Affichage des articles dont le libellé est Đà Nẵng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đà Nẵng. Afficher tous les articles

mercredi 24 juillet 2024

Người Sài Gòn - Ai biết trả lời giùm ?

Năm nay làm ăn khó khăn, sau nhiều lần đắn đo, nhà tôi (có 4 người), đành quyết định nghỉ hè tại chỗ. 

Mấy năm trước, hè nào vợ chồng cũng ăn theo tụi nhỏ. Trước dịch thì vi vu nước ngoài. Sau dịch thì “Người Việt dùng hàng Việt, người Việt du lịch Việt”. Năm nay đành lỗi hẹn với sấp nhỏ.

Đang an yên, cháu trai sắp lên lớp 12 về hí hửng khoe “Du lịch Đà Nẵng đang khuyến mãi, chỉ trên dưới 3 triệu đồng là có thể bay đi bay về và 2 đêm khách sạn 3 – 5 sao. Quá rẻ. Dịp may, ba mẹ xin nghỉ phép nghỉ hè với tụi con luôn. Báo nói không giới hạn số lượng, nhưng con sợ đông quá, phải mua sớm, khỏi sợ hết vé”.

jeudi 20 juillet 2023

Hà Phan - Một chính sách đáng hoan nghênh của Đà Nẵng

 

Giữa tức giận của dân tình và bức xúc của dư luận quanh vụ xử quan lại tham gia kiếm tiền giải cứu", tôi đọc được những điều đáng vỗ tay này:

Đà Nẵng vừa quyết định sẽ chi hơn 408 tỉ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ mầm non, học sinh đến lớp 12 theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024!

Không chỉ học sinh công lập các con ngoài công lập cũng được hỗ trợ. Riêng trẻ mầm non và học sinh các trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

samedi 9 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

jeudi 7 octobre 2021

Đặng Đình Mạnh - Vượt đèo Hải Vân


Những ngày cuối của năm 1996, vợ chồng tôi có chuyến về Huế thăm ông bà nhạc. Một buổi sau bữa cơm trưa, người bạn của nhà tôi từ trong Đà Nẵng gọi phone rủ vào chơi. Thoạt nghe, chúng tôi cao hứng muốn đi ngay xe gắn máy vào đấy, vì khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng chỉ tròm trèm trăm cây số.

Ông anh đồng hao (cột chèo) nghe thất kinh, vội chạy theo thêm một xe gắn máy nữa để hộ tống.

Khoảng 4 giờ chiều thì ba anh em chúng tôi chạy đến Lăng Cô. Đến đoạn chuẩn bị lên đèo Hải Vân, ngang chỗ có tấm bia xây bằng bê tông sơn khẩu hiệu gì đấy, thì ông anh đồng hao của tôi ra hiệu tấp xe vào đấy nghỉ chốc lát.

lundi 23 août 2021

Đỗ Hùng - Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ


Khi chiếc C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh chuẩn bị rời sân bay Kabul vào ngày 16.8, nhiều người Afghanistan đã cố bám vào càng máy bay với mong muốn có thể thoát khỏi đất nước đang hỗn loạn này.

Cầu thủ Zaki Anwari nằm trong số đó. Nhưng khi máy bay vừa bốc lên cao, hành trình của chàng tuyển thủ thuộc đội trẻ Afghanistan đã kết thúc. Anh tuột tay rơi xuống và qua đời ở tuổi 19.

Còn dưới đây là một câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước. Bài viết đăng trên trang bìa báo New York Times số ra ngày 30.3.1975. Mình dịch lại cho ai quan tâm thì đọc.

vendredi 14 août 2020

Việt Nam: Bệnh nhân thứ 20 tử vong vì Covid, thêm 22 ca nhiễm mới

Ảnh minh họa: Một chốt kiểm soát tại một khu phố bị phong tỏa ở Hà Nội, ngày 04/08/2020. REUTERS/Kham
Đăng ngày:


Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, có 22 ca mới lây nhiễm virus corona, trong đó có 14 ca tại Đà Nẵng. Tổng cộng hiện nay Việt Nam có 905 bệnh nhân Covid, trong đó có 327 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Các tỉnh có thêm ca dương tính mới là Quảng Nam, Quảng Trị, và 5 ca nhập cảnh vào Khánh Hòa. Hiện nay tổng số người bị cách ly do tiếp xúc gần với bệnh nhân và về từ vùng dịch là 133.340 người. Dịch corona đã xuất hiện tại 14 tỉnh thành, hầu hết đều liên quan đến Đà Nẵng. Chính quyền Đà Nẵng hôm nay yêu cầu tất cả những bệnh nhân từng điều trị nội trú từ ngày 01/07/2020 đều phải xét nghiệm.

vendredi 7 août 2020

Việt Nam : Ca tử vong thứ 10 vì Covid-19, đỉnh dịch có thể trong 10 ngày tới

Người dân Hà Nội chờ xét nghiệm virus corona ngày 31/07/2020. AP - Hau Dinh
Đăng ngày:


Hai bệnh nhân vừa tử vong quê Quảng Nam và Đà Nẵng, có sẵn các bệnh như suy thận mạn tính, u tủy, tiểu đường, qua đời vài ngày sau khi được chẩn đoán dương tính với virus corona.

Hôm nay có 30 ca nhiễm mới trong đó 27 ca liên quan đến Đà Nẵng. Hà Nội đã nâng mức cảnh báo dịch, cấm các quán bar và lễ hội đông người. Trên cả nước, hiện có 170.457 người tiếp xúc gần bệnh nhân và về từ vùng dịch đang bị cách ly.

mardi 4 août 2020

Đức Hiển - Về phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân



Sáng giờ bận không vào mạng. Nãy vào và thấy có một số người phản ứng phát biểu của bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân. 

Phản ứng ai đó, là quyền của mỗi người. Tuy nhiên có thể một số bạn đã không theo dõi cuộc họp chiều qua và không nắm hết tinh thần phát biểu của ông Nhân, chỉ căn cứ vào tít của một bài báo: Cần cách ly Đà Nẵng như với Vũ Hán.

Tôi theo dõi khá kỹ cuộc họp chiều qua và ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân. Có thể khẳng định ngay rằng đó là những ý kiến rất khoa học, có dữ kiện, giàu thông tin; có đánh giá và phân tích trước khi nêu kiến nghị. 

lundi 3 août 2020

Covid-19 : Tại Việt Nam, bệnh nhân thứ 6 tử vong, 13 ca nguy kịch


Một dây chuyền sản xuất máy trợ thở tại công ty Vsmart thuộc tập đoàn Việt Nam Vingroup vùng ngoại ô Hà Nội (Việt Nam). Ảnh chụp ngày 03/08/2020. REUTERS/Kham
Đăng ngày:


Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong số 242 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị trên toàn quốc, có 13 người đang trong tình trạng trầm trọng phải cho thở máy hoặc can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) tại Huế và Đà Nẵng. Ngoài ra có 21 ca nặng.

Ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Khám & Chữa Bệnh cho biết, bộ Y Tế đã huy động các bác sĩ giỏi nhất để điều trị cho các bệnh nhân trên, đa số là người lớn tuổi có nhiều bệnh nền. Ba bệnh viện lớn của Saigon cũng đã chi viện cho Quảng Nam.

samedi 1 août 2020

Nguyễn Thông -Thành phố sông Hàn


Thành phố ven sông Hàn lúc hoàng hôn. Ảnh Nguyễn Thông

Bây giờ, lúc này mà nói về Đà Nẵng dễ bị coi là đồ “cuốn theo chiều gió”, ăn theo, cơ hội, bầy đàn, là đủ thứ, mặc dù vùng đất này lúc nào cũng đầy sức hấp dẫn chứ không phải đợi có dịch cô vít cô veo.

Tôi có thứ duyên nợ nhạt không ra nhạt, mặn không hẳn mặn, với Đà Nẵng. Nhưng thấy xứ Tourane cũ đang phải gồng mình trợn mắt chống dịch bệnh, cứ thương thương. Mỗi khi thấy ai đó chê nó cười nó, lại càng thương.

Quê tôi Hải Phòng, thời chiến tranh chống Mỹ, chính quyền miền Bắc đặt ra sự kết nghĩa những tỉnh thành ngoài Bắc với tỉnh thành trong Nam. Hà Nội đương nhiên thì phải đăng ký hôn thú với Sài Gòn rồi. Tỉnh Kiến An “lấy” tỉnh Gò Công, tỉnh Nghệ An lấy tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Hải Phòng được ghép đôi với Đà Nẵng… Cứ thế mà thi đua, bên sản xuất, bên chiến đấu. 

mercredi 29 juillet 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Con Covid nham hiểm và những kẻ « rước voi »



Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép cùng tài xế và phụ xe bị bắt giữ.
Con Covid quá nham hiểm, chọn đúng lúc đúng nơi để ra tay: Những kẻ rước voi về giày mả tổ có trả voi về lại nơi xuất phát không?

Đà Nẵng không còn bình yên. Đà Nẵng thành ổ dịch lớn của cả nước. Từ Đà Nẵng, người Nam đổ ra, người Bắc đổ vào, trong cái mùa kích cầu du lịch với vô vàn các tour giá rẻ. Người ta đổ về Đà Nẵng để tận hưởng chút trong trẻo sau những ngày dài Covid, và rồi chính họ phải tháo chạy khỏi cái giây phút nhẹ nhàng không trọn vẹn ấy.

Ừ, con Covid nham hiểm thật, phải chọn đúng thời điểm đó, phải chọn đúng địa điểm đó để...ra tay. Đà Nẵng thu mình lại. Các bác sĩ giỏi ra đó tận tâm tận lực để chữa. Nhưng, hai cánh cửa ở hai miền đón người về, từ các sân bay, các ga, các bến xe, sẽ là những ngày dài, hoang mang và mệt mỏi.

lundi 27 juillet 2020

Covid-19 : Việt Nam giải tỏa 80.000 khách và phong tỏa một phần Đà Nẵng

Du khách chờ check-in ở phi trường Đà Nẵng. Ảnh ngày 26/07/2020. REUTERS/Stringer
Đăng ngày:

Trước tình trạng virus corona lại khởi phát ở Đà Nẵng, ngành hàng không và đường sắt Việt Nam đang nỗ lực giải tỏa 80.000 người, hầu hết là khách du lịch nội địa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng phong tỏa một phần kể từ chiều nay, 27/07/2020. 

Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng đang khai thác 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng được tăng chuyến để giải tỏa số lượng 80.000 hành khách đang kẹt lại ở thành phố này, dự kiến phải mất bốn ngày. Do số lượng khách cao kỷ lục, nhà ga quốc tế Đà Nẵng cũng được sử dụng cho các chuyến bay nội địa.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng tăng thêm hai chuyến tàu đến Đà Nẵng, miễn phí đổi hoặc trả vé cho đến ngày 12/08. Do bệnh nhân số 419 đã đi tàu từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ngày 21/07, những hành khách đi cùng chuyến đã được thông tin, và toàn bộ các toa xe được khử khuẩn.

vendredi 6 mars 2020

Đinh Hoàng Thắng - Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và FOIP



(Viet-Studies 06/03/2020) Chủ công chiến lược “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ý nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 – 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh bình luận.

Đặc biệt chương trình Truyền hình trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương trình có dòng chữ “Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!” nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương trình khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, vì chẳng ai dại gì đi “chọc tức” Trung Quốc những ngày này

mercredi 4 mars 2020

Lưu Trọng Văn - Tàu sân bay và chiếc neo Dân chủ



Trần Song Hải, con trai của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) - từng cùng Ngụy Văn Thà chỉ huy hạm Nhật Tảo HQ 10 của VNCH, sau đó Ngụy Văn Thà hy sinh khi tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - điện thoại cho gã:

Em cùng nhóm tàu của em vừa rời Bến tàu Cao tốc Sài Gòn đi Đà Nẵng, theo lời mời của Phái bộ Hải quân Mỹ và Ban Tổ chức đón tiếp Tàu sân bay Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt Mỹ, để đưa rước các thành viên Tàu sân bay vào cảng Tiên Sa lên thăm Đà Nẵng.

Theo nhiều nguồn tin thì ngày 5.3.2020 Tàu sân bay hiện đại nhất hải quân Mỹ cùng các tàu chiến hộ tống sẽ cặp cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. 

samedi 7 décembre 2019

Dương Quốc Chính – Núp dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ, thực chất là bài Công giáo ?


Hôm qua mình xem hai clip các chuyên gia bàn về chữ quốc ngữ, để thông não bần nông. Một lai trim của đài địch BBC, một do đài ta Tia Sáng, tổ chức. Cả hai nơi đều có mặt một chuyên gia, có lẽ là nhất, về chữ quốc ngữ. Đó là TS Kiều Ly.

Tất nhiên bên đài địch thì quan điểm lộn lề hơn đài ta. Nhưng cả hai bên đều (hình như) lảng tránh nói về bản chất của vấn đề khiến giang hồ mạng dậy sóng thời gian qua.

Đó là mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo (do chính quyền hậu thuẫn) đã âm ỉ suốt hàng trăm năm, nay bị phát ra dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ. Mười một ông bà hủ nho kia đều là là dân theo đạo Phật hoặc theo đạo Cộng Sản mà thôi.

dimanche 1 décembre 2019

Lưu Trọng Văn - Alexandre de Rhodes: Trái tim tôi vẫn còn mãi ở nơi này


Sáng 30.11 Đại học Văn Lang Sài Gòn (có 33.000 sinh viên) tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ chính thức được vua Khải Định công nhận.

Hội thảo trên có mặt hơn 20 giáo sư tiến sĩ hàng đầu chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, lịch sử cùng lãnh đạo Hội Ngôn ngữ Việt Nam, Hội Ngôn ngữ TP.HCM.

Diễn giả chính là tiến sĩ Kiều Ly, người trước các giáo sư tiến sĩ hàng đầu của Pháp vừa bảo vệ rất thành công luận án tiến sĩ về Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ. Ts Kiều Ly với các chứng cứ lịch sử, khoa học sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu công phu tại các kho tàng sử liệu tại Pháp, Bồ Đào Nha, Vatican, Ý... đã chứng minh rõ ràng vai trò sáng tạo của các cha Dòng Tên: Pina, Amaral, Borbasa, Rhodes.

jeudi 28 novembre 2019

Tâm Chánh - Bọn mao-ít đang ngóc đầu ?



Liệu có một cuộc tranh luận trong thực tế về công lao của các giáo sĩ trong việc hình thành chữ viết hiện đại cho người Việt Nam, mà chúng ta quen gọi là chữ quốc ngữ? 

Và nếu có cuộc tranh luận như vậy, thì nền khoa học Việt Nam có khả năng giải quyết dứt dạt mà không phải bán cái nó cho lớp sau, thế hệ sau?

Ở vào mặt bằng nhận thức hiện tại, nếu Đà Nẵng không có khả năng đánh giá một sự thật đơn giản như vậy, thì bộ trưởng Văn hóa, bộ trưởng Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phải có trách nhiệm với cử tri rằng liệu nhà nước có thể giải quyết rốt ráo vấn đề này.

mardi 26 novembre 2019

Phan Xuân Trung - Thưa với nhóm "trí thức trong nước"


Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.

Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở, thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.

Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.

Hoàng Hải Vân - Bài bác Alexandre De Rhodes, sao dùng chữ của ông ?


Trước năm 1975, Sài Gòn có hai con đường mang tên Alexandre de Rhodes và Hàn Thuyên, một người là ông tổ chữ quốc ngữ, một người là ông tổ chữ Nôm. Hai con đường này đặt cạnh nhau rất có ý nghĩa.

Nhưng sau năm 1975, người ta đã bỏ tên Alexandre de Rhodes ra khỏi con đường để thay bằng tên của người khác (đường Hàn Thuyên có đổi tên hay không tôi không nhớ). Tôi vẫn còn nhớ báo Tuổi Trẻ hồi đó có đăng một tiểu phẩm, nửa đêm hai ông hiện hồn lên gặp nhau tâm tư về thế sự, đó cũng là tâm tư của người Sài Gòn.

Không chỉ có Alexandre de Rhodes, mà còn rất nhiều các nhân vật lịch sử và văn hóa lớn, trong đó có những người có công khai phá vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn như các chúa Nguyễn và các minh quân triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mệnh…) cũng đều bị hạ bỏ tên khỏi các đường phố, nhưng câu chuyện không nằm trong phạm vi đề cập của stt này.

dimanche 20 janvier 2019

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa thăm và tặng quà các nhân chứng


Đoàn công tác của UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) thăm và tặng quà các nhân chứng Hoàng Sa.

(SGGPO18/01/2019) Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Chiều 17-1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng quà cho 4 gia đình nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa, nhân 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, 19-1-1974 – 19-1-2019.

Gặp gỡ và chuyện trò các nhân chứng, ông Võ Ngọc Đồng đã bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.