạt. Nghĩa trang Biên Hòa chưa một lần được chính thức tu sửa.

samedi 17 février 2024

Lê Đức Dục - 45 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung : Vài điều muốn nói

 

Gần 20 năm qua, không tháng Hai nào mình không lên biên, kể cả tháng Hai năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên.

Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không). Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “Những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm”. Mười lăm năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia của cuộc chiến Việt Trung 1979-1989.

jeudi 15 février 2024

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

mardi 13 février 2024

Dương Quốc Chính - Đi viếng mộ "cô" Sáu

 

Chiều qua mình đi bộ thể dục lang thang thôi. Chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà đi bộ thẳng tới nghĩa trang Hàng Dương luôn, khéo cô Sáu chỉ đường quá, không dùng bản đồ gì hết!

Lúc đó khoảng 5 rưỡi - 6 giờ chiều, nhập nhoạng tối. Thế nên mình chắc là thằng duy nhất đi tay không, không có đồ lễ, mặc quần short, cũng may là không ngắn trên đầu gối. Chứ cô chưa chồng mà mặc quần đùi tới viếng nó kỳ quá.

Giờ này cũng là giờ bắt đầu tấp nập khách thập phương vào viếng nghĩa trang. Ban đầu mình tưởng vậy, vào trong rồi mới biết là không phải. Có lẽ 90 % người dân đi viếng cô Sáu, chứ không ai khác. Nên khu vực quanh mộ cô đông như trẩy hội, cùng với khu trung tâm, có cái tháp cao cao. Chứ các chỗ khác thì không có ai viếng mộ các đồng chí khác, chắc cùng lắm là thân nhân họ (chắc đi trước Tết) và mấy cháu cán bộ đoàn.

lundi 5 juin 2023

Bông Lau - Chuyện một lá cờ

 

Nhiều bạn theo dõi các bài viết của Bông Lau nhiều năm nên biết mình không cuồng và làm to chuyện mấy lá cờ vàng đỏ, vì đó là chính kiến của mỗi người và cũng là thói quen họ đã sống dưới lá cờ ấy. Nhưng.

Năm 2016 trong một chuyến về Việt Nam xạ thủ muốn đi thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) vì chưa bao giờ đến đó lần nào trong đời.

Trước chuyến đi xạ thủ tìm mua hai lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Wahington DC để đem về Việt Nam vì thiết nghĩ những ngôi mộ của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa cần phải có lá cờ của họ phủ lên. Đó chỉ là nghi thức mà thôi, như tử sĩ miền Bắc thì có cờ đỏ sao vàng đắp lên.

vendredi 28 avril 2023

Huy Đức - Những người lính sẽ luôn được tưởng nhớ

 

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có khá nhiều thi hài của những người lính Việt Nam Cộng Hòa được đưa về nghĩa trang nhưng chưa kịp an táng. Họ, sau đấy, đã an nghỉ bên nhau trong một khu mồ tập thể.

Không có con số cụ thể nhưng những người trông coi nghĩa trang trước 30-4-1975 nói lại là lên tới hàng trăm người.

Cho dù không mộ chí và cùng một mặt bằng, khu mộ ấy luôn ở trong tầm mắt của những cư dân sống xung quanh. Đầu thập niên 2000, một nhà đầu tư về đây... những cư dân này đã "bàn giao" cho anh. Sau khi, xác định ranh giới, khu mộ đã được xây tường bao, đắp cao lên và thường xuyên nhang khói.

mardi 26 juillet 2022

Nguyễn Thông - Người chiến sĩ ấy

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.7 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc.

Lê Đức Dục - "Tất cả những tử sĩ ở đây đều là đồng bào !"

 


...

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.

Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.

Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.

Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.

dimanche 29 mai 2022

Sương Nguyệt Minh - Thật xót xa!

 

Gần 2.000 hài cốt liệt sĩ vẫn đang ở hốc đá, khe suối, đầu nguồn, núi rừng  biên giới Vị Xuyên.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nằm chênh vênh bên sườn đồi.

Đi qua cổng vào là Nhà quàn hài cốt, tiếp theo là phòng ngủ của đội phó, ở giữa là phòng ngủ của lính, trong cùng là phòng của đội trưởng.

mercredi 10 novembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Chủ trại hòm và giám đốc bệnh viện!

 

Hồi xưa đi ngang qua trại hòm thấy khói nhang nghi ngút, hỏi thằng bạn (ở gần trại hòm) sao cha nội đó cúng hoài, nó nói: Tại chả bán ế! Nên cầu cho bán ngon lành hơn!

Nghĩ trong lòng cầu cái chi mà bất nhơn dữ!

Nay có ông giám đốc bệnh viện ung bướu lo cho 1.600 nhân viên không có Tết vì bệnh nhân chỉ có 10%, hiện nay lên 40%.

mardi 11 août 2020

Nguyễn Thông - Chết cũng lắm chuyện



Thời thế đổi thay chóng mặt, chả biết đâu mà lần.

Hồi xưa, suốt mấy chục năm ròng dưới triều cộng sản, được chôn ở Mai Dịch là niềm vinh dự, hãnh diện, vênh vang, không chỉ của cá nhân người chết mà cả gia đình, dòng họ, thậm chí quê hương. 

Mai Dịch là thứ đỉnh cao âm phủ của giới cai trị. Sống thì có khu biệt lập (Ba Đình), cửa hàng riêng (Tôn Đản, Nhà Thờ), bệnh viện riêng (Việt Xô), nơi ăn chơi riêng (khu 3 Đồ Sơn)...Chết có chỗ chôn riêng (Mai Dịch), không cho ai bén mảng. 

lundi 30 décembre 2019

Hoàng Linh - Phần mộ đầy hoa của người đạp xích lô và cây di sản của hai bộ trưởng



Ông Mười, chủ nghĩa trang.

Người chủ đồng thời là quản trang không giới thiệu với anh Lưu Trọng Văn phần mộ của công hầu khanh tướng, mà là mộ phần của một người đạp xích lô.
 

Nghĩa trang hoa viên Bình Dương và những người chủ dành những khoảnh đất đẹp tặng cho những người mà họ thích, theo những tiêu chuẩn tri ân nào đó mang tính cộng đồng, như nhà biên khảo Sơn Nam.
 
Di sản của người cần lao chính là những đồng tiền chân chính mà họ kiếm được bằng sức lao động. Nhà báo Sơn Bình từ Tuổi Trẻ đã từng viết về người đạp xích lô vua này.

Lưu Trọng Văn - Đệ nhất Xích lô Sài Gòn



Trong lúc chờ tới giờ hạ huyệt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, gã và nhạc sĩ Văn Thành Nho café với Mười, ông chủ đồng thời là người quản lý Hoa viên nghĩa trang Bình Dương.

Mười kể nghĩa trang có hơn 30.000 ngôi mộ, trong đó có nhiễu ngôi mộ của những người rất nghèo, vô gia cư. 

Một bà cụ bán vé số nói với bạn, ước gì được chết chỗ mát mẻ này. Tôi nghe được, bảo nhân viên ghi chỗ cụ ở trọ. Khi cụ mất tôi đã rước cụ vô đây, xây cho cụ nơi nằm dưới bóng cây và trồng hoa cho cụ ngắm.

lundi 16 septembre 2019

Phạm Thị Hồng Ánh - Thăm mộ ông Alexandre de Rhodes



Nếu một ngày được đặt chân đến xứ sở Ba Tư tôi sẽ đến viếng mộ ông. 


Mộ của Alexandre de Rhodes được đặt tại nghĩa trang Cơ đốc giáo Armenian ở ngoại ô Isfahan, nơi từng là thủ đô của Iran. Anh bạn hướng dẫn kiêm tài xế người Iran tên Mohammad đã tìm giúp chúng tôi đường đến nghĩa trang này. 

Ngày thứ hai ở Isfahan chúng tôi dậy sớm, cũng không kịp mang hương hoa hay là các vật phẩm nào khác để tưởng niệm. Tôi cũng không biết các phong tục ở đây như thế nào, các cửa hàng ở đây phải sau 9g30 mới mở cửa. Thời gian không nhiều thế nên Mohammad lái xe theo hướng định vị của bản đồ đưa chúng tôi đến với nghĩa trang.